Thành phần hóa học của thức ăn ở thí nghiệm 2

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ngành chăn nuôi - thú y kết quả bước đầu khảo sát sự thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng hệ thống buồng đo khí của jircas ở bò lai sind (Trang 43)

Thực liệu DM OM CP EE CF NFE NDF ADF Tro

Cỏ lông tây 17,9 88,9 10,1 3,50 33,8 69,6 69,6 40,4 11,1 Cỏ mồm 21,9 89,8 11,5 4,90 32,6 68,0 68,0 46,2 10,2

DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; CP: đạm thô; CF: xơ thô; EE: béo thô; NFE: chiết chất khơng đạm; NDF: xơ trung tính; ADF: xơ acid.

Bảng 4.4 trình bày thành phần hóa học của các thực liệu dùng trong thí nghiệm 2. Qua bảng 4.4 ta có DM của cỏ mồm (21,9 %) cao hơn DM của cỏ lông tây (17,9 %). Lƣợng DM của cỏ lông tây dùng trong thí nghiệm là 17,9 % phù hợp với kết quả của Lê Lý Hoa Nguyệt (2011) là 18,0 % nhƣng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sang (2008) là 19,9 %. Điều này có thể giải thích là do cỏ lơng tây đƣợc cắt tại những địa điểm, thời gian không giống nhau, mức độ cỏ già hay non khác nhau. Hàm lƣợng CP của cỏ mồm là 11,5 % tƣơng đƣơng với hàm lƣợng CP của cỏ lông tây là 10,1 % thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyen Van Thu et al. (2008) là 11,8 %.

Hàm lƣợng NDF và ADF của cỏ lông tây khá cao lần lƣợt là 69,6 và 40,4 % phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Đan Thanh (2010) lần lƣợt là 64,4 và 40,6 %, cao hơn kết quả của Trƣơng Thanh Trung (2006) có hàm lƣợng NDF là 59,2 %.

32

Bảng 4.5: Lƣợng thức ăn tiêu thụ, tiêu hóa và tăng trọng của bị trong thí nghiệm 2

Chỉ tiêu Bò 1 Bò 2 Bị 3 Bị 4 Trung bình ± SE

CLT ăn vào tƣơi, kg/ngày 9,20 9,90 10,1 10,1 9,80 0,221 Cỏ mồm ăn vào tƣơi, kg/ngày 9,90 9,80 10,1 10,3 10,0 0,099 DM tiêu thụ, kg/ngày 3,93 4,00 4,08 4,05 4,02 0,033 OM tiêu thụ, kg/ngày 3,52 3,58 3,64 3,62 3,59 0,026 DM tiêu hóa (DDM), kg/ngày 2,90 2,97 2,81 2,89 2,89 0,033 OM tiêu hóa (DOM), kg/ngày 2,63 2,69 2,55 2,62 2,62 0,029 Tỉ lệ tiêu hóa (DMD), % 73,8 74,3 69,0 71,4 72,1 1,22 Tỉ lệ tiêu hóa (OMD), % 74,7 75,2 70,0 72,4 73,1 1,19 Trọng lƣợng đầu TN, kg 131 130 157 168 147 9,53 Trọng lƣợng cuối TN, kg 137 143 165 177 155 9,26 Trọng lƣợng trung bình, kg 134 137 161 173 151 9,37 Tăng trọng, kg /ngày 0,368 0,750 0,456 0,500 0,518 0,082

CLT: Cỏ lông tây; DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; DDM: vật chất khơ tiêu hóa; DOM: vật chất hữu cơ tiêu hóa; DMD: tỉ lệ tiêu hóa vật chất khơ; OMD: tỉ lệ tiêu hóa vật hữu cơ.

Bảng 4.5 trình bày lƣợng thức ăn tiêu thụ, tiêu hóa và tăng trọng của bị trong thí nghiệm 2. Qua bảng cho thấy DM tiêu thụ trung bình của 4 con bò là 4,02 kg/con/ngày và OM là 3,59 (kg/con/ngày), trong khi đó DM và OM tiêu hóa có giá trị lần lƣợt là 2,89 và 2,62 (kg/con/ngày) cao hơn thí nghiệm 1 (lƣợng DM tiêu hóa là 1,95 kg/ngày và OM tiêu hóa là 1,83 kg/ngày) do thể trọng của bị ở thí nghiệm 2 cao hơn thí nghiệm 1. Tỉ lệ tiêu hóa DM và OM trung bình trong thí nghiệm lần lƣợt là 72,1 và 73,1 % cao hơn thí nghiệm 1 (tỉ lệ tiêu hóa DM là 67,1 % và OM là 69,3 %). Trong đó bị 2 có DM và OM tiêu hóa lần lƣợt là 74,3 và 75,2 % là cao hơn các con bò khác trong thí nghiệm và thấp nhất ở con bị số 3 lần lƣợt là 69,0 và 70,0 %.

Vào cuối thí nghiệm 2 thì ta thấy tăng trọng lƣợng trung bình của 4 con bị là 0,518 (kg/con/ngày), cao nhất là ở bò 2 (0,750 kg/ngày), kế đến là bò 4 (0,500 kg/ngày), bò 3 (0,456 kg/ngày) và cuối cùng là bò 1 (0,368 kg/ngày).

33

Bảng 4.6: Sự thải khí gây hiệu ứng nhà kính của bị ở thí nghiệm 2

Chỉ tiêu Bị 1 Bò 2 Bò 3 Bò 4 Trung bình ± SE CO2, L/con/ngày 994 1153 1154 1265 1142 55,8 CH4, L/con/ngày 83,6 95,7 101 107 96,8 4,95 CO2, L/kgDMI/ngày 262 295 287 231 289 10,5 CH4, L/kgDMI/ngày 22,0 24,5 25,0 26,4 24,5 0,910 CO2, L/kgDDM/ngày 342 388 410 437 394 20,1 CH4, L/kgDDM/ngày 28,8 32,2 35,8 36,9 33,4 1,84 CO2, L/kgTL/ngày 7,43 8,44 7,16 7,35 7,59 0,286 CH4, L/kgTL/ngày 0,625 0,700 0,625 0,620 0,643 0,019 CO2, L/kgTT/ngày 2705 1537 2532 2531 2326 266 CH4, L/kgTT/ngày 228 128 221 214 197 23,5

DMI: vật chất khô ăn vào; DDM: vật chất khơ tiêu hóa; TT: tăng trọng; TL: trọng lượng; L: lít.

Bảng 4.6 trình bày lƣợng khí CH4 và CO2 thải ra trong hệ thống đo khí.

Lƣợng khí trung bình CO2 và CH4 của 4 con bò lần lƣợt là 1142 và 96,8 L/con/ngày, cao hơn thí nghiệm 1 với CO2 là 968 L/con/ngày và CH4 là 86,9 L/con/ngày. Kết quả về lƣợng khí CH4 sinh ra (96,8 LCH4/con/ngày) thấp hơn kết

quả nghiên cứu trên bị Việt Nam của Vũ Chí Cƣơng (2010) là 207 LCH4/con/ngày và cao hơn kết quả nghiên cứu của Kawashima (2006) là 85,0 LCH4/con/ngày. Lƣợng khí trung bình CH4 và CO2 tính trên lƣợng vật chất khô ăn vào của thí nghiệm 2 lần lƣợt là 24,5 và 289 L/kgDMI/ngày, thấp hơn thí nghiệm 1 (CH4 là 30 L/kgDMI/ngày và CO2 là 334 L/kgDMI/ngày). Kết quả này tƣơng đƣơng kết quả nghiên cứu của Vũ Chí Cƣơng (2013) với CH4 là 32,2 L/kgDMI/ngày và CO2 là 320 L/kgDMI/ngày.

34

Lƣợng khí CH4 và CO2 thải ra (L/kgTL/ngày) của bị có các giá trị trung bình lần lƣợt là 0,643 và 7,59 L/kgTL/ngày. Các kết quả này lần lƣợt có giá trị cao nhất là ở bị số 2 và thấp nhất là ở bò số 4 và ở bò số 3 (biểu đồ 4.4)

Biểu đồ 4.4: Lƣợng khí CH4 và CO2 của bị thải ra (L/kgTL/ngày) của thí nghiệm 2

4.1 THÍ NGHIỆM 3

Bảng 4.7: Thành phần hóa học của thức ăn ở thí nghiệm 3 (%)

Thực liệu DM OM CP EE CF NFE NDF ADF Tro

Cỏ lông tây 19,1 87,1 9,30 3,90 33,0 40,9 63,4 40,2 12,9 Cỏ mồm 15,9 89,2 12,3 5,50 36,9 34,5 66,8 33,6 10,8 Bánh dầu dừa 88,6 95,4 17,0 10,8 21,9 45,7 59,9 42,7 4,60 Đậu nành 90,0 94,1 31,6 2,60 5,30 54,6 31,3 14,4 5,90 Bột xƣơng 95,6 33,0 21,5 5,50 0,300 5,70 4,70 3,90 67,0 Tấm 86,5 98,7 7,50 1,50 0,600 89,1 4,50 1,20 1,30 Cám 89,7 89,6 12,8 12,8 8,45 55,6 25,9 9,44 10,4 Rơm 90,8 86,6 4,60 3,23 31,9 46,9 68,6 41,2 13,4

DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; CP: đạm thô; CF: xơ thô; EE: béo thô; NFE: chiết chất khơng đạm; NDF: xơ trung tính; ADF: xơ acid.

Bảng 4.7 trình bày thành phần hóa học của các thực liệu đƣợc sử dụng trong thí nghiệm 3. Qua bảng chúng tơi nhận thấy hàm lƣợng vật chất khô của cỏ lông tây là 19,1 % cao hơn so với cỏ mồm là 15,9 %. Hàm lƣợng vật chất khô của cỏ lơng tây trong thí nghiệm của chúng tơi cao hơn so với báo cáo của Trần Tứ Phƣơng (2013) là 18,0 % và Nguyen Van Thu et al. (2008) là 18,5 %.

Bột xƣơng và rơm có hàm lƣợng vật chất khơ cao nhất trong các loại thực liệu của khẩu phần lần lƣợt là là 95,6 và 90,8 %. Trong khi đó đâ ̣u nành là thực liệu có hàm

35

lƣợng đạm thơ cao nhất trong khẩu phần là 31,6 % và kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Thạch Thị Chên (2013) là 42,6 %. Thực liệu có hàm lƣợng đạm thơ thấp nhất là rơm (4,60 %) trong khi có hàm lƣợng xơ trung tính cao nhất là 68,6 %. Kết quả hàm lƣợng xơ trung tính của rơm trong thí nghiệm của tơi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyen Van Thu et al. (2008) là 69,0 %.

Bánh dầu dừa và cám có hàm lƣợng béo thơ cao hơn so với các thực liệu khác trong khẩu phần đạt các giá trị lần lƣợt là 12,8 và 10,8 %. Kết quả hàm lƣợng béo thô của bánh dầu dừa trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với báo cáo của Trần Minh Thành (2011) là 7,18 %. Cám có hàm lƣợng béo thơ cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng Hùng Cƣờng (2011) là 9,80 %. Sự khác biệt về hàm lƣợng dƣỡng chất có thể là do sự khác nhau về các nguồn cung cấp cũng nhƣ quá trình chế biến thực liệu.

Bảng 4.8: Lƣợng thức ăn tiêu thụ, tiêu hóa và tăng trọng của bị trong thí nghiệm 3

Chỉ tiêu Bò 1 Bò 2 Bò 3 Bị 4 Trung bình ± SE

CLT ăn vào tƣơi, kg/ngày 4,92 4,92 5,00 5,00 4,96 0,024 Cỏ mồm ăn vào tƣơi, kg/ngày 2,37 4,08 5,00 4,83 4,07 0,602

Rơm, kg/ngày 1,43 1,32 1,43 2,23 1,60 0,212

Thức ăn hỗn hợp 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 DM tiêu thụ, kg/ngày 3,50 3,66 3,92 4,62 3,93 0,250 OM tiêu thụ, kg/ngày 3,13 3,27 3,50 4,11 3,50 0,220 DM tiêu hóa (DDM), kg/ngày 2,32 2,15 2,36 2,80 2,41 0,140 OM tiêu hóa (DOM), kg/ngày 2,15 2,04 2,23 2,60 2,25 0,120 Tỉ lệ tiêu hóa (DMD), % 66,2 58,6 60,3 60,6 61,4 1,64 Tỉ lệ tiêu hóa (OMD), % 68,7 62,3 63,7 63,3 64,5 1,43 Trọng lƣợng đầu TN, kg 144 147 170 184 161 9,56 Trọng lƣợng cuối TN, kg 147 151 177 193 167 10,8 Trọng lƣợng trung bình, kg 146 149 173 189 164 10,2 Tăng trọng, kg/ngày 0,250 0,386 0,636 0,770 0,511 0,118

CLT: Cỏ lông tây; DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; DDM: vật chất khơ tiêu hóa; DOM: vật chất hữu cơ tiêu hóa; DMD: tỉ lệ tiêu hóa vật chất khơ; OMD: tỉ lệ tiêu hóa vật hữu cơ.

Bảng 4.8 trình bày lƣợng thức ăn, dƣỡng chất tiêu thụ và tăng trọng của bị trong thí nghiệm 3. Qua bảng chúng tôi nhận thấy lƣợng vật chất khô tiêu thụ của bị thí nghiệm dao động từ 3,50 - 4,62 kg/con/ngày, trung bình là 3,93 kg/con/ngày. Bị 4 có trọng lƣợng trung bình cao nhất là 189 kg nên tiêu thụ lƣợng vật chất khô/ngày cao nhất là 4,62 kg/ngày. Lƣợng vật chất khơ ăn vào tính trên trọng lƣợng cơ thể của bị trong nghiên cứu của chúng tơi đạt giá trị trung bình 2,40 kg/ngày. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Vân (2011) trên bị cho ăn lục bình ủ có lƣợng vật chất khơ ăn vào tính trên trọng lƣợng cơ thể từ 2,59 - 2,63 kg/ngày. Tỉ lệ tiêu hố vật chất khơ của bị trong thí nghiệm là 61,4 % thấp hơn tỉ lệ tiêu hoá

36

vật chất hữu cơ là 64,5 %. Kết quả thí nghiệm của chúng tơi thấp hơn so với kết quả trên bò đƣợc cho ăn lục bình với các tỉ lệ khác nhau đƣợc tiến hành bởi Nguyễn Thị Đan Thanh (2010) có các giá trị này lần lƣợt từ 63,2 - 67,4 % và từ 65,4 - 68,2 %. Bò sử dụng trong thí nghiệm có trọng lƣợng đầu trung bình là 162 kg cho kết quả tăng trọng trung bình 0,510 kg/ngày. Kết quả này phù hợp với kết quả trên bê lai Holstein Friesian trọng lƣợng trung bình 115 kg đƣợc cho ăn lục bình ủ chua cho kết quả tăng trọng hàng ngày từ 0,450 - 0,690 kg/ngày đƣợc trình bày trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Vân (2011). Trong khi đó bị có trọng lƣợng trung bình 218 kg cho ăn lục bình tƣơi cho kết quả tăng trọng/ngày từ 0,260 - 0,480 kg/ngày (Nguyễn Thị Đan Thanh, 2010), thấp hơn so với kết quả của chúng tôi.

Bảng 4.9: Sự thải khí gây hiệu ứng nhà kính của bị ở thí nghiệm 3

Chỉ tiêu Bò 1 Bò 2 Bị 3 Bị 4 Trung bình ± SE CO2, L/con/ngày 1068 1251 1192 1433 1236 75,9 CH4, L/con/ngày 93,2 119 109 127 112 7,23 CO2, L/kgDMI/ngày 305 342 304 310 315 8,99 CH4, L/kgDMI/ngày 26,6 32,6 27,7 27,4 28,6 1,36 CO2, L/kgDDM/ngày 461 583 504 511 515 25,3 CH4, L/kgDDM/ngày 40,2 55,6 46,0 45,1 46,7 3,21 CO2, L/kgTL/ngày 7,33 8,40 6,89 7,60 7,56 0,320 CH4, L/kgTL/ngày 0,640 0,801 0,629 0,670 0,685 0,04 CO2, L/kgTT/ngày 4272 3237 1873 1854 2809 585 CH4, L/kgTT/ngày 373 309 171 164 254 51,8

DMI: vật chất khô ăn vào; DDM: vật chất khơ tiêu hóa; TT: tăng trọng; TL: trọng lượng; L: lít.

Bảng 4.9 trình bày sự thải khí gây hiệu ứng nhà kính của bị trong thí nghiệm 3. Lƣợng CO2 và CH4 thải ra trung bình của bị thí nghiệm lần lƣợt là 1236 L/con/ngày và 112 L/con/ngày. Lƣợng CO2 và CH4 thải ra cao nhất ở bò số 4 với các giá trị lần lƣợt là 1433 L/ngày và 127 L/ngày và thấp nhất là bò số 1 là 1068 L/ngày và 93,2 L/ngày. Bị trong thí nghiệm của chúng tơi có trọng lƣợng trung bình là 164 kg cho lƣợng khí thải CH4 thấp hơn so với bò trong nghiên cứu của Sommart et al. (2013) là 153 L/con/ngày với trọng lƣợng trung bình của bị là 244 kg.

Lƣợng khí CO2 (L/kgDMI/ngày) do bị thải ra trong thí nghiệm có giá trị trung bình là 315 L/kgDMI/ngày, trong đó kết quả cao nhất là trên bò số 2 (342 L/kgDMI/ngày). Trong khi đó lƣợng khí CH4 trung bình thải ra trên kgDMI của bị thí nghiệm là 28,6 L/kgDMI/ngày thấp hơn kết quả nghiên cứu của Sommart et al. (2013) là 40,9

L/kgDMI/ngày và kết quả báo cáo của Vu Chi Cuong et al. (2013) là 32,2

L/kgDMI/ngày. Lƣợng khí CH4 (L/kgDMI/ngày) do bò thải ra cũng giảm dần theo thứ tự bò 2, bò 3, bò 4 và bò 1 với các giá trị tƣơng ứng lần lƣợt là 32,6; 27,7; 27,4 và 26,6 L/kgDMI/ngày.

37

Biểu đồ 4.5: Lƣợng khí CH4 và CO2 của bị thải ra (L/kgTL/ngày) của thí nghiệm 3

Lƣợng khí CH4 sinh ra (L/kgTL/ngày) trình bày trong nghiên cứu của Sommart et al. (2013) và của Vu Chi Cuong et al. (2013) lần lƣợt là 0,627 L/kgTL/ngày và 0,640

L/kgTL/ngày) hơi thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 0,685 L/kgTL/ngày.

Biểu đồ 4.6: Lƣợng khí CH4 và CO2 của bị thải ra (L/kgDMI/ngày) của thí nghiệm 3

Lƣợng khí CO2 và CH4 thải ra (L/kgTT/ngày) có giá trị trung bình lần lƣợt là 2809 L/kgTT/ngày và 254 L/kgTT/ngày. Bò 1 cho kết quả thí nghiệm tăng trọng thấp nhất (0,250 kg/ngày) thải lƣợng khí CO2 và CH4 (4272 và 373 L/kgTT/ngày) lớ n nhất, ngƣợc lại bò số 4 cho kết quả tăng trọng cao nhất (0,770 kg/ngày) thì lƣợng khí CO2 và CH4 (L/kgTT/ngày) là thấp nhất (1854 và 164 L/kgTT/ngày). Điều đó cho thấy rằng khi

38

đƣợc ni cùng khẩu phần, bị có kết quả tăng trọng càng thấp thì lƣợng khí CO2 và CH4 thải ra trên một kg tăng trọng/ngày càng lớn và ngƣợc lại.

Biểu đồ 4.7: Lƣợng DM tiêu thụ của bị trong 3 thí nghiệm

Biểu đờ 4.7 thể hiê ̣n lƣợng vật chất khơ tiêu thu ̣ trung bình /ngày của bị trong 3 thí nghiê ̣m. Lƣợng vật chất khơ tiêu thụ của bị tăng dần qua từng thí nghiệm, tăng tƣ̀ thí nghiê ̣m 1 đến thí nghiệm 3, điều này có thể lí giải là do sự khác nhau về trọng lƣợng sống nên nhu cầu về vật chất khơ ăn vào của bị khác nhau.

Lƣợng khí CO2 và CH4 thải ra trung bình (L/kgDMI/ngày) của bị thí nghiệm đƣợc trình bày qua biểu đồ 4.8. Qua biểu đồ chúng tơi nhận thấy lƣợng khí CH4 thải ra trung bình của bị ở thí nghiệm 1 là cao nhất với các giá trị lần lƣợt là 334 và 30,0 L/kgDMI/ngày.

39

Lƣợng khí CH4 thải ra trung bình (L/kgDMI/ngày) của bị trong nghiên cứu của chúng tôi dao động từ 24,5 - 30,0 L/kgDMI/ngày. Kết quả này tƣơng đối thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên bò Thai và bị lai Brahman có các giá trị lần lƣợt là 31,2 - 29,6 L/kgDMI/ngày (Chuntrakort et al., 2013).

Biểu đồ 4.9 trình bày lƣợng khí CH4 thải ra trung bình (L/kgTL/ngày) của bị thí nghiệm. Kết quả cao nhất đƣợc tìm thấy trên bị của thí nghiệm 1 và thấp ở thí nghiệm 2 và 3.

Mối quan hệ giữa lƣợng khí CH4 và CO2 thải ra của bị ở thí nghiệm 1, 2 và 3 đƣợc thể hiện qua biểu đồ 4.10. Qua biểu đồ cho thấy có mối quan hệ chặt chẻ giữa lƣợng khí CH4 và CO2 thải ra với hệ số tƣơng quan hồi quy khá cao R2=0,94

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ngành chăn nuôi - thú y kết quả bước đầu khảo sát sự thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng hệ thống buồng đo khí của jircas ở bò lai sind (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)