Tác giả Đối tượng BN
CSKCTT trung bình
(g/m2)
Tỷ lệ PĐTT (%)
Đỗ Dỗn Lợi [32] Bắt đầu lọc máu (n=117) 161,2±41,4 85,3
Hà Hoàng Kiệm [116] Bắt đầu lọc máu(n=24) 91,7
Foley [157] Bắt đầu lọc máu(n=433) 158±48 73,9
Đỗ Doãn Lợi [32] TNT (n=129) 177,2±50,2 88,8
Enia [33] TNT (n=201) 133±39 62
Chúng tôi LMB (n=227) 173,38±62,23 79,7
Wang [8] LMB (n=268) 227±85 92
Tỷ lệ phì đại TT trong nghiên cứu này (79,7 %) có vẻ thấp hơn kết quả của các nghiên cứu trên thế giới. Một nghiên cứu tại Hồng Kông trên 268 BN đã lọc màng bụng trong thời gian tương đương nghiên cứu của chúng tơi (trung bình 38 ± 29 tháng). Kết quả cho thấy có tới 92 % BN có PĐTT. Điều này có thể được lý giải là nguyên nhân gây suy thận chủ yếu của họ là đái tháo đường (30,6%), và BN suy thận do đái tháo đường đã được chứng mình là thường có tỷ lệ phì đại TT cao hơn nhóm BN khơng đái tháo đường [88].
Ban đầu, phì đại TT là một cơ chế bù trừ và thích nghi với tình trạng q tải áp lực và thể tích. Tuy nhiên, khi phì đại TT tiến triển, những thay đổi về mặt cấu trúc xảy ra ở trong cơ tim và sự thích nghi này dần bị mất đi. Khối cơ TT đáp ứng với tăng hậu tải bằng phì đại TT đồng tâm và đáp ứng với tăng tiền tải bằng tái cấu trúc lệch tâm. Phì đại TT đồng tâm thường xảy ra hơn khi có q tải áp lực. Phì đại TT lệch tâm thường xảy hơn khi có q tải thể tích. Tỷ lệ phì đại TT lệch tâm trong nghiên cứu của chúng tôi chiếu ưu thế với 63,5%, khơng hồn tồn giống với các nghiên cứu khác. Enia [33] nghiên cứu trên 51 BN lọc màng bụng và thấy có 86% BN có phì đại TT (theo tiêu chuẩn Framingham), trong đó phì đại TT đồng tâm chiếm ưu thế hơn (54%). Điều này có thể do nhóm BN của chúng tơi có tình trạng q tải thể tích nặng nề hơn, bằng chứng gợi ý là thể tích nhĩ trái (một marker cho tình trạng thừa dịch) của nhóm BN của chúng tơi là 62,73±27,47 ml (bảng 3.9) so với thể tích nhĩ trái của nhóm BN của họ là 55,6 ±9,2.
4.2.2. Giãn thất trái
Quá tái thể tích và thiếu máu là những yếu tố chính dẫn đến tăng tuần hồn. Kết quả là, đường kính tĩnh mạch chủ dưới, đường kính nhĩ trái, đường kính TT và thể tích TT tăng lên. Thất trái giãn ra là cơ chế thích ứng đầu tiên để tránh quá tăng áp lực cuối tâm trương TT. Khi TT giãn ra sẽ làm kéo dài các sợi cơ tim và theo luật Starling, sẽ làm tăng sức co bóp của các sợi cơ tim nếu dư trữ co cơ vẫn còn [20].
Kết quả của nghiên cứu của chúng tơi cho thấy, chỉ số thể tích TT trung bình là 96,63 ± 46,14 và tỷ lệ giãn TT là 47,17%, trong đó nhóm mất CNTTD có chỉ số thể tích TT lớn hơn và tỷ lệ giãn TT cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm cịn CNTTD (bảng 3.9). Điều này có thể lý giải là do BN mất CNTTD đào thải dịch ít hơn đáng kể (thể tích nước tiểu + dịch dư) so với nhóm BN cịn CNTTD (bảng 3.2). Nghiên cứu này khơng khảo sát được tình trạng giãn TT khi các BN bắt đầu lọc máu. Tuy nhiên, chúng tơi có thể tham khảo một số nghiên cứu trong và ngồi nước như bảng dưới đây.