Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán dồn tích tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 94)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5 Quy trình nghiên cứu

Tác giả trình bày quy trình nghiên cứu của mình theo sơ đồ như sau:

KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐIỀU CHỈNH THẢO LUẬN NHÓM

Loại các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ, kiểm tra

hệ số Alpha

KHẢO SÁT n= 258

Loại các biến có trọng số nhân EFA nhỏ, kiểm tra yếu tố và

phương sai

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA

Kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu

ĐÁNH GIÁ THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA

TƯƠNG QUAN HỒI QUY THANG ĐO

CHÍNH THANG ĐO NHÁP

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội dung của chương này tập trung giới thiệu các nhân tố được tác giả lựa chọn để tiến hành phân tích. Để nghiên cứu về việc áp dụng kế tốn dồn tích tại các đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập trên địa bàn TP.HCM, tác giả nêu ra sáu nhân tố tác động: nhân tố mơi trường chính trị, nhân tố mơi trường giáo dục, nhân tố môi trường kinh tế, nhân tố môi trường pháp lý, nhân tố môi trường quốc tế và nhân tố mơi trường văn hóa.

Tác giả cũng trình bày các phương pháp nghiên cứu sử dụng, mơ hình nghiên cứu và quy trình nghiên cứu của luận văn. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng cách thức khảo sát bằng bảng câu hỏi được thiết kế dưới dạng thang đo Likert 5 điểm và sử dụng phần mềm SPSS 23 để thực hiện phân tích dữ liệu thu thập được qua các bước như: phân tích thống kê tần số, kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và cuối cùng là phân tích hồi quy tuyến tính. Từ đó, xác định mối quan hệ cùng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế tốn dồn tích tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn TP.HCM.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Mô tả mẫu khảo sát

Để thực hiện kiểm định thang đo cho mơ hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế tóan dồn tích tại những đơn vị sự nghiệp y tế cơng lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả gởi bảng câu hỏi khảo sát theo 2 hình thức, thơng qua cơng cụ Google docs và phát phiếu khảo sát trực tiếp đến các đối tượng là nhân viên kế tóan, kiểm tóan và nhân viên hành chính văn phịng tại các bệnh viện cơng lập ở TP.HCM. Qua thời gian khảo sát từ ngày 15/08 đến ngày 31/12/2017, tác giả thu được 115 phiếu từ khảo sát trực tuyến và 168 phiếu từ khảo sát trực tiếp. Sau khi tiến hành sàng lọc và loại bỏ các phiếu trả lời không đạt yêu cầu, thiếu thông tin hoặc trả lời thiếu khách quan, còn lại 258 phiếu đạt yêu cầu (đạt tỷ lệ 91,17%).

Trong bảng câu hỏi khảo sát, tác giả có đưa thêm một số tiêu chí thơng tin cá nhân để thu thập dữ liệu liên quan đến người tham gia khảo sát như họ, tên; địa chỉ nơi làm việc của đối tượng thực hiện khảo sát; trình độ học vấn; thâm niên cơng tác và vị trí cơng tác trong đơn vị.

Bảng 4.1 Thống kê mô tả cở mẫu nghiên cứu

Đặc điểm của mẫu (cỡ mẫu n = 258) Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Thâm niên công tác Dưới 5 năm 56 21,71%

Từ 5 đến 10 năm 202 78,29%

Cộng 258 100%

Trình độ học vấn Trung cấp chuyên nghiệp 31 12,01%

Đại học, cao đẳng 214 82,94%

Sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ,…) 13 5,05%

Mức độ liên hệ công việc với đơn vị SNYT cơng lập

Khơng có 0 0%

Rất ít 22 8,52%

Thường xuyên 54 20,93%

Làm việc tại đơn vị SNYT công lập

182 70,55%

Cộng 258 100%

Từ bảng tổng hợp 4.1 cho thấy, có 236/258 (chiếm tỷ lệ 91,47%) đối tượng được khảo sát có liên hệ cơng việc và làm việc thường xuyên tại các đơn vị SNYT công lập. Trong tổng số 258 đối tượng được khảo sát, có hơn 78,29% đối tượng có thời gian làm việc tại các đơn vị SNYT công lập từ 5 đến 10 năm và 21,71% cịn lại có thời gian cơng tác dưới 5 năm . Về trình độ học vấn, có 214/258 (chiếm tỷ lệ 82,94%) đối tượng được khảo sát có trình độ học vấn ở bậc cao đẳng, đại học; 12,01% đối tượng được khảo sát có trình độ trung cấp chun nghiệp và 5,05% đối tượng được khảo sát có trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ,..). Như vậy, hầu hết đối tượng được khảo sát đều có thể nhận biết và hiểu về vấn đề được khảo sát. Từ đó có thể thấy, mẫu khảo sát phù hợp với mục tiêu của tác giả đề ra và có độ tin cậy cao.

4.2 Thống kê mô tả

Nghiên cứu dùng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến Việc áp dụng kế tốn dồn tích tại các đơn vị SNYT cơng lập trên địa bàn TP.HCM với các mức độ: (1) Hồn tồn khơng đồng ý, (2) Đồng ý ít, (3) không ý kiến, (4) Đồng ý nhiều, (5) Hoàn toàn đồng ý. Dưới đây là bảng tổng hợp thống kê về số lượng các đáp án, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của mỗi biến quan sát.

Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng:

Giá trị trung bình:  1,00 – 1,80: Hồn tồn khơng đồng ý  1,81 – 2,60: Đống ý ít  2,61 – 3,40: Không ý kiến  3,41 – 4,20: Đồng ý nhiều  4,21 – 5,00: Hoàn toàn đồng ý

Bảng 4.2 Thống kê tần số các thang đo

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

MTCT1 258 1 5 3.71 0,735 MTCT2 258 2 5 3.78 0,689 MTCT3 258 1 5 3.60 0,749 MTCT4 258 1 5 3.59 0,914 MTGD1 258 1 5 3.39 1,167 MTGD2 258 1 5 3.90 1,090 MTGD3 258 2 5 3.58 1,155 MTGD4 258 1 5 3.41 1,113 MTKT1 258 2 5 3.78 0,727 MTKT2 258 2 5 3.85 0,720 MTKT3 258 2 5 3.75 0,689 MTKT4 258 2 5 3.83 0,619 MTPL1 258 1 5 3.60 0,938 MTPL2 258 1 5 3.54 0,896 MTPL3 258 2 5 3.49 0,905

MTPL4 258 1 5 3.55 0,832 MTPL5 258 2 5 3.55 0,841 MTPL6 258 1 5 3.59 0,896 MTPL7 258 1 5 3.33 0,879 MTQT1 258 2 5 3.90 0,646 MTQT2 258 3 5 3.93 0,561 MTQT3 258 2 5 3.97 0,620 MTVH1 258 2 5 3.86 0,633 MTVH2 258 2 5 4.17 0,580 MTVH3 258 2 5 3.98 0,642 MTVH4 258 2 5 4.07 0,607 CSDT1 258 3 5 4.27 0,540 CSDT2 258 2 5 3.43 0,575 CSDT3 258 1 3 2.36 0,519 CSDT4 258 2 4 3.38 0,503 CSDT5 258 2 5 3.17 0,727

Biến phụ thuộc – “Việc áp dụng cơ sở kế tóan dồn tích tại các đơn vị sự nghiệp y

tế công lập”: Từ bảng 4.2 cho thấy, các giá trị trung bình của thang đo Áp dụng cơ sở kế tóan dồn tích tại các đơn vị SNYTCL (CSDT1, CSDT2, CSDT3, CSDT4) đều cao, dao động từ 3,17 đến 4,27. Nguyên nhân là do do các đối tượng được khảo sát đều đồng tình và ủng hộ quan điểm áp dụng cơ sở kế tóan dồn tích theo chuẩn mực kế tóan cơng quốc tế và kỳ vọng hệ thống BCTC mới sẽ cung cấp

thơng tin tài chính hữu ích hơn, tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cho các đơn vị SNYTCL, giúp việc quản lý tài chính cơng hiệu quả hơn.

Biến độc lập

Môi trường chính trị: Đối với thang đo này, giá trị trung bình dao động

giữa các biến quan sát khơng q cao từ 3,59 đến 3,78. Trong đó, MTCT2 – “Sự hỗ trợ về chính trị của Chính phủ” nhận giá trị trung bình cao nhất. Thật vậy, hiện nay còn tồn tại quá nhiều các văn bản về quản lý tài chính, chế độ kế tóan được Chính phủ ban hành để áp dụng cho khu vực công tại Việt Nam. Các đơn vị SNYTCL thực hiện cơng tác kế tóan theo quy định của Luật NSNN và Luật Kế tóan. Văn bản hướng dẫn cho Luật NSNN là các Nghị định của Chính phủ và thơng tư hướng dẫn thực hiện nghị định (Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn cho Luật NSNN, thông tư 342/2016/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành cho Nghị định 163/2016/NĐ-CP). Luật Kế tóan được Quốc hội thơng qua vào tháng 6/2013 chi phối họat động kế tóan tại các đơn vị họat động trong lĩnh vực công và doanh nghiệp. Theo quy định của Luật kế tóan, đơn vị có các họat động thu, chi từ NSNN hoặc các đơn vị, tổ chức có sử dụng các quỹ từ NSNN phải lập báo cáo quyết tóan thu chi, bảng cân đối kế tóan, thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo khác do Nhà nước yêu cầu. Văn bản dưới Luật Kế tóan là nghị định 128/2004/NĐ-CP được ban hành vào ngày 31/5/2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành cho Luận kế tóan áp dụng trong lĩnh vực kế tóan Nhà nước. Bên cạnh đó, cịn tồn tại rất nhiều các chế độ kế tóan khác nhau chi phối họat động kế tóan của các đơn vị cơng lập, có thể kể đến như: chế độ kế tóan NSNN áp dụng cho KBNN, chế độ kế tóan của một số quỹ tài chính (quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ dự trữ nhà nước,..). chế độ kế tóan thuế xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan,..Do mỗi lọai hình đơn vị cơng lập áp dụng các chế độ kế tóan khác nhau, đáp ứng các yêu cầu quản lý tài chính của mỗi lĩnh vực thuộc khu vực công đã dẫn đến sự khơng thống nhất, tập trung, gây khó khăn trong việc quản lý nguồn lực cơng và công tác kiểm tra, đánh giá, hợp nhất BCTC cho tịan khu vực cơng.

Mơi trường giáo dục: Các giá trị trung bình đều nằm ở mức đồng ý nhiều,

dao động từ 3,41 đến 3,9. Biến có giá trị trung bình cao nhất trong thang đo này là MTGD2 - trình độ chun mơn của chun gia, chun viên kế tốn. Theo Luder Klaus (1992), nguồn nhân lực thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng trong kế tóan sẽ là rào cản đối với sự đổi mới hệ thống kế tóan ở KVC và khơng thể khắc phục khiếm khuyết này trong một khỏang thời gian ngắn. Điều này giống với nhận định ban đầu của tác giả. Nguyên nhân là do khi áp dụng thực hiện cơ sở dồn tích vào việc lập BCTC theo chuẩn mực kế tóan cơng quốc tế, khả năng, trình độ về ngọai ngữ là điều kiện bắt buộc mỗi người làm công tác kế tóan phải tự trang bị cho bản thân để có thể đọc, hiểu và tiếp cận được với khối lượng kiến thức mới để có thể xử lý linh họat và đúng với bản chất nghiệp vụ kế tóan phát sinh trong thực tế tại đơn vị. Cơng tác kế tóan tại các đơn vị SNYTCL nói chung và các đơn vị KVC nói riêng tuy được hệ thống phần mềm hỗ trợ, người làm cơng tác kế tóan khơng cần làm q nhiều cơng việc kế tóan như trước đây nhưng khi thực hiện q trình cải cách kế tóan cơng, q trình đào tạo nguồn nhân lực về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc cũng là điều rất quan trọng và mang tính cấp thiết.

Mơi trường kinh tế: Thang đo có các giá trị trung bình dao động từ 3,75 đến

3,83, đều ở mức đồng ý cao. Trong đó, biến “Thu nhập của người dân” không nhận được kết quả đánh giá cao, có giá trị trung bình thấp nhất trong cả 4 biến. Theo nghiên cứu của Luder Klaus vào năm 1992, tác giả đã nêu ra khái niệm “đối tượng hưởng lợi” là những người dân với thu nhập và gánh nặng thuế thấp hơn, trong khi đó “đối tượng đóng góp” là những người dân có thu nhập cao hơn và đóng thuế nhiều hơn cho nhà nước sẽ có nhu cầu nhiều hơn về thơng tin tài chính trong các báo cáo tài chính khu vực cơng. Hay nói khác đi, những người dân có trạng thái kinh tế xã hội cao hơn sẽ địi hỏi việc thực hiện các cải cách kế tốn ở khu vực công nhiều hơn.

Mội trường pháp lý:Đối với thang đo này, các giá trị trung bình cao gần

3,49 đến 3,6. Riêng biến MTPL7- hệ thống kiểm sóat nội bộ có giá trị trung bình thấp nhất là 3,33. Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản nào quy định về việc tổ chức và vận hành hệ thống kiểm sóat nội bộ tại các đơn vị họat động trong lĩnh vực công. Theo Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), việc thực hiện kiểm sóat nội bộ ở khu vực cơng hiện nay cịn lỏng lẻo. Mặc dù, chưa có văn bản chính thức quy định về kiểm sóat nội bộ trong các đơn vị công, nhưng thông qua các văn bản quy định sử dụng, quản lý tài sản nhà nước, quy định mua sắm tài sản, quy định kiểm sóat, thanh tóan các khỏan chi NSNN qua kho bạc nhà nước,..đã phần nào thống nhất quy định và định hướng cho các đơn vị công tuân thủ các quy định chung nhằm chống thất thóat tài sản nhà nước, giảm thiểu rủi ro qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực công. Tác giả cũng đề xuất sự cần thiết ban hành văn bản quy định về kiểm sóat nội bộ trong đơn vị công từ cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra trong họat động tại đơn vị,giúp ngăn ngừa các gian lận và sai sót trên các nghiệp vụ kế tóan và BCTC khu vực công.

Môi trường quốc tế: Các biến ở thang đo này đều có giá trị trung bình ở

mức đồng ý nhiều, dao động từ 3,90 đến 3,97. Biến MTQT1- “Áp lực thực hiện các cam kết khi gia nhập tổ chức quốc tế” đạt được sự đồng ý cao từ các đối tượng tham gia khảo sát với giá trị trung bình là 3,9 nhưng vẫn thấp hơn hai biến còn lại là MTQT2- “Sự hỗ trợ chuyên môn của chuyên gia quốc tế” và MTQT3- “Sự tài trợ tài chính của các tổ chức quốc tế”. Hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bằng chứng là tính đến năm 2018, nước ta đã ký kết 11 hiệp định tự do thương mại, 87 hiệp định hợp tác phát triển, thiết lập quan hệ ngọai giao với hầu hết các quốc gia trên thế giới, là thành viên của các tổ chức quốc tế có uy tín như WB, IMF, ADB, WTO và gần đây nhất đã chính thức là thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chính từ q trình hội nhập quốc tế đã làm phát sinh những yêu cầu, áp lực buộc chúng ta phải đổi mới công cụ quản lý tài chính, trong đó có u cầu đổi mới về hệ thống kế tóan. Việc áp dụng kế tóan dồn tích theo chuẩn mực kế tóan cơng quốc tế đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các quốc gia trên thế giới, giúp xây dựng một hệ thống

thơng tin mang tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Mơi trường văn hóa: Thang đo có giá trị trung bình dao động từ 3,86 đến

4,17. Trong đó, biến MTH2 -“Sự nghiêm túc chấp hành các qui định kế toán, chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp của người làm kế tốn” và biến MTH4 –“ Văn hóa quản lý quan liêu và tâm lý ngại sự đổi mới” có giá trị trung bình lớn hơn 4. Theo kết quả khảo sát, văn hóa quản lý quan liêu, tâm lý ngại thay đổi sẽ là những rào cản đối với việc áp dụng cơ sở kế tóan dồn tích tại các đơn vị SNYTCL. Bên cạnh đó, theo Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), hội nghề nghiệp giữ vai trò chủ đạo về chuyên môn trong việc chuyển đổi kế tóan cơng theo định hướng IPSAS. Để đảm bảo tính khách quan và cung cấp thông tin trên BCTC trung thực, Việt Nam cần tạo điều kiện đặc biệt về tài chính, pháp lý, nhân sự cho hội nghề nghiệp kế tóan đặc biệt là khu vực cơng để phát huy vai trò cải cách kế tóan, áp dụng CSDT theo IPSAS. Việc nghiêm túc chấp hành các quy định của chuẩn mực kế tóan và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp sẽ là nhân tố có ảnh hưởng tích cực đối với việc áp dụng cơ sở kế tóan dồn tích tại các đơn vị SNYTCL trên địa bàn TP.HCM.

Như vậy, tất cả 31 biến quan sát đều có giá trị trung bình khá cao, giá trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán dồn tích tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)