Tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh an giang (Trang 69 - 72)

5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊNTHIÊN NHIÊN PHÁT TRIỂN

3.3.4. Tài nguyên khoáng sản

Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản tỉnh An Giang” được xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý sau:

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 10/2005/CT-TTg ngày 05/04/2005 về tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và xuất khẩu khống sản.

- Cơng văn số 122-CV/TU ngày 23/11/2006 của Tỉnh ủy An Giang về việc quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý TNTN.

- Quy hoạch thăm dị, khai thác và sử dụng khống sản tỉnh An Giang thời kỳ 2008- 2020.

Về tính cấp thiết,nhu cầu nguyên liệu khoáng tỉnh An Giang đến năm 2020. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời kỳ 2011-2020 tăng 12,7%. Quy hoạch phát triển các khu CN, đơ thị đến năm 2020 có sử dụng nguyên liệu khống trong xây dựng, giao thơng…

3.3.4.1. Đinh hướng chung

Mục tiêu tổng quát của ngành CN khai khoáng đã được xác định trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 là:

- Khai thác chế biến đạt hiệu quả cao nhất các loại tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản vật liệu xây dựng đang là thế mạnh của tỉnh.

- Khai thác tài nguyên khống sản phải kết hợp với bảo vệ mơi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh và các TNTN khác.

- Cơng nghiệp khai khống chủ yếu nhằm tự cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhu cầu trong tỉnh.

3.3.4.2. Định hướng cụ thể

a. Khai thác tài ngun khống trong cơng nghiệp

- Cơng nghiệp khai khống và chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường là ngành CN quan trọng của tỉnh, vì vậy tỉnh sẽ tiếp tục ban hành các chính sách, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành CN này, đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mới để hiện đại hóa khâu khai thác và chế biến sâu, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao, ít ơ nhiễm mơi trường và tiết kiệm ngun liệu, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhân lực tại địa phương.

- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hỗ trợ, điều phối, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch. Tăng cường trách nhiệm của Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công thương, Sở

Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành chức năng, hệ thống ngân hàng trong việc

- Tổ chức quản lý tốt các dự án sản xuất cơng nghiệp khống, từ khâu nghiên cứu khả thi đến việc đưa dự án vào hoạt động. Đơn giản hóa các thủ tục xin đầu tư vào lĩnh vực thăm dò - khai thác khoáng sản. Chỉ đạo việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất có tài ngun khống sản vật liệu xây dựng thơng thường.

- Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành những chính sách ưu đãi tối đa cho các dự án đầu tư vào những loại khoáng sản đã quy hoạch hoặc những dự án khai thác khoáng sản thuộc các địa bàn có điều kiện KT-Xh đặc biệt khó khăn.

- Tái đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật lành nghề các kiến thức về khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng tự nhiên (đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng, san lấp), khai thác nguyên liệu sét để sản xuất gạch ngói, gạch ceramic, nguyên liệu keramzit, khai thác than bùn để sản xuất phân bón, hóa chất. Hiện nay, ngành khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng thu hút 8.551 lao động, theo mục tiêu tăng trưởng của ngành đến 2020; nhu cầu lao động cần thiết có thể lên đến 15.000 người.

b. Khai thác tài nguyên khoáng sản đối với ngành dịch vụ

- Cơng nghiệp khai khống liên quan đến nhiều ngành kinh tế quốc dân, nhất là ngành năng lượng và giao thông vận tải. Nhu cầu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng hàng năm phải cần đến hàng triệu KWh điện, hàng trăm ngàn tấn dầu…

- Khối lượng vận tải khoáng sản đi chế biến và tiêu thụ các sản phẩm rất lớn. Vì vậy cơng tác đầu tư để cải tạo và nâng cấp các tuyến truyền tải điện, các tuyến đường bộ, đường thủy, các bến cảng trung chuyển nguyên liệu cần được đầu tư tương xứng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lập bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản để làm căn cứ thống kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác hàng năm. Sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý tài nguyên khoáng sản, tập trung vào một số lãnh vực như quản lý thông tin qua mạng, quản lý chặt chẻ các cụm điểm khai thác đúng quy định và theo dõi diễn biến tài nguyên khoáng sản qua hệ thống thông tin địa lý, truy cập và cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu khoáng sản.

- Xây dựng kênh thông tin về cơ sở dữ liệu, trang web về tài nguyên khoáng sản để trao đổi thơng tin trong tỉnh và để cộng đồng có thể tiếp cận thơng tin.

- Tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp tuân thủ Luật Khống sản, Luật Bảo vệ mơi trường và các văn bản pháp luật liên quan trong hoạt động khống

sản. Tích cực kiểm tra nhắc nhở, xử lý ngay các vi phạm trong hoạt động khoáng sản, đặc biệt là vi phạm trong việc bảo vệ môi trường.

- Khai thác, chế biến khống sản kết hợp bảo vệ mơi trường, di tích văn hóa, lịch sử và các TNTN khác theo định hướng PTBV. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các qui định của công tác bảo vệ mơi trường trong khai thác khống sản ở các khu mỏ đang hoạt động, cần được thực hiện suốt thời gian từ lúc khai thác đến khi mỏ đã kết thúc theo đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt [28].

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh an giang (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)