5.2 Kết quả nghiên cứu định lượng
5.2.1.5. Thu nhập với giới tính của chủ hộ
Bảng 5.6: Thu nhập với giới tính của chủ hộ Giới tính Số hộ Tỷ lệ phần trăm Giới tính Số hộ Tỷ lệ phần trăm (%) Thu nhập bình quân/người/tháng Nam 235 91,4 2.202.230 Nữ 22 8,6 1.139.850
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại địa bàn huyện Lai Vung năm 2015)
Số liệu khảo sát thực tế tại các hộ trên địa bàn huyện Lai Vung cho thấy có 22 hộ trong tổng số 257 hộ được khảo sát có chủ hộ là nữ (Bảng 5.6) chiếm 8,6%, trong khi đó chủ hộ là nam giới chiếm 91,4% tương ứng với 235. Theo số liệu thống kê cũng cho thấy thu nhập bình quân đối với nhóm hộ có chủ hộ là nam (2.202.230 đồng/người/tháng) cao hơn so với hộ có chủ hộ là nữ giới (1.139.850 đồng/người/tháng). Như vậy chênh lệch giữ hai nhóm chủ hộ là 1.062.380 đồng. Đây là mức chênh lệch cao cho thấy vai trò nam giới trong việc tạo ra thu nhập của gia đình, điều này phù hợp với điều kiện ở nơng thơn, so với nam thì nữ có rất ít cơ hội được tiếp xúc với kiến thức, chun mơn, vì vậy đây là rào cản cơ bản làm cho nữ giới thường có thu nhập thấy hơn so với nam. Số liệu thống kê tại Hình 5.3 cho thấy số năm đi học bình quân của các chủ hộ tại các xã trên địa bàn huyện Lai Vung là 7,99 năm, của nam giới là 8,08 năm, trong khi đó nữ giới có số năm đi học bình qn chỉ là 7. Theo truyền thống và chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo thì nam giới, nhất là người chồng, người cha là trụ cột và thường là những người tạo ra thu nhập chính của gia đình, nữ giới trong gia đình thường đóng vai trị là nội trợ, trơng con, làm những việc nhẹ, thu nhập thấp và không ổn định.
Như vậy có thể thấy rằng thực tiễn tại các xã trên địa bàn huyện Lai Vung, nam giới vẫn cịn đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra thu nhập của hộ gia đình.
Hình 5.3: Trình độ học vấn trung bình theo giới tính của chủ hộ (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại địa bàn huyện Lai Vung năm 2015) (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại địa bàn huyện Lai Vung năm 2015)