KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong công việc của người lao động tại văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh cà mau (Trang 43 - 46)

4.1. Giới thiệu đội ngũ ngƣời lao động tại Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau

4.1.1. Khái niệm về đội ngũ người lao động

Đội ngũ người lao động làm việc tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người lao động.

Theo Luật Cán bộ, Cơng chức năm 2008 được Quốc hội Khóa 12 thơng qua, nhân sự của các cơ quan trong khu vực hành chính cơng ở Việt Nam được chia thành ba nhóm đối tượng, bao gồm: cán bộ, người lao động và cán bộ cấp xã. Mỗi nhóm được quy định chặt chẽ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn, chế độ làm việc cụ thể trong nền công vụ nhà nước.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; cơng chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

4.1.2. Giới thiệu về đội ngũ cán bộ, cơng chức tại Văn phịng ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau tỉnh Cà Mau

Cơ cấu tổ chức: Trong biên chế Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, có Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Văn phòng, 09 Phòng chuyên môn, 01 Ban Tiếp công dân, 03 đơn vị sự nghiệp (Cổng Thông tin điện tử, Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính và Nhà khách Cà Mau).

Biên chế: Tổng số chung cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người lao động là 165. Trong đó, cơng chức 55, viên chức 57 và 53 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

Về trình độ chun mơn thạc sỹ 20 đ/c, đại học 65 đ/c và trung cấp 10 đ/c. Có 86 đảng viên, 49 đồn viên. Về trình độ chính trị: Cao cấp 27, trung cấp 27. Về quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp 09, chuyên viên chính 19, chuyên viên 32.

4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập từ người lao động đang làm việc tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau. Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, tổng cộng có 165 bảng câu hỏi được gửi đi để đạt được kích thước mẫu đề ra. Kết thúc quá trình thu thập dữ liệu, trong số 165 bảng câu hỏi thu về có 165 bảng câu hỏi đạt yêu cầu được đưa vào xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu

Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 66 40,0 Nữ 99 60,0 Tuổi Dưới 30 tuổi 44 26,67 Từ 30 đến dưới 45 tuổi 90 54,54 Từ 45 tuổi trở lên 31 18,78

Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ (%) Thâm niên công tác Dưới 1 năm 4 2,42 Từ 1 đến dưới 5 năm 42 25,45 Từ 5 đến dưới 10 năm 73 44,24 10 năm trở lên 46 27,88 Trình độ học vấn Từ Trung cấp trở xuống 1 0,61 Cao Đẳng - Đại học 142 86,06 Thạc sỹ 22 13,33

Bảng 4.1 cho thấy nghiên cứu có 165 quan sát, xét theo từng biến ta có kết quả như sau:

4.2.1. Về giới tính

Trong 165 quan sát có 99 là nữ chiếm tỷ lệ là 60,0%, nam là 66 chiếm tỷ lệ 40,0%. Kết quả này cho thấy trong 165 quan sát tại các cơ quan đảng, đoàn thể, ban ngành trong Văn phịng Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau có số lượng nữ nhiều hơn là nam.

4.2.2. Về độ tuổi

Bảng 4.1 cho thấy độ tuổi trẻ dưới 30 tuổi có 44 quan sát, chiếm tỷ lệ 26,67%, độ tuổi 30 tuổi đến dưới 45 tuổi là 90 quan sát chiếm tỷ lệ 54,54%, còn lại độ tuổi từ 45 tuổi trở lên là 31, chiếm tỷ lệ 18,78%.

4.2.3. Về thâm niên công tác

Bảng 4.1 cho thấy cơ cấu mẫu về thâm niên công tác dưới 1 năm là 4, tỷ lệ là 2,42%. Thâm niên từ 1 năm đến dưới 5 năm là 42, tỷ lệ là 25,45%, và thâm niên từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm tỷ trọng cao nhất là 44,24%, có 73 quan sát, với thâm niên cơng tác trên 10 năm là 46, có tỷ trọng là 27,88%. Với kết quả này cho thấy các người lao động có thâm niên cơng tác từ 05 năm đến dưới 10 năm là chiếm tỷ lệ cao nhất.

4.2.4. Về trình độ học vấn

Từ trung cấp trở xuống có 01 người (chiếm tỷ lệ 0,61%), Cao Đẳng - Đại học có người (chiếm tỷ lệ 86,06%), Thạc sỹ có 22 người (chiếm tỷ lệ 13,33%). Kết quả quan sát này thì đa số người lao động đang ở trình độ cao đẳng - đại học chiếm tỷ lệ cao.

4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha.

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha.

4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo sự sáng tạo của người lao động

Chạy kiểm định Cronbach’s Alpha đối với thang đo sự sáng tạo nhận được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong công việc của người lao động tại văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh cà mau (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)