CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.8. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu
2.2.8.1. Các tiêu chuẩn cho các thông số lâm sàng - Chẩn đoán tăng huyết áp
Bảng 2.1. Phân loại tăng huyết áp theo Hội Tim mạch Việt nam (2007) [149]
Phân loại HA tâm thu(mmHg) HA tâm trương(mmHg)
Tối ưu <120 <80 Bình thường <130 <85 Bình thường cao 130-139 85-89 THA độ 1 (nhẹ) 140-159 90-99 THA độ 2 (trung bình) 160-179 100-109 THA độ 3 (nặng) ≥180 ≥110
THA tâm thu đơn độc ≥140 <90
BN được chẩn đoán là THA khi HA tâm thu ≥ 140 và/ hoặc HA tâm trương ≥ 90, hoặc HA thấp hơn số đó nhưng BN phải dùng thuốc hạ HA.
- Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) và diện tích da
+ Chỉ số khối cơ thể (BMI- body mass index) [124]
. Cơng thức: BMI= /h2(trong đó P là trọng lượng cơ thể (kg); h là chiều cao cơ thể (mét)).
. Phân loại:
BMI <18,5: thiếu cân
Từ 18,5 đến 24,99: bình thường ≥ 25: thừa cân hoặc béo phì
nặng, tính theo cơng thức Dubois (tính online) [125].
- Tính thể tích siêu lọc
Thể tích siêu lọc / ngày được tính bằng: [(tổng lượng dịch dẫn lưu ra sau khi ngâm) - (tổng lượng dịch cho vào khoang ổ bụng)] trong cả ngày (cộng tổng sau 4 lần ngâm dịch).
- Phân độ suy tim
Bảng 2.2. Phân độ chức năng suy tim theo NYHA [126]
Độ Triệu chứng
I Hoạt động thể lực thông thường không bị hạn chế, không gây mệt mỏi, khó thở hoặc hồi hộp
II Hoạt động thể lực thơng thường bị hạn chế kín đáo, gây mệt, khó thở
III Hoạt động thể lực thông thường bị hạn chế rõ rệt, lúc nghỉ khơng có triệu chứng
IV Khơng thể có bất kỳ một hoạt động thể lực nào, các triệu chứng suy tim ngay cả khi nghỉ sẽ nặng lên rõ khi gắng sức
- Chức năng thận tồn dư
Chức năng thận tồn dư thể hiện chức năng thận còn lại của 2 thận tự nhiên [127]. Chức năng thận tồn dư có thể tính tốn hoặc ước lượng. Đo lường CNTTD bằng độ thanh thải phóng xạ là chuẩn nhất. Các xét nghiệm khác như creatinin máu, độ thanh thải creatinin, độ thanh thải ure, trung bình của độ thanh thải ure và creatinin, thể tích nước tiểu đều có thể được sử dụng để đánh giá chức năng thận tồn dư. Phương pháp đơn giản nhất để đo lường
chức năng thận tồn dư là thể tích nước tiểu tồn dư Thể tích nước tiểu có mối liên quan chặt chẽ với MLCT ở nhiều nghiên cứu, hầu hết các tác giả đều định nghĩa mất CNTTD khi thể tích nước tiểu ≤ 200ml/24 giờ [128].
Vì vậy chúng tơi ước tính chức năng thận tồn dư thơng qua thể tích nước tiểu tồn dư và chẩn đoán một BN đã mất chức năng thận tồn dư khi có thể tích nước tiểu ≤ 200ml/24 giờ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng sử dụng thể tích nước tiểu tồn dư để ước lượng chức năng thận tồn dư [129].
2.2.8.2. Các tiêu chuẩn cho các thông số cận lâm sàng - Phân độ thiếu máu
Bảng 2.3. Định nghĩa thiếu máu theo WHO [150]
Đối tượng Ngưỡng Hemoglobin (g/l)
Phụ nữ không mang thai ≥ 15 tuổi 120
Phụ nữ mang thai 110
Nam giới ≥ 15 tuổi 130
- Ngưỡng đánh giá của một số thông số xét nghiệm
+ Calci x phospho = calci hiệu chỉnh x phospho.
Calci hiệu chỉnh được tính theo nồng độ albumin dựa vào cơng thức: Calci chuẩn hóa= [calci + 0,8 x (4-albumin (g / dl)] [130].
+ Cường cận giáp trạng thứ phát khi PTH máu > 33 pmol / l hay > 300 pg / ml [131].
+ Nồng độ Troponin T tăng khi ≥ 0,04 ng / ml [132].
+ Nồng độ phospho tăng khi > 1,78 mmol/l (theo Kidney Disease Outcomes Quality Initiative) [51].
+ Ferritin huyết thanh ở BN lọc màng bụng nên được duy trì > 100 ng / ml [133]. + Rối loạn mỡ máu theo hội tim mạch Việt Nam [134].
. Nồng độ Cholesterol tăng khi ≥ 5,2 mmol / l. . Nồng độ Tryglycerid tăng khi ≥ 2,3mmol/l. . Nồng độ HDL-cholesterol giảm khi ≤ 0,9mmol/l . Nồng độ LDL-cholesterol tăng khi ≥ 32 mmol/l
+ Nồng độ NT-proBNP (N-terminal pro-brain natriuretic peptide) được đolường dưới ngưỡng 4138 pmol/ml. Những mẫu máu có giá trị cao hơn đều được lấy giá trị là 4138 pmol/l.
- Chỉ tiêu trên điện tim đồ
Chỉ số Solokow –Lyon = SV2 + RV5/6 ≥ 35mm được chẩn đoán là dày thất trái [135].
- Chỉ tiêu trên phim X-quang tim phổi
Chỉ số tim ngực = độ dài chỗ rộng nhất của 2 bờ tim/ khoảng cách lồng ngực. Chỉ số tim ngực ≥ 50% được chẩn đốn là có phì đại tim [136].
- Các chỉ tiêu trên siêu âm tim
+ Các phép đo trên siêu âm tim một chiều và hai chiều (TM và 2D)
Hình 2.1. Hình ảnh siêu âm tim M-mode
trương (Dd), độ dày vách liên thất trong kỳ tâm trương (IVs) và độ dày thành sau thất trái (PWT) được đo theo hướng dẫn của hội siêu âm tim Hoa kỳ [30].
. Phân số co ngắn sợi cơ thất trái (% D) = x 100%. Chẩn đoán rối loạn chức năng tâm thu TT khi % D ≤ 25%.
. Phân suất tống máu thất trái (EF) = x 100. (Vd là thể tích thất trái cuối tâm trương, Vs là thể tích thất trái cuối tâm thu).
Chẩn đoán rối loạn chức năng tâm thu TT khi EF ≤ 50% [137]. EF được xem là chỉ số tâm thu tin cậy nhất, được ứng dụng rộng rãi nhất trong tim mạch, được tính dựa trên các chỉ số thể tích TT của siêu âm tim TM và / hoặc 2D. Chẩn đoán rối loạn chức năng tâm thu TT khi EF ≤ 50%.
. Khối lượng cơ TT được tính theo cơng thức của Devereux và cộng sự [31]. LVM (left ventricular mass) = 1,04 x [(Dd+SIVd+PPd)3-Dd3]-13,6.
. Chỉ số khối cơ TT (left ventricular mass index- LVMi) = LVM/BSA (khối cơ thất trái / diện tích da cơ thể). BN được chẩn đốn phì đại TT khi chỉ số khối cơ TT > 131g/m2 đối với nam và > 100g/m2đối với nữ.
. Độ dày tương đối thành thất trái (RWT- relative wall thickness): RWT=
Giá trị RWT > 0,45 được coi là tăng.
Bệnh nhân có chỉ số khối cơ TT và RWT tăng được chẩn đốn là phì đại thất trái đồng tâm.
BN có chỉ số khối cơ TT tăng và RWT bình thường ( ≤ 0,45) được chẩn đốn là phì đại TT lệch tâm [138], [139].
đó DD là đường kính thất trái tâm trương, BSA là diện tích da cơ thể. Chẩn đốn giãn TT khi LVVi > 90ml/m2 [141].
Hình 2.2. Phì đại thất trái đồng tâm và lệch tâm [142]
+ Các phép đo trên siêu âm Doppler: đánh giá chức năng tâm trương thất trái
. Thể tích nhĩ trái.
. Tính E/A (E là vận tốc tối đa dòng đổ đầy nhanh (E): đo tại điểm cao nhất của sóng E; A là vận tốc tối đa dòng nhĩ thu (A): đo tại điểm cao nhất của sóng A). E / A <1 là có rối loạn chức năng tâm trương thất trái [143], [144].
. Thời gian giảm tốc sóng E (DT): DT ≥ 220 là có rối loạn chức năng tâm trương thất trái.
. E/e’ (e’ là vận tốc qua van hai lá sớm qua cửa sổ Doppler mơ). E/e’ ≥ 15 là có rối loạn chức năng tâm trương thất trái [145].
PĐTT đồng tâm PĐTT lệch tâm
Tăng khối cơ TT Thể tích TT bình thường Tăng độ dày tương đối
thành TT
Tăng khối cơ TT Tăng thể tích TT Độ dày tương đối thành TT bình thường hoặc giảm
Hình 2.3. Rối loạn chức năng tâm trương thất trái trên siêu âm Doppler tim [146]
. Tăng áp lực động mạch phổi (ALĐMP) khi áp lực động mạch phổi tâm thu > 35 mmHg [38].