Tốc độ sinh trưởng của chủng R0H1 trong pha tăng trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận nattokinase tái tổ hợp từ chủng bacillus subtilis r0h1 (Trang 36 - 38)

Hệ số tốc độ sinh trưởng của chủng được xác định µ=0,24 (h-1).

3.2. Lên men có cấp dưỡng

Chủng R0H1 được lên men với kỹ thuật lên men cấp dưỡng theo hàm số mũ. Với các thông số đã được xác định như hệ số tốc độ sinh trưởng µ = 0,24 (h-1), thời gian bắt đầu cấp dưỡng là 6 giờ kể từ khi bắt đầu lên men, nồng độ cơ chất Tryptone ln duy trì 30 g/L trong pha sinh trưởng. Dưới đây là kết quả OD 600nm (Hình 3.4), mật độ tế bào (Hình 3.5) và hoạt độ NK (Hình 3.6) của chủng R0H1 theo thời gian lên men.

Hình 3.4 Đường cong sinh trưởng của chủng R0H1 theo phương án cấp dưỡng

Từ kết quả Hình 3.4 nhân thấy trong vịng 10 giờ đầu đường cong sinh trưởng của chủng trong 3 thí nghiệm cấp dưỡng gần như giống nhau. Sau 10 giờ lên men chủng bắt đầu sinh trưởng khác nhau như sau:

Trong phương án cấp dưỡng trong vòng 5 giờ từ 6 giờ đến 11 giờ lên men thì sau 5 giờ kể từ khi kết thúc quá trình cấp dưỡng chủng mới bắt đầu vào pha cân bằng. Cịn trong phương án cấp 3 giờ thì khi kết thúc quá trình cấp dưỡng pha log vẫn phát triển thêm 3 giờ nữa. Thêm vào đó ở phương án cấp dưỡng 7 giờ lại cho kết quả hồn tồn khác, sau khi kết thúc q trình cấp dưỡng thì cũng là thời điểm kết thúc pha log của chủng. Có thể thấy rằng khi tăng thời gian cấp dưỡng lên 7 giờ khơng giúp cho q trình sinh trưởng của chủng tốt hơn so với cấp dưỡng 5 giờ.

OD 600nm đạt cực đại lần lượt là 26,4 ± 0,2; 37,6 ± 0,0; 31,7 ± 0,0 trong các khoảng thời gian cấp dưỡng tương ứng là 3, 5, 7 giờ. Như vậy trong 3 khoảng thời gian cấp dưỡng đã được khảo sát thì phương án 5 giờ đem lại hiệu quả trong quá trình sinh trưởng của chủng R0H1 là tốt nhất.

Ngoài ra mật độ tế bào sống cũng được xác định bằng cách trải canh trường trên môi trường LBWC sau 4, 8, 12, 16, 20 và 24 giờ lên men. Kết quả mật độ tế bào (CFU/ml) cao nhất của mỗi mẻ được biểu diễn dưới Hình 3.5.

Hình 3.5 Mật độ tế bào CFU/ml theo phương án cấp dưỡng

Kết quả trải mật độ trên các phương án thí nghiệm được hiển thị trên Hình 3.5. Kết quả mật độ tế bào tại phương án cấp dưỡng trong vòng 5 giờ là tốt nhất, đạt 790 ± 4 (x107 CFU/ml) sau 16 giờ lên men. Trong khi thời gian cấp dưỡng là 3 giờ và 7 giờ thì mật độ cao nhất đạt 550 ± 4,5 (x107 CFU/ml) sau 12 giờ và 250 ± 3,5 (x107 CFU/ml) sau 8 giờ lên men. Kết quả cho thấy mặc dù ở phương án cấp dưỡng trong vòng 3 giờ đạt mật độ tế bào cao hơn so với 7 giờ nhưng sự thối hóa của

phương án 3 giờ lại nhanh hơn. Điều đó được chúng minh là sau 20 giờ ở cả 2 phương án 3 và 7 giờ đều có mật độ tế bào tương đường nhau.

Hoạt độ được theo thời gian lên men của chủng được biểu diễm dưới Hình 3.6 dưới đây:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận nattokinase tái tổ hợp từ chủng bacillus subtilis r0h1 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)