Tài nguyên nước

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh an giang (Trang 61 - 67)

5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊNTHIÊN NHIÊN PHÁT TRIỂN

3.3.2. Tài nguyên nước

Căn cứ:

- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg: Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.

- Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT: Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.

- Thông tư số 05/2005/TT - BTNMT: Hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

- Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 30/03/2007: Ban hành Bản qui định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An giang.

3.3.2.1. Định hướng chung

Kết hợp hài hòa giữa phát triển KT-XH với bảo vệ tài nguyên nước nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

- Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên nước mặt.

- Hạn chế dần mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng ơ nhiễm, suy thối tài ngun nước

- Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên nước.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước lĩnh vực tài nguyên nước.

3.3.2.2. Định hướng cụ thể

a. Khai thác tài nguyên nước trong nông nghiệp

Tăng cường áp dụng chương trình “1 phải, 5 giảm” trên đồng ruộng, nhất là chương trình 5 giảm trong đó phương hướng giảm nước là yếu tố quan trọng nhất đến năm 2020.

Chất thải chăn nuôi hiện đang là một trong những vấn đề môi trường nổi cộm nhất ở khu vực nông thôn tỉnh An Giang. Để bảo vệ mơi trường và kiểm sốt ơ nhiễm trong chăn nuôi cần phải thu gom kịp thời và xử lý hợp lý chất thải và nước thải vệ sinh chuồng trại. Do đó những giải pháp định hướng trong thời gian tới là:

- Đẩy mạnh việc áp dụng mơ hình VACB hoặc chỉ đơn giản là xây bể/hầm/túi biogas để xử lý chất thải chăn nuôi và chất thải từ nhà vệ sinh khu vực nông thôn. Vấn đề trở ngại lớn hiện nay là nhiều hộ chăn nuôi không đủ vốn để đầu tư xây dựng hầm biogas, do vậy cần có chính sách tín dụng hỗ trợ ưu đãi để người chăn ni có điều kiện tiếp cận nguồn vốn đầu tư xây dựng cơng trình xử lý chất thải, góp phần bảo vệ mơi trường và tăng gia sản xuất.

- Đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ (dưới 5 con heo), có thể áp dụng hình thức ủ phân chuồng ngoài sau vườn với việc sử dụng chế phẩm sinh học

nấm đối kháng Trichoderma nhằm tăng tốc quá trình ủ phân và giảm bớt mùi hơi. Phân

chuồng sau khi ủ chín và ổn định có thể sử dụng để bón cây, cải tạo đất.

- Các xác chết của vật nuôi cần được thu gom và đưa đi xử lý ở các khu xử lý chất thải rắn tập trung nơi gần nhất. Khi điều kiện không cho phép và với số lượng vật nuôi bị chết đơn lẻ (khơng phải chết do dịch bệnh), có thể đào hố chơn lấp an toàn ngoài sau vườn.

b. Khai thác tài nguyên nước trong nuôi trồng thủy sản

Các hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang đã và đang nảy sinh rất nhiều vấn đề bất cập về mơi trường. Nhằm góp phần bảo vệ mơi trường để

PTBV ngành NTTS ở An Giang, giải pháp phương hướng trong thời gian tới như sau:

- Từ năm 2011 trở đi, tất cả các hộ nuôi cá ao trên địa bàn tỉnh An Giang phải có hệ thống xử lý/kiểm soát nước thải ao nuôi đạt tiêu chuẩn xả thải quy định trước khi thải ra mơi trường bên ngồi, thu gom và xử lý bùn thải từ các ao nuôi không

- Khơng phát triển thêm, thậm chí giảm diện tích mặt nước sử dụng để

nuôi cá lồng bè và giảm số lượng lồng bè nuôi cá so với hiện trạng năm 2008.

- Chất thải rắn phát sinh từ các bè cá trên sông, từ các hộ nuôi cá ao/hầm phải được thu gom triệt để và có biện pháp xử lý hợp lý, khơng để ảnh hưởng đến môi

trường nước nói chung và mơi trường NTTS nói riêng.

- Nhằm hạn chế tình trạng ni tơm ào ạc, thiếu qui hoạch như hiện nay,

dẫn đến nhiều vấn đề bất cập về môi trường, cần xiết chặt điều kiện cấp phép:

+Đối với diện tích ni dưới 10ha phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường gửi Phịng Tài ngun và Mơi trường cấp huyện để xem xét phê duyệt.

+ Đối với cơ sở (vùng ni) có quy mơ từ 10 ha trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi Sở Tài ngun và Mơi trường thẩm định, trình duyệt trước khi nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất.

+ Trong mơ hình ni ao hầm phải có ao xử lý nước thải trong q trình ni trước khi thải ra mơi trường bên ngồi, phải có giấy phép xả nước thải ra mơi trường, phải có biện pháp xử lý cá chết, không thải bừa bãi ra sông, kênh rạch và môi trường xung quanh.

+ Nước thải và chất thải từ các ao hồ NTTS phải được xử lý đảm bảo

tiêu chuẩn quy định về môi trường trước khi xả ra sông, kênh, rạch.

- Đối với mơ hình ni cá lồng bè phải tuân thủ đúng các qui định của ngành thủy sản, phải có biện pháp xử lý nước thải, rác trong sinh hoạt, xác cá chết trong q trình ni.

- Nghiên cứu, áp dụng các công nghệ phù hợp, chi phí thấp để xử lý chất thải từ các ao/hầm nuôi thủy sản: Chất thải từ các ao/hầm nuôi thủy sản gồm 2 loại cơ bản: nước thải và bùn đáy ao. Giải pháp đang được đề nghị áp dụng hiện nay là dành một tỷ lệ diện tích đất thích hợp (khoảng 20-30% tổng diện tích) để xử lý nước thải và bùn thải. Một số hộ nuôi khơng thể áp dụng giải pháp xử lý này vì khơng có diện tích đất trống, cần khuyến khích và đề nghị họ chuyển sang mơ hình ni quảng canh hoặc nuôi cá xuất khẩu theo điều kiện sinh thái với mật độ nuôi thưa (dưới 8 con/m2), sử dụng nguồn thức ăn hợp lý, không sử dụng thức ăn tự chế, thường xuyên thay nước ao nuôi để giảm bớt mức độ tập trung ô nhiễm nước trong ao nuôi. Đối với các hộ ni có đủ diện tích đất để xử lý chất thải, cần nghiên cứu chuyển giao ứng dụng các cơng nghệ thích hợp, chi phí thấp để xử lý nước thải và bùn thải từ ao nuôi. Giải pháp được đề nghị là phối hợp với các đơn vị tư vấn chuyên ngành công nghệ

mơi trường xây dựng các mơ hình trình diễn về xử lý nước thải, bùn thải từ ao nuôi tại các huyện, thị, thành phố trong tỉnh (dự kiến mỗi huyện, thị, thành phố triển khai một mơ hình trình diễn), trên cơ sở đó tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất triển khai nhân rộng mơ hình hiệu quả nhất trên tồn địa bàn tỉnh.

c. Đối với nước thải của các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp - Đối với công nghiệp

Theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh An Giang đến năm 2020, đến năm 2010 tỉnh sẽ xây dựng hoàn chỉnh các khu CN tập trung như: khu CN Bình Long, KCN Bình Hịa, khu CN Vàm Cống Ngồi ra, tỉnh sẽ ưu tiên phát triển các cụm CN tập trung khác. Kết quả tính tốn cho thấy đến năm 2020 các khu/cụm CN tập trung trên địa bàn tỉnh An Giang hàng ngày sản sinh ra 56.076 m3 nước thải CN và 134,35 tấn chất thải rắn CN (trong đó có 26,87 tấn chất thải rắn CN nguy hại). Đây là một khối lượng chất thải CN rất lớn so với hiện nay. Nếu lượng chất thải phát sinh này không được thu gom và xử lý tốt, khả năng gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt và nước dưới đất tại các khu/cụm CN và khu vực xung quanh mỗi khu là rất cao. Do vậy, chúng cần phải được tổ chức thu gom, xử lý và quản lý thích hợp. Riêng đối với nước thải, cần phải:

+ Các khu/cụm CN thành lập mới phải đảm bảo có hệ thống thu gom nước thải tách riêng khỏi hệ thống thoát nước mưa và trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảo đủ công suất tiếp nhận, xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở bên trong đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định hiện hành (TCVN 5945:2005) và phải được vận hành thường xuyên.

+ Nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bên trong khu CN phải được thu gom và xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn quy định riêng của khu CN trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung của khu CN để đưa đi xử lý tập trung. Nghiêm cấm các cơ sở để nước thải tự thấm vào đất hoặc đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa hoặc xả trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận bên ngoài.

+ Toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong khu CN phải được thu gom và đưa vào nhà máy xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra mơi trường bên ngồi. Công nghệ xử lý của nhà máy xử lý nước thải tập trung có thể được lựa chọn phù hợp với đặc tính nước thải của từng khu nhưng phải đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải cho phép theo quy định hiện hành của nhà nước (TCVN 5945:2005) và hệ thống xử lý phải được vận hành, kiểm tra thường xuyên. Các trạm

xử lý nước thải tập trung phải có biện pháp chống thấm để tránh gây ô nhiễm nước dưới đất.

+ Chi phí đầu tư và quản lý, vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung sẽ do chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN gánh chịu và thu hồi bằng phí xử lý nước thải do KCN trực tiếp thu từ các cơ sở đầu tư bên trong trên cơ sở lưu lượng và tải lượng các chất ơ nhiễm trong từng dịng thải được đấu nối vào hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.

- Đối với tiểu thủ công nghiệp

+ Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung các làng nghề đã có.

+ Các cơ sở sản xuất trong các khu, cụm CN làng nghề mới thành lập phải đảm bảo các yêu cầu: nước thải phải được thu gom và chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu/cụm CN làng nghề; trường hợp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải có biện pháp xử lý cục bộ nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

+ Nghiên cứu trình diễn và áp dụng các mơ hình sản xuất sạch hơn kết hợp với xử lý chất thải ở cuối đường ống phù hợp với đặc thù riêng của từng làng nghề (mỗi làng nghề lựa chọn 1 trên 2 cơ sở để nghiên cứu thí điểm), đúc kết kinh nghiệm và giới thiệu, quảng bá rộng rãi các mơ hình sản xuất sạch hơn, các cơng nghệ sạch,

công nghệ xử lý chất thải cuối đường ống đến các cơ sở, làng nghề trên toàn địa bàn.

+ Hỗ trợ các làng nghề tập trung vay vốn ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Quốc gia hoặc các tổ chức tín dụng khác nhằm xây dựng hệ thống xử lý chất

thải tập trung hoặc thay đổi công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường. d. Khai thác tài nguyên nước trong lĩnh vực dịc vụ - Đối với du lịch

Do lượng khách du lịch tăng nhiều qua hàng năm, nên lượng nước thải và rác thải cũng tăng đáng kể, gây tác động trực tiếp đến nguồn nước mặt tại các khu

vực du lịch. Vì vậy:

+ Bắt buộc các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu du lịch, điểm du lịch đều phải lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý cơng trình vệ sinh. Nước thải từ các khu nhà vệ sinh phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải quy định trước khi thải ra mơi trường bên ngồi. Đối với các điểm tham quan du lịch nhỏ lẻ, lượng du khách ít, có thể

xây dựng các bể tự hoại 3 ngăn hoặc bể tự hoại cải tiến để xử lý nước thải từ các khu nhà vệ sinh. Tuy nhiên, đối với các điểm tham quan du lịch có lượng du khách đông (trên 1.000 lượt khách tham quan mỗi ngày), cần xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung để thu gom và xử lý triệt để nước thải từ các khu nhà vệ sinh dẫn về sau khi đã được xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại.

+ Cần có bảng hiệu, áp phích u cầu khách du lịch có trách nhiệm thực hiện đúng các nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường của khu du lịch, điểm du lịch.

- Đối với thông tin liên lạc

+ Truyền thông trực tiếp tại cấp thôn, ấp, khu phố đóng vai trị quan trọng trong công tác thông tin - giáo dục - truyền thơng. Vì thế, cần thiết lập đội ngũ tuyên truyền viên về tài nguyên nước tại các xã, phường, thị trấn (có thể tận dụng mơ hình Tổ tự quản về bảo vệ mơi trường cấp xã, phường, thị trấn nếu các tổ này đã được thành lập), đồng thời tập trung tập huấn cho họ các nội dung cũng như kỹ năng truyền thông nhằm giúp họ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động tại cộng đồng địa phương. Nên bổ sung cho truyền thông trực tiếp thêm các phương tiện truyền thông khác, kể cả thông qua các sự kiện đặc biệt như các buổi diễn ca nhạc, các cuộc thi, đóng kịch. Nên tập trung khơng những nâng cao dân trí/ý thức của người dân mà cần chú trọng vào việc cải thiện hành vi. Việc sử dụng các phương pháp có sự tham gia của các bên liên quan đã được biết là rất quan trọng trong việc cải thiện tình hình mơi trường tại địa phương.

+ Xây dựng các sản phẩm nghe nhìn trực quan ( bao gồm cả bằng tiếng dân tộc thiểu số như Khơme, Chăm). Phát triển các tài liệu truyền thông phù hợp cho các đối tượng khác nhau về thái độ, niềm tin, lối sống, trình độ học vấn, lứa tuổi… nên có sản phẩm nghe nhìn cho trẻ em hay nhân dân các vùng sâu, vùng xa có trình độ dân trí thấp hoặc các tài liệu bằng tiếng dân tộc cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các phương tiện thông tin địa chúng như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình nên được chú trọng sử dụng tại địa phương với sự tranh thủ phát lại nguồn tin từ các phương tiện truyền thông cấp quốc gia. Đồng thời có kế hoạch hỗ trợ, đào tạo nâng cao nhận thức của đội ngũ phóng viên chuyên cung cấp thông tin về lĩnh vực tài nguyên nước. Lồng ghép chương trình giáo dục bảo vệ tài nguyên nước vào trong nhà trường, xây dựng các chương trình phù hợp với từng cấp, lồng ghép vào môn giáo dục cơng dân hoặc giáo dục ngồi giờ để giáo dục các em ý thức bảo vệ tài nguyên nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường [28].

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh an giang (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)