SƠ LƢỢC THỨC ĂN SỬ DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ngành chăn nuôi - thú y kết quả bước đầu khảo sát sự thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng hệ thống buồng đo khí của jircas ở bò lai sind (Trang 31 - 37)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3 SƠ LƢỢC THỨC ĂN SỬ DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM

Cỏ lông tây (Brachiaria mutica)

Cỏ lông tây (Brachiaria mutica) là loại cỏ có rễ nhiều, thân dài 0,6 - 2,0 m, phân nhánh, mềm, bò trên mặt đất, mọc rễ và đâm chồi ở các đốt sau đó vƣơng thẳng lên cao có thể tới 2,5 m. Nó thuộc giống cỏ đa niên, dễ trồng chịu đƣợc ẩm ƣớt.

Trồng dùng làm đồng cỏ chăn thả rất tốt vì chịu đƣợc sức dặm của gia súc ăn cỏ, mọc bị dƣới đất nên có đặc tính lấn áp cỏ dại cao, ngày nay phân bố khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới.

Cỏ lông tây rất thích hợp khí hậu nóng ẩm ở nƣớc ta sinh trƣởng tốt ở những vùng thấp, lơng tây có khả nă,ng chịu đƣợc ngập nƣớc ngắn ngày, chịu mặn và chịu đƣợc phèn nhẹ. Là loại cỏ sống lâu năm khoảng 3 - 4 năm.

Hằng năm có thể thu hoạch đƣợc 8 - 12 lứa với sản lƣợng từ 60 - 80 tấn/ha. Nếu thâm canh ở vùng thích hợp thì cỏ lơng tây có thể đạt sản lƣợng 150 tấn/ha/năm. Độ ẩm của đất có ảnh hƣởng nhiều đến năng suất của cỏ. Ở vùng đất có độ ẩm từ 20 - 28 %, sản lƣợng đạt từ 103 - 127 tấn/ha, cịn ở đất có độ ẩm từ 15 - 20 % thì chỉ đạt 40 - 50 tấn/ha.

20

Nhƣ vậy cỏ lơng tây rất thích hợp để trồng ở các vùng đồng bằng, trung bình mỡi ha có thể ni đƣợc từ 1,25 - 2,5 con trâu, bị. Chúng ta có thể trồng cỏ lơng tây ở đất bùn lầy, đất ruộng, đất bãi, bờ lộ, bờ đê, bờ mƣơng, ven ao hồ, bờ sơng.

Hình 3. Cỏ lơng tây đƣợc sử dụng trong thí nghiệm Bảng 2.1: Thành phần hố học và giá trị dinh dƣỡng của cỏ lông tây (%) Bảng 2.1: Thành phần hoá học và giá trị dinh dƣỡng của cỏ lông tây (%)

Thực liệu DM OM CP CF EE NDF Tro

Cỏ lông tây 18,5 89,9 9,50 25,7 3,70 67,1 10,2

DM: vật chất khô OM: vật chất hữu cơ; CP: protein thô; CF: xơ thơ; EE: béo thơ; NDF: xơ trung tính. (Nguồn: Nguyễn Văn Thu và Danh Mô, 2008)

Cỏ mồm (Hymenache acutigluma)

Hình 4. Cỏ mồm đƣợc sử dụng trong thí nghiệm

Cỏ mồm sống và phát triển tốt ở vùng đất bùn, bờ kinh, rạch, bờ ruộng, vùng ngập nƣớc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cỏ mồm cho năng suất cao, khả năng tái sinh

21

nhanh, đƣợc sử dụng để nuôi trâu bị. Bên cạnh đó thì cỏ mồm mềm, dễ ăn, hàm lƣợng vật chất khô và đạm thô của cỏ mồm khá tốt.

Bảng 2.2: Thành phần hoá học và giá trị dinh dƣỡng của cỏ mồm (%)

Thực liệu DM OM CP CF EE NDF Tro

Cỏ mồm 15,0 89,5 11,8 30,9 5,10 68,0 10,5

DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; CP: protein thô; CF: xơ thô; EE: béo thô; NDF: xơ trung tính. (Nguồn: Nguyễn Văn Thu và Danh Mơ, 2008)

Rơm

Rơm lúa có hàm lƣợng lignin tƣơng đối cao, chiếm 60 - 70 g/kg chất khơ, hàm lƣợng khống rất cao 170 g/kg chất khơ, trong đó chủ yếu là silic, vì vậy hệ số tiêu hóa của rơm lúa rất thấp. Tỉ lệ tiêu hóa của rơm sẽ đƣợc tăng lên nếu thơng qua xử lý rơm rạ (Le Duc Ngoan et al., 2004).

Rơm là nguồn thức ăn rẻ tiền, có giá trị dinh dƣỡng thấp, chứa nhiều xơ khó tiêu hố (31 - 33 %), nghèo protein (2,2 - 3,0 %), nghèo vitamin và muối khoáng (Võ Minh Gởi, 2005).

Vì vậy muốn đảm bảo đủ nhu cầu dinh dƣỡng cho gia súc thì cần bổ sung thêm đạm (Leng et al., 1987), chứng minh rằng: bổ sung urê, một ít đạm thực vật và khoáng

vào khẩu phần chủ yếu là rơm và cỏ, đã làm tăng sức sản xuất của gia súc. Tác dụng bổ sung urê vào khẩu phần có rơm cỏ đã góp phần hiệu chỉnh sự thiếu hụt nitơ dễ tiêu (NH3) trong dạ cỏ, làm tăng tỉ lệ tiêu hoá, tăng lƣợng thức ăn ăn vào, tăng lƣợng protein vi sinh vật giúp căn bằng các acid amin tốt hơn, tăng tỉ lệ tƣơng đối protein và năng lƣợng (P/E).

22

Bảng 2.3: Thành phần hóa học của rơm (%)

Thực liệu DM OM CP NDF ADF Tro

Rơm 82,0 85,8 4,47 70,7 39,4 3,94

DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; CP: đạm thô; EE: béo thơ; NDF: xơ trung tính; ADF: xơ acid. (Nguồn: Thái Trường Quang, 2008)

Thức ăn hỗn hợp

Bánh dầu dừa (Copra): thƣờng là quá đắt để sử dụng nhƣ là một thức ăn chăn ni, mặc dù nó đã đƣợc làm thức ăn cho lợn và gia cầm và cho kết quả tốt. Dầu dừa chứa một lƣợng nhỏ các acid béo khơng bão hịa. Bánh dầu dừa là nguồn năng lƣợng và protein có giá trị đƣợc sử dụng một cách rộng rãi. Tuy nhiên, khả năng tiêu hoá protein của chúng thấp và thức ăn mau bị ôi khét. Bánh dầu dừa phồng lên nhanh chóng khi thấm nƣớc và có thể sử dụng ở dạng này ở mức 50 % trong khẩu phần (Đinh Văn Cải, 2012). Bánh dầu dừa phồng lên nhanh chóng khi thấm nƣớc và có thể sử dụng ở dạng này ở mức 50 % trong khẩu phần (Đinh Văn Cải, 2012).

Bảng 2.4: Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của bánh dầu dừa (%)

Thực liệu DM OM CP CF EE Tro

Bánh dầu dừa ép máy 90,8 93,3 19,4 12,4 6,66 6,68 Bánh dầu dừa thủ công 91,1 93,2 17,1 14,7 10,6 6,80

DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; CP: protein thô; CF : xơ thô; EE: béo thô. (Nguồn: Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam (1995))

Đậu nành : là sản phẩm còn lại sau khi ép hạt đậu nành lấy dầu. Bánh dầu chứa khoảng 1 % béo, là một trong những nguồn protein hữu hiệu nhất cho động vật. Protein của nó chứa tất cả các acid amin khơng thay thế, nhƣng hàm lƣợng cystein và methionine còn dƣới mức tối hảo. Methionine là acid amin giới hạn nhất và đặc biệt quan trọng trong các khẩu phần giàu năng lƣợng. Thành phần acid amin gần giống với protein sữa và dùng để thay thế một phần protein động vật trong khẩu phần vật nuôi. Trong đâ ̣u nành chỉ tồn tại một lƣợng nhỏ khoáng và nhiều vitamin, trừ vitamin B12.

Đậu nành chứa một số độc tố, chất kích thích hoặc ức chế sinh trƣởng bao gồm các yếu tố gây dị ứng sinh bƣớu cổ và chống đông. Hai trong số này là yếu tố kháng trypsine và chất ức chế chymotrysine là có ý nghĩa thực tiễn nhất. Các chất ức chế protease của đậu nành thô hay bã dầu chƣa qua xử lý nhiệt có ảnh hƣởng làm chậm tăng trƣởng qua việc làm giảm tiêu hóa protein và cả phân hủy methionin. Ở gia súc nhai lại ảnh hƣởng của các chất ức chế không quan trọng, nhƣng ở động vật độc vị thì ngƣợc lại. Đậu nành có hàm lƣợng protein cao, chiếm khoảng 42 - 45 % vật chất khô. Protein của đâ ̣u nành cũng chứa hầu hết các acid amin thiết yếu, nhƣng nghèo

23

acid amin chứa lƣu huỳnh nhƣ: cystine và methionine. Methionine là yếu tố hạn chế thứ nhất ở các khẩu phần có giá trị năng lƣợng cao (Le Duc Ngoan et al., 2005).

Bảng 2.5: Thành phần hóa học của đâ ̣u nành (%)

Thực liệu DM OM CP EE CF NDF Tro

Đậu nành 90,9 94,8 43,5 11,4 9,11 22,9 5,20

DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; CP: đạm thô; CF: xơ thô; EE: béo thơ; NDF: xơ trung tính. (Nguồn: Trương Nguyễn Như Huỳnh, 2011)

Cám: cám gạo là phụ phẩm chính thu đƣợc từ lúa sau khi xay xát và thƣờng chiếm khoảng 10 % trọng lƣợng lúa. Cám gạo đƣợc hình thành từ lớp vỏ nội nhũ, mầm phôi của hạt, cũng nhƣ một phần từ tấm. Cám gạo có màu sáng và mùi thơm đặc trƣng. Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của cám gạo biến động rất lớn, phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật chế biến gạo.

Tỉ lệ protein trong cám gạo mịn có thể đạt 12 - 14 %. Lƣợng protein thô ở cám gạo cao hơn so với ở bắp hạt (chỉ đạt 8,3 %). Hàm lƣợng chất béo, xơ trong khoảng 13 - 14 % và 7 - 8 %. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích đã cơng bố cho thấy các chỉ tiêu này biến động rất lớn. Cụ thể, hàm lƣợng béo thô khoảng 110 - 180 g/kg vật chất khô và lƣợng xơ biến động trong khoảng 90 - 120 g/kg vật chất khơ. Hàm lƣợng chất béo có trong các mẫu cám gạo nói trên biến động từ 12 - 19 % từ đó ảnh hƣởng tới mức năng lƣợng của cám gạo. Chất lƣợng cám gạo biến đổi nhiều tùy thuộc vào tỉ lệ vỏ trấu còn lại sau khi xay xát. Khẩu phần thức ăn hỗn hợp chứa đa phần là ngũ cốc và các phụ phẩm của chúng thƣờng chứa rất nhiều NSP (Non Starch Polysaccharide). Trong q trình tiêu hóa của lợn, giá trị dinh dƣỡng của cám gạo phụ thuộc rất nhiều vào hàm lƣợng chất xơ và thành phần của chúng, và là loại thức ăn giàu vitamin nhóm B và rất hấp dẫn đối với vật

ni. Tuy nhiên chất béo của nó có ảnh hƣởng là nhão mỡ vật nuôi và mềm bơ sữa.

Bảng 2.6: Thành phần hóa học của cám (%)

Thực liệu DM OM CP CF EE NDF Tro

Cám 87,9 97,8 9,20 1,10 2,40 3,40 2,20

DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; CP: đạm thô; CF: xơ thô; EE: béo thô; NDF: xơ trung tính. (Nguồn: Nguyễn Văn Thu và Danh Mơ, 2008)

Tấm: Việt Nam là một trong những nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Năm 2004, diện tích lúa là 7,49 triệu hecta, sản lƣợng 40 triệu tấn (Tổng cục thống kê, 2010). Tấm là sản phẩm đƣợc tách ra trong quá trình xay xát gạo. Tấm là một thực liệu giàu năng lƣợng và đƣợc sử dụng trong khẩu phần của nhiều loại vật ni, có hàm lƣợng protein thấp nhƣng sự cân bằng về acid amin tốt. Sản phẩm trong xay xát khoảng 20 % là vỏ trấu, 10 % cám, 3 % cám mịn, 1 - 17 % là tấm và 50 - 60 % là gạo.

24

Bảng 2.7: Thành phần hóa học của tấm (%)

DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; CP: đạm thô; CF: xơ thô; EE: béo thô; NDF: xơ trung tính. (Nguồn: Đặng Hùng Cường, 2011)

Bột xƣơng: đƣợc sản xuất từ phụ phẩm chế biến thịt, đặc biệt là các phần xƣơng làm giị, chả xúc xích. Thành phần có màu hơi xám độ mịn lọt qua sàng 0.4 mm. Một kg bột xƣơng với 6 % độ ẩm chứa 326 g Ca và 152 g P giá trị năng lƣợng tƣơng đƣơng với 0,25 ĐVTĂ, nên đƣợc xem nhƣ là thực liệu quí bổ sung Ca và P cho vật nuôi. Muối: một kg muối thƣơng phẩm trung bình có 380 - 390 g Na và 585 - 603 g Cl, ở nƣớc ta khuyến cáo dùng muối cục nghiền, vì ngồi NaCl cịn có các khoáng vi lƣợng và đa lƣợng khác nhƣ: Ca, Mg, K,...ở gia súc nhai lại thì ngồi lƣợng muối tiêu chuẩn trong thức ăn hỡn hợp, chúng cịn đƣợc ăn tự do qua hình thức bánh liếm.

Premix khống - vitamin: là hỡn hợp chứa đầy đủ các khoáng chất nhƣ: Ca, Mn, Fe, Zn,... các vitamin A, E, D3 và vitamin nhóm B và ngồi ra chứa các acid amin thiết yếu. Nhằm cung cấp đầy đủ các chất cho vật nuôi.

Hình 6. Thức ăn hỗn hợp sử dụng trong thí nghiệm

Thực liệu DM OM CP CF EE NDF Tro

25

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ngành chăn nuôi - thú y kết quả bước đầu khảo sát sự thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng hệ thống buồng đo khí của jircas ở bò lai sind (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)