Tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh an giang (Trang 67 - 69)

5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊNTHIÊN NHIÊN PHÁT TRIỂN

3.3.3. Tài nguyên rừng

Khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng tỉnh An Giang dựa trên cơ sở phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện kết hợp hài hòa với các nhiệm vụ về sử dụng hợp lý và bảo tồn tài nguyên rừng như: gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

- Căn cứ các văn bản pháp quy liên quan đến việc khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng tỉnh An Giang đến năm 2020 của quốc gia và của địa phương gồm:

- Quyết định 18/2007/QĐ-TTg ngày 5.2.2007 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020

- Chỉ thị số 334/CT-TTg ngày 10/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

- Chỉ thị 05/CT-UB ngày 20.1.1996 của UBND tỉnh An Giang về việc triển khai thực hiện nghị định 22/CP của Chính Phủ và chỉ thị 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ, chỉ thị 02 của Bộ NN-PTNT về những biện pháp cấp bách về phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Quyết định số 469/QĐ.UB ngày 11.11.1987 của UBND tỉnh An Giang quy định về chính sách khuyến khích sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp.

- Quyết định số 275/QĐ.UB 06.6.1992 của UBND tỉnh An Giang về trồng và bảo vệ rừng Phòng hộ, rừng đặc dụng đồi núi.

- Quyết định số 20 /2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh An Giang ngày 2.6.2009 về quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.

3.3.3.1 Định hướng chung

Đến năm 2020 lâm nghiệp tỉnh An Giang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trên cơ sở quản lý, sử dụng và PTBV lâm sản trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp, xã hội hóa mạnh mẽ nghề rừng, đóng góp vào sự phát triển KT- XH chung của địa phương, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển dịch vụ. Nhằm nâng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, PTBV nguồn tài nguyên rừng, xã hội hóa cơng tác bảo tồn và phát triển rừng.

3.3.3.2. Định hướng cụ thể

Tổ chức đánh giá lại tình hình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của các cấp, các nghành theo tinh thần Quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ. Tiếp tục phân định chức năng và nhiệm vụ quản lý Nhà nước và lâm nghiệp của các cấp chính quyền địa phương. Quy định rõ các tài nguyên rừng được phép khai thác, phương thức khai thác, thực thi và giám sát chặt chẽ pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

3.3.2.1. Khai thác tài ngun rừng theo mơ hình nơng lâm kết hợp

Đầu tư thử nghiệm các mơ hình tổ chức quản lý sản xuất nông lâm nghiệp. Nghiên cứu, điều tra thu thập thông tin về các tri thức bản địa về nuôi trồng, sử dụng cây trồng, vật nuôi, lâm sản tại địa phương. Áp dụng các phương pháp bảo tồn cây, con làm thuốc, lâm sản ngồi gỗ có sự tham gia của cộng đồng như bảo tồn trang trại, quản lý rừng dựa vào cộng đồng… đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và hệ thống các biện pháp kỹ thuật phù hợp để phát triển các loại hình quản lý lâm nghiệp này. Xây dựng các chương trình nghiên cứu như cơng nghệ sinh học, tinh chế lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng cao sản, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt. Xây dựng và chuyển giao các quy trình mới trồng rừng kinh tế thâm canh chất lượng cao. Áp dụng các kỹ

thuật và tiến bộ về điều tiết rừng, điều tiết cấu trúc cụ thể cho từng kiểu rừng, bổ sung

cây bản địa, cây ăn trái để làm giàu rừng.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ Chi cục lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm, cán bộ lãnh đạo lâm trường. Bổ sung cán bộ có chuyên mơn lâm nghiệp cho Phịng Nơng nghiệp địa chính và Ban lâm nghiệp xã. Tăng cường quan hệ hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa ngành lâm nghiệp tỉnh với các chương trình, dự án trên địa bàn.

- Xây dựng chính sách tăng thêm nguồn vốn tín dụng, cải tiến phương thức cho vay với lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản nhằm khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn vay vốn để kinh doanh rừng. Xây dựng chính sách thu hút các nguồn kinh phí trong và ngồi nước để phát triển rừng.

3.3.2.2. Khai thác tài nguyên rừng trong lĩnh vực dịch vụ

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rừng, theo dõi diễn biến

tài nguyên rừng. Sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý lâm nghiệp, tập trung vào

một số lãnh vực như quản lý thông tin qua mạng, quy hoạch sử dụng đất và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng qua hệ thống thông tin địa lý GIS, truy cập và cung cấp

- Xây dựng kênh thông tin về rừng (xây dựng cơ sở dữ liệu rừng, trang web về rừng hoặc lồng ghép trong ĐDSH, đầu mối trao đổi thông tin) để trao đổi thơng tin trong tỉnh và để cộng đồng có thể tiếp cận thơng tin về rừng. Tiếp cận với những tổ chức quốc tế để trao đổi, chia sẻ thông tin dưới dạng viễn thám, không ảnh để theo dõi diễn biến bảo tồn rừng.

3.2.2.3. Khai thác tài nguyên rừng trong nuôi trồng sinh vật

Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các tri thức bản địa, đặc biệt về cây, con làm thuốc và các nghề chế biến lâm sản ngoài gỗ truyền thống trong đó nghiên cứu, điều tra thu thập thông tin về các tri thức bản địa về nuôi trồng, sử dụng cây trồng, vật nuôi, lâm sản tại địa phương. Phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường Đại học để nghiên cứu các cơ sở lâm học để quản lý bền vững rừng tự nhiên, đặc biệt

là các khu rừng ngập nước.

- Hướng dẫn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, chia sẻ cơng bằng lợi ích tri

thức bản địa.

- Xây dựng các chính sách khuyến khích phù hợp với cộng đồng nhằm phát huy tri thức bản địa và các nghề chế biến lâm sản ngoài gỗ truyền thống.

- Đào tạo, phổ biến cho cộng đồng về ứng dụng và phát triển các tri thức bản địa và các nghề chế biến lâm sản ngoài gỗ truyền thống.

- Áp dụng các phương pháp bảo tồn cây, con làm thuốc, lâm sản ngồi gỗ các có sự tham gia của cộng đồng như bảo tồn trang trại, quản lý rừng dựa vào

cộng đồng… tiếp tục thực hiện có hiệu quả dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính

Phủ, chú trọng các nhiệm vụ sau: Trồng rừng phịng hộ, rừng đầu nguồn. Giao khốn đất rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ dự án, từ ngân sách địa phương, từ các nguồn thu từ rừng, hỗ trợ của quốc gia, tổ chức quốc tế để thực hiện dự án. Xây dựng các mơ hình khuyến lâm tại địa phương, đặc biệt

những mơ hình trồng cây lâm đặc sản [28].

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh an giang (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)