5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊNTHIÊN NHIÊN PHÁT TRIỂN
3.3.1. Tài nguyên đất
3.3.1.1. Định hướng chung
Đề xuất các phương hướng trong công tác quản lý và sử dụng tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh nhằm:
- Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai. - Nâng cao hiệu qủa của quy hoạch sử dụng đất. - Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đất.
3.3.1.2. Định hướng cụ thể
Chiến lược sử dụng và bảo vệ môi trường tài nguyên đất phải gắn với chiến lược phục hồi rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phục hồi rừng ngập nước. Đến năm 2020 phải có chính sách bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, tăng cường hỗ trợ việc khai thác bền vững tài nguyên đất.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, chiến lược, chính sách, quy hoạch và sử dụng bền vững tài ngun đất, tài ngun khống sản trong lịng đất. Áp dụng có hiệu quả cơng cụ quản lý để giải quyết hài hoà các vấn đề liên ngành trong sử dụng đất, khai thác tài nguyền khoáng sản với việc bảo vệ môi trường, với các lĩnh vực phát triển khác.
3.3.1.3. Khai thác tài nguyên đất trong lĩnh vực nơng nghiệp
Ơ nhiễm đất trong nơng nghiệp có thể phân thành các nhóm tác nhân như: ô nhiễm đất do phân bón, nông dược, do phèn, mặn, ngập úng, do chất thải đô thị và công nghiệp, ô nhiễm do phóng xạ nguyên tử, các độc chất hóa học và kim loại nặng… xét trong điều kiện vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, vấn đề
Cần kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Khắc phục tình trạng lạm dụng các loại phân vô cơ và hố chất trong sản xuất nơng nghiệp làm bạc màu, thối hố đất, ơ nhiễm các nguồn nước và suy giảm đa dạng sinh học các vùng nông thôn, đặc biệt các vùng đất có năng suất cao. Nghiên cứu thay đổi phương thức canh tác theo hướng đảm bảo cân bằng sinh thái và bền vững, nâng cao chất lượng đất, giảm diện tích đất thối hố, bạc màu. Áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc một cách khoa học, chống rửa trơi, xói mịn. Cần mở rộng chương trình IPM, tăng cường dùng phân hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp sinh học. Chiến lược phát triển NN bền vững bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp gắn liền với chiến lược khai thác hợp lý tài nguyên đất, với bảo vệ tài nguyên và môi trường đất. Các vùng đất phải cải tạo để sử dụng nhưng có vùng đất phải sử dụng phù hợp với sinh thái, tránh tốn kém trong đầu tư quá đắt mà hiệu quả mang lại không lớn.
Mục tiêu sản xuất NN là đảm bảo an ninh lương thực và duy trì độ che phủ của rừng ở mức an tồn. Do đó, đất NN cần được nghiên cứu để sử dụng bền vững về phương diện sinh thái, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất có thể dựa trên việc sử dụng hợp lý TNTN và lực lượng lao động tại địa phương. Để đạt được những mục tiêu đó, cần thực hiện những việc sau đây:
- Đa dạng hóa cây trồng và mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu NN theo hướng trồng cây CN, đưa vào cơ cấu những giống cây trồng mới và những động vật phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại địa phương...
- Trồng các loại cây CN lâu năm và cây ăn quả.
- Duy trì hiện trạng đất rừng, tăng độ che phủ của rừng, bảo vệ và khôi phục rừng đầu nguồn.
3.3.1.3. Khai thác tài nguyên đất trong lĩnh vực công nghiệp
Phải sử dụng một cách có hiệu quả và hết sức tiết kiệm quĩ đất cho phát triển CN. Phải quy hoạch thành các khu CN có cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải tập trung để tiết kiệm quỹ đất và hạn chế ô nhiễm đất. Khi di dời các cơ sở CN, cần đánh giá mức độ ơ nhiễm đất để có kế hoạch xử lý ơ nhiễm và tái sử dụng hợp lý.
3.3.1.4. Khai thác tài nguyên đất trong lĩnh vực dịch vụ
Tình hình quản lý đất đai của tỉnh hịên nay đã bước đầu được tin học hóa. Các sở, ban, ngành và các cơ quan nhà nước cũng như các họat động sản xuất trên địa bàn tỉnh khai thác thông tin đất đai nhằm quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên đất
đai của tỉnh có khoa học, hợp lý, kịp thời, mang hiệu quả cao. Hệ thống thơng tin đất đai là cơng cụ hữu ích giúp cơ quan nhà nước thực hiện tốt và hiệu quả việc quản lý, giúp thông tin về sử dụng đất của người dân cơng khai, khách quan và chính xác, giúp tổ chức kinh tế có chiến lược đầu tư phân bố sản xuất hiệu quả khoa học. Do đó, tỉnh cũng cần áp dụng các tiến bộ KHKT vào quản lý đất đai để tiến đến xây dựng hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu đất đai phục vục quản lý đất đai liên kết 3 cấp tỉnh, huyện, xã qua mạng và giám sát từ thông tin vệ tinh, khơng ảnh. Ngồi ra, tỉnh cần tiếp cận nhiều tiến bộ KHKT vào quản lý đất đai của tỉnh để đưa nguồn tài nguyên đất của tỉnh được khai thác sử dụng bền vững và bảo vệ môi trường [28].