CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB
2.3.3 Sự hỗ trợ của cấp trên
Kiểm tốn viên nội bộ có mối quan hệ chặt chẽ với cấp quản lý của tổ chức trong các hoạt động hằng ngày. Họ cần sự hỗ trợ và sự am hiểu tốt từ cấp trên để họ làm việc có hiệu quả hơn và đạt được các mục tiêu kiểm toán. ISPPIA đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc hỗ trợ quản lý, theo đó Trưởng bộ phận KTNB cần thông báo kế hoạch công việc của bộ phận mình và nguồn lực cần thiết bao gồm cả những điều chỉnh giữa kỳ quan trọng) cho nhà quản lý cấp cao và hội đồng quản trị để xem xét và phê chuẩn. Trưởng bộ phận KTNB cũng phải thông báo về những ảnh hưởng do việc bị giới hạn nguồn lực. ISPPIA, 2020). Ngồi ra, ISPPIA cịn nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa KTNB và quản lý cấp cao và làm thế nào cấp quản lý có thể hỗ trợ KTNB. Quản lý cấp cao nên tham gia vào kế hoạch KTNB; xem xét và đề xuất đối tượng kiểm toán ISPPIA, 2010.A1). Bộ phận KTNB được yêu cầu cần phải cung cấp cho quản lý cao cấp một báo cáo đầy đủ và đáng tin cậy về công việc thực hiện, kết quả đạt được và khuyến nghị. ISPPIA yêu
cầu trưởng bộ phận KTNB phải báo cáo định kỳ cho hội đồng quản trị và nhà quản lý về mục đích, quyền hạn, trách nhiệm và kết quả so với kế hoạch của việc thực hiện chương trình hoạt động (ISPPIA, 2060).
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh hỗ trợ quản lý có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động KTNB như: Mihret và Yismaw (2007), Baharud-din (2014) và George (2015), theo họ sự hỗ trợ từ quản lý sẽ giúp KTNB có được nguồn lực tốt về số lượng nhân viên và ngân sách để đáp ứng công việc của họ một cách tốt nhất từ đó tính hữu hiệu của KTNB sẽ được tăng cường.