Hồn thiện nhân tố mơi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán dồn tích tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 140)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.3.3 Hồn thiện nhân tố mơi trường kinh tế

Theo kết quả khảo sát của tác giả thì các nhân tố thuộc mơi trường kinh tế có ảnh hưởng đến việc chuyển đổi kế tốn cơng sang cơ sở kế tốn dồn tích tại các đơn vị SNYT cơng lập trên địa bàn TP.HCM là: áp lực tài chính khu vực cơng, các vụ bê bối tài chính ở khu vực cơng ( sự gian lận, sai sót, tham nhũng,…) và chi phí để thực hiện cải cách kế tốn khu vực cơng. Tuy nhiên, các nhân tố áp lực tài chính khu vực cơng như nợ cơng, áp lực bội chi ngân sách Nhà nước, lạm phát,.. và các vụ bê bối tài chính ở khu vực cơng là các nhân tố khách quan, khơng thể tự hồn thiện được, nghiên cứu hồn thiện những nhân tố này khơng thuộc phạm vi nghiên cứu của kế tốn. Vì vậy, tác giả khơng đề xuất giải pháp hoàn thiện hai nhân tố này.

Theo quan điểm của tác giả, Chính phủ cần lập ra một lộ trình cụ thể về kế hoạch cải cách hệ thống kế tốn cơng phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như chuyển đổi việc lập BCTC trên cơ sở kế tốn dồn tích theo IPSAS để cung cấp BCTC trung thực và hữu ích cho người sử dụng. Bên cạnh đó, xét về khía cạnh kinh tế cũng là một yếu tố cần được xem xét và đánh giá một cách cẩn trọng vì nguồn kinh phí để thực hiện dự án cải cách hệ thống kế tốn khu vực cơng sẽ là một con số khơng nhỏ và thời gian để q trình chuyển đổi này thành cơng khó có thể thực hiện được chỉ trong vài năm mà là cả một thời gian lâu dài. Do vậy, nếu

nguồn tài chính để thực hiện dự án không ổn định, không đủ sẽ ảnh hưởng đến sự liên tục của việc thực hiện cải cách kế tốn khu vực cơng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cuộc cải cách kế toán. Chính phủ cần tính tốn cụ thể, cẩn trọng và chuẩn bị nguồn kinh phí để thực hiện dự án.

Báo cáo tài chính là sản phẩm đầu ra quan trọng của hệ thống kế toán. Việc áp dụng IPSAS sẽ làm tăng chất lượng thơng tin tài chính mà các BCTC cung cấp vì sẽ đảm bảo những đặc điểm chất lượng như: tính thích hợp, có thể hiểu được, có thể so sánh được, tính kịp thời, trình bày hợp lý. Do đó, giúp tăng cường tính đáng tin cậy của hệ thống BCTC và các đơn vị công sẽ đánh giá tình hình, hiệu quả họat động của đơn vị mình chuẩn xác hơn. Kết hợp với kết quả nghiên cứu, tác giả xin đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng thơng tin kế tốn tại các đơn vị SNYT công lập như sau:

- Thủ trưởng các đơn vị SNYT cần nắm vững cơ sở kế toán đang áp dụng tại đơn vị. Việc nắm bắt được cơ sở kế toán phần nào sẽ giúp thủ trưởng đơn vị đánh giá được chất lượng thơng tin kế tốn của đơn vị mình. Từ đó, họ sẽ nhận thấy những hạn chế của thơng tin kế tốn tại đơn vị để đề xuất những giải pháp cho các cơ quan quản lý cấp trên.

- Nâng cao tính tự chủ tài chính tại các đơn vị SNYT cơng lập trên địa bàn TP.HCM, từ đó tiến đến tự chủ về quy định mức giá khám chữa bệnh…làm cho các đơn vị này công khai minh bạch các thông tin của đơn vị mình nhằm tạo nên lịng tin cho người bệnh về chất lượng dịch vụ và chất lượng TTKT ngày càng cao. - Sự đầu tư và phát triển quy mô của các đơn vị SNYT công lập trên địa bàn TP.HCM càng lớn thì thơng tin cung cấp trên BCTC ngày càng chất lượng vì các đơn vị này cần nhu cầu thông tin trong công tác quản lý nhiều hơn, cần công bố thông tin nhiều hơn về hiệu quả hoạt động của đơn vị mình. Do đó, các đối tượng bên trong đơn vị sẽ có phản ánh chính xác, đúng đắn, kịp thời đến chất lượng TTKT để những nhà lãnh đạo cân nhắc khi đưa ra các quyết định sử dụng nguồn NSNN một cách hợp lý và có hiệu quả.

5.3.4 Hồn thiện nhân tố mơi trường pháp lý

Kết quả nghiên cứu ở chương 4 của luận văn đã cho thấy mơi trường pháp lý có tác động mạnh nhất đến sự chuyển đổi kế tốn cơng sang cơ sở kế tốn dồn tích tại các đơn vị SNYT công lập trên địa bàn TP.HCM ( với Beta =0,431). Thật vậy, pháp luật chính là một cơng cụ rất cần thiết và quan trọng để điều phối các họat động phát sinh trong nền kinh tế, kể cả trong cơng tác kế tốn và quản lý tài chính tại các đơn vị thuộc khu vực cơng. Khi đề cập đến các giải pháp hòan thiện môi truờng pháp lý, tác giả sẽ đề cập đến hai khía cạnh cụ thể, đó là ban hành mới các văn bản pháp lý hoặc sửa đổi, thay thế những văn bản pháp lý đã khơng cịn phù hợp với yêu cầu hiện tại. Để chuyển đổi cơ sở kế tốn cơng sang cơ sở kế tốn dồn tích tại các đơn vị SNYT cơng lập, tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Ban hành chuẩn mực kế tốn cơng Việt Nam hoặc vận dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội Việt Nam

- Hệ thống chuẩn mực kế toán, chế độ và chính sách kế tốn của khu vực cơng sẽ có ảnh huởng trực tiếp đến cơ sở kế toán áp dụng vào việc lập các BCTC tại những đơn vị thuộc KVC nói chung và các đơn vị SNYT cơng lập nói riêng. Hiện nay, Bộ Tài chính (BTC) vẫn chưa ban hành bộ chuẩn mực kế toán dành riêng cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cơng. Do đó, tác giả đề xuất BTC cần tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia kinh tế trong và ngồi nước, các giảng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế tốn công và đang giảng dạy tại các truờng đại học có uy tín, kế tốn viên tại các đơn vị công lập trên cả nước. Bên cạnh đó, BTC nên tham khảo và học hỏi kinh nghiệm quá trình xây dựng chuẩn mực kế tốn cơng của một số quốc gia trên thế giới (Anh, Australia,..) và khu vực (Malaysia, Indonexia,…) để từ đó có cơ sở hợp lý và xây dựng một lộ trình có kế họach cụ thể, rõ ràng, từ đó đưa ra các kiến nghị để các đơn vị được kiểm tốn có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh, đảm bảo trật tự, kỷ luật tài chính và minh bạch việc sử dụng ngân sách trong thời gian tới. Ngoài ra, cùng với việc ban hành chuẩn

mực kế tốn cơng mới, Chính phủ cùng các cơ quan chức năng (BTC) cũng cần phải xem xét, rà sốt lại các chế độ, chính sách kế tốn đã ban hành trước đây để thực hiện những sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng những văn bản khác ( nếu cần thiết ) để không bị mâu thuẫn, xung đột với hệ thống chuẩn mực kế tốn cơng mới được ban hành. Việc ban hành chuẩn mực kế tốn cơng và sửa đổi các chế độ, chính sách kế tốn cho phù hợp với chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế giúp kế tốn khu vực công của nước ta bắt kịp với xu hướng hội nhập của kế tốn cơng thế giới. Việc áp dụng có chọn lọc chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế (IPSAS) trong điều kiện phù hợp với thực tiễn của từng quốc gia được xem là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới. Chất lượng thông tin kế tốn trên BCTC các đơn vị cơng sẽ được nâng cao và được công bố công khai, minh bạch đến công chúng, từ đó đem lại những tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế quốc gia. Khi hệ thống BCTC của Nhà nước có chất lượng sẽ giúp chúng ta có khả năng tiếp cận được các nguồn viện trợ từ các tổ chức trên thế giới, nâng mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia, hạn chế tình trạng tham nhũng như hiện nay tại một số đơn vị thuộc KVC.

- Hoàn thiện luật Ngân sách Nhà nước và cơ chế tài chính áp dụng tại đơn vị thuộc khu vực công

Một trong những nhân tố quan trọng, quyết định đến việc có thể cải cách chế độ kế tốn khu vực cơng để kế tốn KVC nói chung và các đơn vị HCSN nói riêng có thể tạo ra BCTC cung cấp thơng tin hữu ích và minh bạch, phù hợp với các quy định và yêu cầu của tổ chức quốc tế là việc cải cách về quản lý Ngân sách Nhà nước và tài chính cơng. Hệ thống tài chính quốc gia là tổng thể các khâu tài chính trong các họat động khác nhau, gắn liền hữu cơ với nhau về mặt hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong xã hội. Nội dung của tài chính cơng bao gồm: NSNN từ trung ương đến địa phương, dự trữ nhà nước; tín dụng nhà nước, ngân hàng nhà nước; tài chính các cơ quan hành chính nhà nước; tài chính các đơn vị sự nghiệp; các quỹ tài chính nhà nước, trong đó NSNN là khâu tài chính có quy mơ lớn nhất và quan trọng nhất trong hệ thống tài chính. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp lý nào chi phối đến những nội dung này. Do đó, tác giả đề

xuất sự cần thiết phải ban hành Luật Tài chính cơng trong tương lai để quản lý và kiểm soát tất cả những nghiệp vụ tài chính cơng nói chung và nghiệp vụ tài chính cơng gắn liền với NSNN nói riêng tại các đơn vị hoạt động ở khu vực công.

-Ngân sách nhà nước hiện nay quy định quá nhiều cấp và chồng chéo, các đơn vị HCSN là đơn vị thụ hưởng ngân sách chứ chưa là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập. Việc ghi nhận các khoản doanh thu, chi phí tại đơn vị HCSN nói chung và đơn vị SNYT cơng lập nói riêng nên tn thủ theo cơ sở dồn tích vì những lý do sau: (i) kế tốn dồn tích đơn giản, dể hiểu và phổ biến hơn đối với nhiều nhóm người ( họat động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng,..), trong khi đó, kế tốn tiền mặt lại mang tính đặc thù, ít được sử dụng rộng rãi; (ii) những lý thuyết, nguyên tắc và chuẩn mực kế tốn dồn tích được phát triển từ rất lâu và được xây dựng một cách rõ ràng, nhất quán khiến thông tin tạo ra từ kế tốn dồn tích khó ngụy tạo hơn so với thơng tin của kế tốn tiền mặt vốn rất hạn chế về nguyên tắc kế toán; (iii) xét ở phạm vi tổng thể, kế toán trên cơ sở dồn tích cung cấp thơng tin có tính chất tổng quát hơn, trong đó có chứa đựng cả thơng tin về dịng tiền của kế toán tiền mặt, từ đó là cơ sở để tăng cường quản lý tài sản, quản lý nợ cơng, hạn chế tình trạng tham nhũng và đánh giá khả năng thanh toán của nhà nước. Hiện nay, cùng với xu hướng cải cách tài chính cơng đang diễn ra trên thế giới, việc Bộ Tài chính ban hành và đưa vào thực hiện Luật NSNN số 83/2015/QH13 thay thế cho Luật NSNN số 01/2002/QH11 đã từng bước chuyển hệ thống kế toán NSNN sang áp dụng cơ sở kế tốn tiền mặt có điều chỉnh và dần dần sẽ hướng đến áp dụng cơ sở kế tốn dồn tích trong tương lai, thuận lợi cho việc hợp nhất BCTC của các đơn vị thuộc khu vực công để lập BCTC Nhà nước.

-Cơ chế tài chính là nền tảng của họat động kế toán tại các đơn vị thuộc khu vực cơng. Cơ chế tài chính được xây dựng dựa trên các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng kinh phí thuộc ngân sách nhà nước. Cơ chế tài chính được các đơn vị thuộc khu vực cơng vận dụng làm cơ sở cho việc tạo thành văn bản về quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đó. Vì vậy, tác giả đề xuất khi các đơn vị công mà cụ thể là các đơn vị SNYT công lập xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cần phải: (i)

phù hợp với Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về tự chủ tài chính đối với các ĐVSN công lập, (ii) cần phải quy định rõ ràng, đơn giản, tạo điều kiện cho họat động kế toán được thuận lợi, (iii) xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phải phù hợp với tình hình họat động của từng đơn vị.

-Nâng cao chất lượng Kiểm toán Nhà nước (KTNN)

Với đặc điểm hoạt động khơng vì mục đích mang lại lợi nhuận cho bản thân cơ quan kiểm toán mà hướng đến lợi ích chung của xã hội, tồn bộ nền kinh tế nên hoạt động của KTNN mang tính khách quan, khơng trục lợi. Kiểm tốn Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng ngân sách nhà nước chống thất thốt, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước; kiểm tra việc tuân thủ những quy định hiện hành về quản lý tài chính cơng; cung cấp cơ sở dữ liệu cho các cơ quan quản lý nhà nước để quản lý ngân sách nhà nước một cách hiệu quả hơn và đánh giá một cách sát thực tình hình tài chính của các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nước để làm căn cứ cải tiến quản lý doanh nghiệp, điều chỉnh các chính sách kinh tế cùng với việc huy động vốn đầu tư phát triển cho KVC. Do vậy, tác giả đề xuất cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài liệu giảng dạy; xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đào tạo chun mơn, nghiệp vụ một cách bài bản, chuyên nghiệp cho đội ngũ kiểm toán viên thuộc cơ quan KTNN để có thể phát hiện kịp thời những gian lận, sai sót trong quản lý, sử dụng NSNN, từ đó đưa ra các kiến nghị để các đơn vị được kiểm tốn có biện pháp khắc phục, đảm bảo trật tự, kỷ luật tài chính và minh bạch trong việc sử dụng ngân sách quốc gia.

-Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ

Khơng thể phủ nhận vai trị của hệ thống kiểm sốt nội bộ trong q trình quản lý và kiểm tra tính tuân thủ các quy định pháp luật tại đơn vị, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực công, phát hiện kịp thời các gian lận, sai sót, tránh thất thốt, lãng phí và tham nhũng. Vì vậy, mỗi đơn vị cần phải tự thiết kế và xây dựng riêng cho mình một hệ thống kiểm sốt nội bộ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn và phát triển tổ chức một cách bền vững.

5.3.5 Hồn thiện nhân tố mơi trường quốc tế

Để ban hành và áp dụng cơ sở kế tốn dồn tích vào lập BCTC ở các đơn vị KVC nói chung và đơn vị SNYT cơng lập nói riêng, Chính phủ khơng thể tự mình đề xuất và thực hiện tất cả các quy trình, mọi cơng việc cần thiết được, vì trình độ nhân lực và nguồn lực về tài chính của nước ta vẫn còn hạn chế. Thay vào đó, chúng ta cần phải tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các quốc gia trên thế giới về tài chính lẫn chun mơn, nghiệp vụ. Việt Nam với lợi thế là nước đi sau trong cơng cuộc cải cách kế tốn ở KVC nên nhà nước và các cơ quan ban ngành, các bộ có liên quan (Bộ Tài chính, Bộ giáo dục và đào tạo) rất cần sự hỗ trợ từ quốc tế, đặt biệt là sự hỗ trợ về chuyên môn của liên đồn kế tốn quốc tế (IFAC); các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm tốn; các chun viên, giảng viên có kiến thức chun sâu về lĩnh vực kế tốn cơng đang làm việc ở các trường đại học uy tín trên thế giới cộng với việc đúc tỉa kinh nghiệm của các quốc gia đã thực hiện BCTC trên cơ sở dồn tích thành cơng để q trình chuyển đổi kế tốn cơng sang cơ sở dồn tích ở KVC Việt Nam diễn ra một cách hiệu quả, ít tốn kém nhất.

5.3.6 Hồn thiện nhân tố mơi trường văn hóa

Lọai bỏ văn hóa quan liêu, tâm lý ngại sự đổi mới của những nhà lãnh đạo, thủ trưởng các đơn vị khu vực cơng

Khi áp dụng thực hiện cơ sở kế tốn dồn tích hồn tồn tại các đơn vị khu vực công chắc chắn sẽ phát sinh nhiều tình huống, nghiệp vụ mới lạ, chưa được quy định cụ thể trong chuẩn mực mới ban hành. Những khó khăn ban đầu này cần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán dồn tích tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)