Tính hữu hiệu của KTNB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ tại việt nam nghiên cứu thực nghiệm tại thành phố hồ chí minh (Trang 28)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.2 Tính hữu hiệu của KTNB

2.1.1.1 Tính hữu hiệu

Theo Từ điển Tiếng Việt, tính hữu hiệu có nghĩa là có hiệu lực, có hiệu quả, trái với vô hiệu (Từ điển Tiếng Việt, 2012).

Hữu hiệu (Effectiveness) là mức độ hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu, còn hiệu quả (Efficiency) được tính bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và các nguồn lực đã sử dụng (Từ điển Business Dictionary).

2.1.1.2 Tính hữu hiệu của KTNB 2.1.1.2.1 Định nghĩa 2.1.1.2.1 Định nghĩa

Có rất nhiều định nghĩa về “tính hữu hiệu của KTNB". Theo IIA (2010) tính hữu hiệu của KTNB là mức độ đạt được mục tiêu đề ra bao gồm đạt được cả chất lượng). Arena và Azzone 2009) cho rằng hữu hiệu là khả năng có thể đạt được kết quả phù hợp với các mục tiêu. Dittenhofer 2001) định nghĩa tính hữu hiệu là việc đạt được mục tiêu KTNB và mục tiêu sử dụng các nguồn lực. Tương tự, Ahmad et al (2009); Mihret et al (2010) cũng cho rằng hữu hiệu là khả năng hướng tới việc đạt được các mục tiêu. Ussahawanitchakit & Intakhan (2011) nhấn mạnh tính hữu hiệu đạt được khi kiểm tốn viên hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm phù hợp với chuẩn mực kiểm tốn, chính sách, thủ tục và mục tiêu của tổ chức.

Tóm lại, tính hữu hiệu của cuộc kiểm toán được xác định như là cái đích cuối cùng hướng đến, đó chính là việc hồn thành các mục tiêu đã được thiết lập. Một hệ thống KTNB hữu hiệu là một thành phần quan trọng trong cơ cấu của tổ chức. Bởi vì, nó khơng chỉ giúp tổ chức hồn thành được các mục tiêu đã được xác lập mà cịn duy trì và nâng cao giá trị của tổ chức.

2.1.1.2.2 Đo lƣờng tính hữu hiệu của KTNB

Một khía cạnh quan trọng trong việc xác định thế nào là tính hữu hiệu của KTNB là việc tìm hiểu xem tính hữu hiệu được đo lường như thế nào. Các nghiên cứu trước đã sử dụng một loạt các phương pháp tiếp cận và kỹ thuật đo lường tính hữu hiệu của KTNB. Trong đó:

Một số nghiên cứu đã tập trung chủ yếu vào việc tuân thủ ISPPIA như nghiên cứu của Xiangdong (1997), Spraakman (1997), Fadzil et al (2005). Tuy nhiên cách tiếp cận này đã bị chỉ trích vì nó tập trung hồn tồn vào việc thực hiện các thủ tục được quy định trong ISPPIA mà không hướng đến việc đạt được mục tiêu theo yêu cầu của tổ chức.

Một số nghiên cứu đã đo lường tính hữu hiệu của KTNB bằng cách tham chiếu đến khả năng mà các chức năng KTNB có thể đáp ứng được các yêu cầu cũng như mục tiêu của tổ chức như Barrett (1986), Ziegenfuss (2000), Frigo (2002), Cohen và Savag (2010), Mihret và Yismaw (2007), Arena và Azzone (2009). Những nghiên cứu này đã tìm cách đo việc đạt được mục tiêu của tổ chức đã đề ra bằng cách đo lường sự hài lịng của tổ chức với cơng tác KTNB.

Một số nghiên cứu đòi hỏi một bộ phận KTNB hữu hiệu là có thể giúp doanh nghiệp phịng tránh rủi ro. Do đó, họ đo lường tính hữu hiệu bằng cách tham chiếu đến khả năng của các chức năng KTNB có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng quản trị doanh nghiệp cụ thể là khả năng đảm bảo quá trình quản lý rủi ro (Gramling et al, 2004; Sarens, 2009).

Một vài nghiên cứu đã tìm cách sử dụng các tiêu chí kinh tế trực tiếp bằng cách đo lường giữa chi phí bỏ ra với việc đạt được các mục tiêu (Cashell và Aldhizer, 2002). Mặc dù cách đo lường này là có giá trị, tuy nhiên sự khó khăn của việc thu thập dữ liệu đáng tin cậy về chi phí KTNB là rào cản lớn cho một dòng nghiên cứu được thực hiện theo hướng này.

Dựa trên ưu điểm và nhược điểm được thực hiện trong nghiên cứu trước. Luận văn sẽ sử dụng một biện pháp đo lường tính hữu hiệu của KTNB bằng cách tham chiếu đến chất lượng của các chức năng mà KTNB cung cấp, theo cảm nhận của các kiển toán viên liên quan đến các khía cạnh của các chức năng KTNB bao gồm: vai trò nâng cao năng suất của tổ chức, chức năng đánh giá các hoạt động để xác định xem các kết quả đạt được có phù hợp với các mục tiêu đề ra, chức năng đánh giá và cải thiện chức năng quản trị rủi ro, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, chức năng cung cấp các đề xuất cho việc hoàn thiện KSNB và chức năng kiểm tra sự tuân thủ.

2.2 Lý thuyết nền tảng

2.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm

Lý thuyết ủy nhiệm được khởi xướng bởi Berle và Means từ những năm 1932, bắt nguồn từ việc gia tăng rộng rãi hình thức sở hữu cổ phần trong các doanh nghiệp và hành động quản lý xuất phát từ u cầu tối đa hóa lợi nhuận của cổ đơng, sau đó được phát triển bởi Jensen và Meckling (1976).

Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm principal) và bên được ủy nhiệm agent). Thông qua hợp đồng, bên được ủy nhiệm thực hiện một số công việc đại diện cho bên ủy nhiệm. Tuy nhiên, cả hai bên bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Trong bối cảnh đó, có thể xảy ra mâu thuẫn về lợi ích và thơng tin bất đối xứng trong các hợp đồng ủy nhiệm. Để duy trì mối quan hệ có hiệu quả và hạn chế việc phân hóa lợi ích giữa hai bên, bên ủy nhiệm có thể sử dụng các biện pháp để giám sát các hoạt động của bên được ủy nhiệm.

Vận dụng lý thuyết này vào luận văn, lý thuyết ủy nhiệm giúp giải thích bộ phận KTNB sẽ là bên thứ ba thay bên ủy nhiệm giám sát và đánh giá độ tin cậy của thông tin cung cấp và để đảm bảo bên được ủy nhiệm làm tốt công việc của họ và phù hợp với lợi ích của bên ủy nhiệm. KTNB cũng được thiết kế để làm giảm thiểu chi phí ủy nhiệm, vì các KTVNB có thể giám sát hành vi của bên được ủy nhiệm hiệu quả hơn so với bên ủy nhiệm. Như vậy, xuất phát từ sự bất đồng trong việc ủy nhiệm, mâu thuẫn của sự ủy nhiệm càng cao càng làm tăng nhu cầu về mức độ đảm bảo đối với bên thứ ba, theo đó u cầu về tính hữu hiệu của KTNB cũng sẽ cao hơn. Do vậy họ cần những KTVNB là những người có đủ năng lực chun mơn nghiệp vụ và tính độc lập để thay thế họ kiểm tra một cách độc lập và báo cáo lại tình hình hoạt động của tổ chức. Mặt khác, họ cần phải hỗ trợ tối đa cũng như đáp ứng đầy đủ nguồn lực cho bộ phận KTNB để bộ phận này làm việc hữu hiệu.

Tóm lại, lý thuyết ủy nhiệm giải thích vì sao cần có KTNB. Ngồi ra, cịn làm cơ sở cho việc giải thích nhu cầu về tính hữu hiệu của KTNB cũng như nghiên cứu về các nhân tố có tác động đến tính hữu hiệu.

2.2.2 Lý thuyết thơng tin hữu ích

Q trình phát triển của lý thuyết kế tốn có thể phân chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là sự dich chuyển của phương pháp kế toán chuẩn tắc sang phương pháp kế toán thực chứng. Giai đoạn thứ hai được tiếp tục phát triển và có sự dịch chuyển dần sang lý thuyết hữu ích của thơng tin kế toán (Nguyễn Hữu Ánh, 2013). Lý thuyết thông tin hữu ích ra đời vào những năm 1960 đã mở đầu giai đoạn định hướng vào việc sử dụng thơng tin kế tốn hữu ích để phục vụ ra quyết định phù hợp. Vào năm 1973, lý thuyết này được xem xét một cách rộng rãi tại Mỹ với mục tiêu của BCTC là cung cấp thơng tin hữu ích để ra quyết định. Mặt khác, lý thuyết này hướng đến tính hữu ích thơng tin cho người sử dụng hơn là đáp ứng theo yêu cầu của luật pháp.

Theo lý thuyết thơng tin hữu ích, tính hữu ích của thông tin được đánh giá qua khả năng đáp ứng cho các đối tượng sử dụng trong q trình ra quyết định. Thơng tin mà KTNB cung cấp cũng phải giúp một số đối tượng nhất định ra quyết định. Áp dụng lý thuyết thơng tin hữu ích có vai trị quan trọng trong việc đánh giá chất lượng thông tin mà KTNB cung cấp qua đó có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB. Vì thơng tin mà KTNB cung cấp bao gồm kết quả kiểm tốn và những kiến nghị sẽ góp phần hỗ trợ các cấp quản lý đánh giá được hoạt động của đơn vị, tìm ra những điểm yếu kém trong hoạt động từ đó xây dựng giải pháp đổi mới kịp thời nhằm hoàn thiện hoạt động của đơn vị. Ngồi ra, các thơng tin mà KTNB cung cấp cịn là nguồn thơng tin hữu ích đối với các KTVĐL khi tiến hành kiểm tốn đối với đơn vị. Vì vậy, KTVNB cần phải cung cấp thông tin hữu ích cho KTVĐL, ngồi những thơng tin bắt buộc, KTVNB cần cung cấp thông tin tự nguyện bao gồm các diễn giải để thông tin thật sự hữu ích đối với kiểm tốn độc lập. Để có sự phối hợp với nhau trong quá trình cung cấp thơng tin thì mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL cần phải thân thiện và cởi mở.

Tóm lại lý thuyết này giúp giải thích tính hữu hiệu của cuộc kiểm tốn được nâng cao khi KTNB cung cấp những thơng tin hữu ích cho cấp quản lý để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định. Ngồi ra cịn giải thích sự hợp tác giữa KTVNB và KTVĐL qua việc phối hợp cung cấp thơng tin hữu ích.

2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của KTNB

Trong chương 1, tác giả đã liệt kê một số bài nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB. Do vậy tác giả xin được kế thừa và phát huy các kết quả của bài nghiên cứu trước kết hợp với việc tổng hợp các ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực KTNB để đưa vào luận văn của mình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB như sau:

2.3.1 Qui mô của bộ phận KTNB

Quy mô KTNB thể hiện qua số lượng KTVNB ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của họa động KTNB. Nguyên nhân là cần phải có đủ nguồn lực dùng để triển khai hoạt động KTNB là phù hợp, đầy đủ và hiệu quả để thực hiện kế hoạch công việc đã được phê chuẩn (ISPPIA, 2030). Một trong những trách nhiệm của bộ phận kiểm tốn là phải xác định nguồn lực thích hợp để hồn thành mục tiêu cơng việc và báo cáo cho quản lý cấp cao khi có bất kỳ sự thiếu hụt nguồn lực (ISPPIA, 2230). Số lượng KTVNB cần được bố trí phải dựa trên cơ sở đánh giá nội dung và mức độ phức tạp của từng công việc, giới hạn về thời gian và các nguồn lực hiện có. Các nghiên cứu của Ahmad (2009) và Salehi (2016) cũng đã cho thấy công tác KTNB hiệu quả hơn khi có đủ số lượng kiểm tốn viên, nếu bộ phận KTNB thiếu nhân lực đáng kể sẽ làm hạn chế khả năng của nhân viên thực hiện nhiệm vụ của mình.

2.3.2 Năng lực của kiểm toán viên nội bộ

Năng lực là khả năng của một cá nhân để thực hiện một công việc hoặc nhiệm vụ một cách đúng đắn, năng lực là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng cần có. Để đạt được năng lực, nhiều chương trình và loại hình đào tạo cần được cung cấp cho KTVNB. Một KTVNB có năng lực sẽ có tất cả các kỹ năng cần thiết để lập một báo cáo kiểm toán tốt.

Vấn đề phải đối mặt trong KTNB là việc thiếu những kiểm tốn viên có năng lực và trình độ (Ali et al, 2007). Năng lực của kiểm toán viên được xác định rõ trong các tài liệu chuyên nghiệp là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao tính hữu hiệu của hoạt động kiểm toán (IIA, 2006). ISPPIA đã liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức, kỹ năng và các năng lực cần thiết khác của KTVNB để thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm. KTVNB cần phải có hoặc cố gắng đạt được những năng lực cần thiết để thưc hiện nhiệm vụ. (ISPPIA, 1210). Một trong những kiến thức và kỹ năng quan trọng mà KTVNB cần phải có đó là có thể nhận dạng những biểu hiện gian lận, kiến thức về rủi ro cơ bản và các thủ tục kiểm soát liên quan đến công nghệ thông tin và các kỹ thuật kiểm tốn dựa trên cơ sở cơng nghệ thơng tin hiện có để thực hiện cơng việc được giao. (ISPPIA, 1210.A2, 1210.A3). Ngồi ra, trong suốt q trình phát triển nghề nghiệp, kiếm tốn viên nội bộ phải liên tục nâng cao kiến thức, kỹ năng và những năng lực của mình (ISPPIA, 1230). Các nghiên cứu tập trung vào năng lực của kiểm toán viên làm điều kiện đủ để có thể đạt được một mức độ cao trong tính hữu hiệu của KTNB ví dụ như Ahmad et al (2009), Baharud-din (2014) và Salehi (2016).

2.3.3 Sự hỗ trợ của cấp trên

Kiểm tốn viên nội bộ có mối quan hệ chặt chẽ với cấp quản lý của tổ chức trong các hoạt động hằng ngày. Họ cần sự hỗ trợ và sự am hiểu tốt từ cấp trên để họ làm việc có hiệu quả hơn và đạt được các mục tiêu kiểm toán. ISPPIA đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc hỗ trợ quản lý, theo đó Trưởng bộ phận KTNB cần thơng báo kế hoạch công việc của bộ phận mình và nguồn lực cần thiết bao gồm cả những điều chỉnh giữa kỳ quan trọng) cho nhà quản lý cấp cao và hội đồng quản trị để xem xét và phê chuẩn. Trưởng bộ phận KTNB cũng phải thông báo về những ảnh hưởng do việc bị giới hạn nguồn lực. ISPPIA, 2020). Ngồi ra, ISPPIA cịn nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa KTNB và quản lý cấp cao và làm thế nào cấp quản lý có thể hỗ trợ KTNB. Quản lý cấp cao nên tham gia vào kế hoạch KTNB; xem xét và đề xuất đối tượng kiểm toán ISPPIA, 2010.A1). Bộ phận KTNB được yêu cầu cần phải cung cấp cho quản lý cao cấp một báo cáo đầy đủ và đáng tin cậy về công việc thực hiện, kết quả đạt được và khuyến nghị. ISPPIA yêu

cầu trưởng bộ phận KTNB phải báo cáo định kỳ cho hội đồng quản trị và nhà quản lý về mục đích, quyền hạn, trách nhiệm và kết quả so với kế hoạch của việc thực hiện chương trình hoạt động (ISPPIA, 2060).

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh hỗ trợ quản lý có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động KTNB như: Mihret và Yismaw (2007), Baharud-din (2014) và George (2015), theo họ sự hỗ trợ từ quản lý sẽ giúp KTNB có được nguồn lực tốt về số lượng nhân viên và ngân sách để đáp ứng cơng việc của họ một cách tốt nhất từ đó tính hữu hiệu của KTNB sẽ được tăng cường.

2.3.4 Mối quan hệ giữa kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên độc lập

Kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên độc lập có một mối quan hệ nghề nghiệp tốt là rất quan trọng. Việc phối hợp và hợp tác giữa KTVNB và KTVĐL có ảnh hưởng rất lớn trong việc lập một báo cáo kiểm toán chất lượng. Việc phối hợp và hợp tác có thể bao gồm việc lập kế hoạch, trao đổi thông tin, ý kiến và các báo cáo để tránh trùng lặp công việc không cần thiết và tạo điều kiện nâng cao tính hữu hiệu cho các cuộc kiểm toán (Ali et al, 2007). ISPPIA quy định cả hai bên kiểm toán nên thiết lập một mối quan hệ làm việc chuyên nghiệp, chia sẻ thông tin và phối hợp hoạt động kiểm tốn, từ đó giúp KTVNB trong việc đạt được mục tiêu của họ và giúp KTVĐL cung cấp dịch vụ tốt hơn cho công ty (ISPPIA, 2050). Các KTVĐL cần dựa vào các thông tin được cung cấp bởi các KTVNB, những thông tin này có khả năng hỗ trợ và nâng cao chất lượng trong việc phát hành ý kiến kiểm toán.

Một số nghiên cứu học thuật chỉ ra rằng sự hợp tác thích hợp sẽ làm tăng tính kinh tế và hữu hiệu của cuộc kiểm toán. Ali et al (2007) cho biết hơn 80% của đơn vị KTNB có mối quan hệ làm việc với KTVĐL và hơn một nửa trong số các KTVNB từ các đơn vị kiểm tốn cho biết rằng họ có mối quan hệ chặt chẽ với các KTVĐL. Mối quan hệ xấu giữa kiểm toán viên bên trong và độc lập là một thành phần làm ảnh hưởng đến tính chất của cuộc kiểm toán (Almohaimeed, 2000).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ tại việt nam nghiên cứu thực nghiệm tại thành phố hồ chí minh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)