5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊNTHIÊN NHIÊN PHÁT TRIỂN
3.3.5. Tài nguyên năng lượng
Căn cứ
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12/12/2005.
- Quyết định số 71/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020.
- Quyết định số 1786/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề cương và Dự tốn Quy hoạch bảo vệ mơi trường tỉnh An Giang thời kỳ 2007 – 2020.
3.3.5.1. Định hướng chung
Đưa vào khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên năng năng lượng mới nhằm tăng hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm mơi trường.
3.3.5.2. Định hướng cụ thể
Có thể nói, lĩnh vực năng lượng mới cịn khá mới mẻ với Việt nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta chưa thật sự sẵn sàng cho đầu tư vì khía cạnh tài chính chưa thật sự hấp dẫn, các nghiên cứu chuyên sâu chưa thực hiện, các định hướng cũng chưa rõ ràng, do đó để chọn hướng đi đúng và phù hợp, tỉnh An Giang cần có những bước chuẩn bị đón đầu, như sau:
- Tổ chức hội thảo, mời các nhà tư vấn, các chuyên gia giàu kinh nghiệm nhằm giới thiệu tiềm năng và thể hiện sự quan tâm của tỉnh để trao đổi tìm ra giải pháp, hướng đi phù hợp trong tương lai hoặc các hướng nghiên cứu, chuẩn bị đón đầu.
- Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu và đầu tư phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Cần coi đây là lĩnh vực cơng nghệ cao góp phần làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, do đó phải được áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi cao nhất như đối với công nghệ cao.
- Cử cán bộ tham quan, học tập ở nước có trình độ phát triển năng lượng mới tiên tiến hoặc các nước trong khu vực.
- Xây dựng kế hoạch một chương trình riêng nhằm đẩy mạnh hướng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng mới [28].
PHẦN KẾT LUẬN