Các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong công việc của người lao động tại văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh cà mau (Trang 32 - 36)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu đề xuất

Các giả thuyết:

Người lao động có động lực nội tại thúc đẩy sẽ trở nên thích thú hơn với việc sáng tạo và điều này làm gia tăng năng lực sáng tạo của họ (Shalley và cộng sự, 2004). Động lực nội tại được xem như là yếu tố cơ bản cho sự sáng tạo ở cấp độ cá nhân (DiLiello và Houghton, 2006). Coelho và cộng sự (2011) đã chứng minh động lực nội tại có tác động cùng chiều đến sự sáng tạo của người lao động. Do vậy, giả thuyết H1 được đề nghị như sau: H1: Động lực nội tại có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sáng tạo của người lao động.

Tự kỷ trong cơng việc nói chung là một cơ sở và động lực cho sự sáng tạo của người lao động. Vì để trở nên sáng tạo thì trước hết người lao động phải có

niềm tin vào năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của họ trong cơng việc và chính điều đó sẽ thúc đẩy họ sáng tạo. Vì vậy, giả thuyết H2 được đề nghị như sau: H2: Tự kỷ

trong sáng tạo có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sáng tạo của người lao động.

Những người có tư duy sáng tạo sẽ thích suy nghĩ vượt hơn cái truyền thống và đưa ra những ý tưởng mới. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động của phong cách tư duy sáng tạo đến sự sáng tạo của người lao động và mức độ sáng tạo của người có tư duy đổi mới thì cao hơn những người có tư duy thích ứng (Shalley & cộng sự, 2004). Từ việc phân tích lý thuyết và các mơ hình, kết quả nghiên cứu ở trên, giả thuyết H4 được đề nghị như sau: H3: Phong cách tư duy sáng tạo có ảnh

hưởng cùng chiều đến sự sáng tạo của người lao động.

Phong cách lãnh đạo mới về chất tác động đến sự sáng tạo của người lao động bởi vì phong cách lãnh đạo đó thách thức người lao động và khuyến khích họ tìm kiếm cách tiếp cận mới đối với cơng việc của họ (Yunus và Anuar, 2012). Khi lãnh đạo ủng hộ những người theo đuổi giải quyết vấn đề, nó khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động mới. Oldham và Cummings (1996) nhận thấy rằng người lao động tham gia nhiều hơn vào các hoạt động sáng tạo khi họ được giám sát theo cách thức hỗ trợ. Sosik (1997) nhận thấy rằng, so với các hình thức lãnh đạo khác, lãnh đạo mới về chất có hiệu quả hơn trong việc khuyến khích những người theo đuổi suy nghĩ khác biệt hơn, áp dụng các quy trình tư duy sáng tạo, khai phá mang lại những ý tưởng và giải pháp sáng tạo hơn. Các tài liệu trên đã dẫn tới việc tạo ra giả thuyết sau: H4: Lãnh đạo mới về chất mang lại sự sáng tạo cho người lao động.

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tuổi tác và sự sáng tạo của người lao động đã cho thấy rằng tuổi khơng có mối liên hệ với sự sáng tạo (Eder & Sawyer, 2008). Nghiên cứu của Sousa & Coelho (2009) cho thấy biến tuổi có ảnh hưởng nghịch chiều và giới tính thì khơng có ảnh hưởng đến sự sáng tạo của người lao động. Vì vậy, nghiên cứu này cũng sẽ kết hợp khám phá mối liên hệ giữa tuổi, giới tính và thâm niên đến sự sáng tạo của người lao động tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.

Hình 2. 6. Mơ hình nghiên cứu đề xuất Tóm tắt chƣơng Tóm tắt chƣơng

Tóm lại, chương 2 đã trình bày cụ thể các nội dung sau:

Một là, các lý thuyết về sự sáng tạo trong đó có các xu hướng tiếp cận cũng như các quan điểm tiêu biểu về sự sáng tạo trên thế giới hiện nay đã được giới thiệu. Về xu hướng tiếp cận, có thể chia ra thành xu hướng cổ điển (chú trọng vào phẩm chất cá nhân) và xu hướng mới (nhấn mạnh sự tương tác của nhiều yếu tố cá nhân và môi trường). Về các lý thuyết của sự sáng tạo, nghiên cứu đã đề cập hai lý thuyết theo xu hướng mới đó là lý thuyết thành phần của sự sáng tạo của tác giả Amabile và lý thuyết sự tương tác của tác giả Woodman & cộng sự (2003).

Hai là, nghiên cứu đã tổng kết các quan điểm của nhiều tác giả khác nhau về khái niệm sự sáng tạo cũng như sự sáng tạo của người lao động trong tổ chức, các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo của người lao động. Theo đó, hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh các thuộc tính “mới mẻ” và “hữu ích” là nội dung cơ bản trong hai khái niệm trên.

Từ đó, cộng với sự tổng kết lý thuyết, tác giả đã xác định được một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sáng tạo của người lao động, tiêu biểu là: Động lực nội tại, tự kỷ trong sáng tạo, phong cách tư duy sáng tạo và lãnh đạo mới về chất.

Cuối cùng, các yếu tố trên đã được phân tích sâu hơn về mặt lý thuyết cũng như các nghiên cứu liên quan để xây dựng giả thuyết và mơ hình nghiên cứu. Theo đó, động lực nội tại, tự kỷ trong sáng tạo, phong cách tư duy sáng tạo và lãnh đạo mới về chất được dự đốn có quan hệ cùng chiều với sự sáng tạo của người lao động, đồng thời nghiên cứu cũng dự đốn có sự khác biệt về sự sáng tạo giữa các người lao động nam và nữ và giữa các độ tuổi, thâm niên, trình độ học vấn khác nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong công việc của người lao động tại văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh cà mau (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)