Tổng quan các nghiên cứu trước đây:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 25 - 28)

2.3.1 Một số nghiên cứu nước ngoài

Shrestha và Eiumnoh (2000) nghiên cứu về “Các yếu tố quyết định đến thu nhập hộ nông hộ ở lưu vực sông Sakae Krang của Thái Lan”. Với cỡ mẫu là 192 hộ

gia đình nơng thơn, kết quả hồi quy đa biến cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của những nông hộ ở vùng đồng bằng và vùng đồi núi chủ yếu bao gồm: Nguồn thu từ nông nghiệp, phi nông nghiệp, giáo dục, nhận thức của người dân về môi trường, hiện trạng sở hữu đất đai, hiện trạng sở hữu đất và số thành viên trong độ tuổi lao động.

Nghiên cứu của Yang (2004) về “Giáo dục và phân bổ hiệu quả: sự phát triển

thu nhập hộ gia đình trong thời gian cải cách nơng thơn ở Trung Quốc” trong nghiên

cứu đã phân tích sự đóng góp của giáo dục và sự phân bổ nguồn lực của Hộ trong việc tăng trưởng thu nhập của Hộ gia đình ở nơng thơn Trung Quốc. Dữ liệu phân tích thực nghiệm của nghiên cứu này được thu thập từ kết quả khảo sát thu nhập hộ gia đình của tỉnh Tứ Xuyên từ năm 1986 đến năm 1995. Trong đó các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: trình độ học vấn, kinh nghiệm của chủ hộ và các thành viên trong hộ, vị trí nơi ở của chủ hộ, nguồn vốn của hộ,…và nghiên cứu đã chứng minh trình độ học vấn là một yếu tố quan trọng để ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển nhanh chóng và cũng tạo nên nguồn thu nhập ổn định, bền vững hơn cho người nơng dân. Các hộ gia đình có thành viên có trình độ học vấn cao hơn sẽ phân bổ nguồn lực của hộ cho các hoạt động phi nông nghiệp và mang lại thu nhập cao hơn. Nghiên cứu cũng cho rằng kinh nghiệm cũng đóng vai trị quan trọng đối với thu nhập hộ gia đình.

Schwarze (2004), với nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến quyết định hoạt

động tạo thu nhập của hộ gia đình nơng thơn trong vùng lân cận vườn quốc gia Lore- Lindu ở Sulawesi, Indonesia”. Số liệu nghiên cứu thu thập thông qua bảng câu hỏi

khảo sát 301 hộ gia đình nông thôn tại 12 ngôi làng xung quanh vườn quốc gia Lore- Lindu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy tuyến tính cho thấy diện tích đất thuộc quyền sở hữu, giá trị các loại tài sản

khác và số lượng gia súc sở hữu có ảnh hưởng tích cực đến tổng thu nhập của hộ gia đình, tỷ lệ phụ thuộc có ảnh hưởng tiêu cực đến tổng thu nhập của hộ

Nghiên cứu của Naschold (2009) về “Các yếu tố kinh tế vi mơ của sự bất bình

đẳng thu nhập ở nông thôn Pakistan”. Nghiên cứu này đã chứng minh được yếu tố tạo

ra sự khác biệt thu nhập giữa các hộ gia đình bao gồm: việc sở hữu đất đai, số nhân khẩu, trình độ giáo dục của các thành viên trong hộ. Những hộ có số thành viên trong tuổi lao động nhiều và có trình độ cao hơn thì có thu nhập vượt trội hơn so với các hộ có ít lao động và trình độ thấp.

Nghiên cứu của Demurger, Fournier và Yang (2010) về “Quyết định của các hộ

gia đình nơng thơn đối với đa dạng hóa thu nhập” trong q trình cải cách kinh tế ở

nông thôn Trung Quốc. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu khảo sát 322 hộ gia đình tham gia vào hoạt động sản xuất và 627 cá nhân làm việc trong các ngành khác nhau tại một thị trấn phía Bắc Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tham gia hoạt động đa dạng hóa đóng vai trị quan trọng trong tăng thu nhập Hộ gia đình nơng thơn. Các hộ gia đình khá, giàu có thì khả năng tham gia các hoạt động phi nơng nghiệp cao hơn so với các hộ nghèo.

Aikaeli (2010) nghiên cứu về “Các yếu tố quyết định đến thu nhập nông thôn ở

Tanzania”. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến với cỡ

mẫu hợp lệ là 1.610 hộ gia đình nơng thơn cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ, quy mơ hộ gia đình, diện tích đất sản xuất là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của các hộ gia đình nơng thơn. Ngồi ra nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các hộ có chủ hộ là nữ giới thì có thu nhập thấp hơn so với thu nhập của các hộ có chủ hộ là nam giới.

2.3.2. Các nghiên cứu trong nước:

Nghiên cứu của Trần Xuân Long (2009) đề tài “Một số nhân tố chính ảnh

hưởng đến thu nhập nơng hộ huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang”. Dữ liệu nghiên cứu được

thu thập điều tra từ 135 hộ nông dân tại 5 xã trên địa bàn huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hồi quy theo phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để xác định nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích ruộng đất, giá lúa, số nguồn thu nhập từ nơng nghiệp có ảnh hưởng đến tổng thu nhập của

nông hộ. Các biến như tuổi chủ hộ, số lao động, số lần tham dự khuyết nông, số nguồn thu nhập từ hoạt động phi nơng nghiệp khơng có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của Trần Trọng Tín (2010) với đề tài “Các yếu tố tác động đến thu

nhập hộ nghèo tỉnh Vĩnh Long” dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ 200 hộ nghèo

của tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hồi quy theo phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (OLS) để phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập hộ nghèo. Kết quả phân tích số liệu đã chứng minh rằng diện tích đất canh tác, tuổi của chủ hộ, vấn đề vay vốn đều tác động đến thu nhập của các hộ nghèo.

Trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2011) nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở

đồng bằng sông Cửu Long”, được tiến hành khảo sát 307 hộ ở các tỉnh Long An, Cần

Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí, phân tích thống kê mơ tả và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả phân tích cho thấy rằng, thu nhập của hộ gia đình chủ yếu dựa vào hoạt động nông nghiệp 95%. Nông hộ quan tâm đến việc đa dạng nguồn thu nhập. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ là tổng diện tích đất của hộ, vốn vay, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập từ phi nơng nghiệp (trích bởi Trương Châu, 2014).

Huỳnh Thanh Phương (2011) nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình làm nghề phi nơng nghiệp tại huyện Đức Hòa, Long An”.

Quan phân tích việc nghiên cứu 250 mẫu quan sát và vận dụng phương pháp hồi quy để nghiên cứu. Kết quả cho thấy học vấn trung bình của chủ hộ, số người làm việc trong hộ, quy mơ hộ gia đình, được vay vốn tín dụng, số năm đi học của chủ hộ có ảnh hưởng đến thu nhập của người dân làm nghề phi nông nghiệp.

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng

đến thu nhập hộ gia đình ở khu vực nơng thơn huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long”. Số liệu

nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp 182 hộ gia đình khu vực nơng thơn huyện Trà Ơn. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy mức sống của người dân khu vực nông thôn ngày càng được cải thiện nhưng vẫn cịn nhiều hộ gia đình vẫn có mức thu nhập khá thấp. Nguồn thu nhập chính phần lớn của hộ gia đình phụ thuộc vào nghề nơng, vì thế

mức sống tương đối thấp và bấp bênh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng số nhân khẩu của hộ, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ và số hoạt động tạo ra thu nhập có ảnh hưởng đến bình qn/người của hộ gia đình khu vực nơng thôn.

Nghiên cứu Huỳnh Văn Thông (2012) đề tài “Một số nhân tố chính ảnh hưởng

đến thu nhập nơng hộ huyện Lấp Vị, tỉnh Đồng Tháp”. Với số mẫu điều tra là 300

mẫu ở 06 xã. Thông qua các biến của phương trình hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu đã chứng minh trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích ruộng đất, giá lúa,… có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng thu nhập của hộ gia đình nơng thơn phụ thuộc vào các yếu tố: Nghề nghiệp của chủ hộ, kinh nghiệm làm việc

của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, số nhân khẩu của hộ (quy mơ hộ), quy mơ diện tích đất, vốn vay và số hoạt động tạo ra thu nhập hộ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)