Căn cứ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây đã được trình bày trong Chương 2, qua tìm hiểu đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, đồng thời trên cơ sở kết quả nghiên cứu trước đó. Tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu chính thức cho đề tài “Các nhân tố tác động đến thu nhập Hộ gia đình nơng thơn địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” như sau:
I = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 +….+ b9X9 + e. Trong đó:
I: là biến phụ thuộc (Thu nhập bình quân), đơn vị tính (ngàn đồng). b0: là hằng số hồi quy.
b1, b2, b3,……..b9: là hệ số hồi quy. e: là sai số
X1, X2, X3,….., X9: Là các biến độc lập. X1: Nghề nghiệp chính của chủ hộ (biến giả). X2: Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ (số năm). X3: Số năm đi học của chủ hộ (số năm).
X4: Giới tính của chủ hộ (biến giả). X5: Số nhân khẩu của hộ (người). X6: Tỷ lệ phụ thuộc (%).
X7: Quy mơ diện tích đất (m2). X8: Số hoạt động tạo thu nhập. X9: Vay vốn (biến giả).
4.4. Đo lường các biến và giả thuyết nghiên cứu Biến phụ thuộc:
I: là biến phụ thuộc biểu thị thu nhập của Hộ gia đình/năm (ĐVT: ngàn đồng). Thu nhập của Hộ gia đình/năm được tính bằng cách lấy tổng thu nhập của Hộ trừ đi các khoản chi phí (chi phí đầu vào mà hộ gia đình phải mua hay thuê trong quá trình sản xuất). Riêng đối với bình quân thu nhập bình quân người/năm ta lấy tổng thu nhập của Hộ chia cho số nhân khẩu của Hộ; nếu tính thu nhập bình quân người/tháng tiếp tục chia cho 12 tháng.
Biến độc lập:
X1: (Nghề nghiệp chính của chủ hộ): Là biến giả nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nhận giá trị 2 là chủ hộ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, nhận giá trị 3 là chủ hộ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại. Trong 03 lĩnh vực trên người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp thường chịu nhiều thiên tai, rủi ro,… và có thu nhập thấp hơn so với 02 lĩnh vực còn lại. Giả thuyết rằng biến này có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).
X2: (Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ): Là số năm làm việc của chủ hộ (đơn vị tính: năm). Các Hộ gia đình khu vực nơng thơn đều tham gia sản xuất nông nghiệp nên vấn đề kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, cũng như chất lượng sản phẩm. Người càng có nhiều kinh nghiệm thì thường thu nhập sẽ cao hơn so với người ít kinh nghiệm. Giả định đối với biến này có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).
X3: (Số năm đi học của chủ hộ): Là biến thể hiện số năm đi học của chủ hộ (ĐVT:năm). Nếu không biết chữ nhận giá trị 0. Đối với bậc Trung học Phổ thơng thì được tính theo lớp đã học (trình độ văn hóa). Bậc sơ cấp được tính là 13 năm, Trung cấp là 14 năm, Cao đẳng là 15 năm, Đại học là 16 năm, Thạc sĩ là 18 năm, Tiến sĩ là 22 năm. Người có trình độ học vấn thấp thường thiếu hiểu biết và khả năng tiếp thu kiến chuyên môn kém hơn so với người có trình độ cao và thường có thu nhập thấp hơn so với người trình độ cao. Giả định biến này có mỗi quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).
X4: (Giới tính của chủ hộ): Là biến giả nhận giá trị 1 nếu là nam, nhận giá trị 0 nếu là nữ. Đối với vùng nơng thơn Hộ gia đình mà chủ hộ là nữ thường có thu nhập thấp hơn so với những chủ hộ gia đình là nam giới, đặc biệt nhất là ở những vùng sâu, vùng xa phụ nữ thường ít được tiếp cận với những việc làm có thu nhập cao, một mặt do đặc điểm về thể chất, mặt khác thường xuyên làm việc nội trợ trong gia đình, cuộc sống đa số dựa vào thu nhập của nam giới. Giả định biến này có mối quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc (I).
X5: (Số nhân khẩu của hộ): Là biến thể hiện số người trong hộ, khơng tính đến người làm thuê, ở nhờ (ĐVT: người). Các Hộ gia đình nơng thơn phần lớn lao động sản xuất lĩnh vực nông nghiệp, do vậy việc cần lao động tham gia sản xuất là tương đối lớn, tuy nhiên diện tích đất sản xuất của chủ hộ thường hạn chế, do vậy số lượng nhân khẩu nhiều thường ảnh hưởng đến nhập của hộ theo hướng giảm. Giả định rằng biến này có mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc (I).
X6: (Tỷ lệ phụ thuộc): Biến này đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số người không nằm trong độ tuổi lao động (dưới 15 tuổi và trên 55 tuổi đối với nữ hoặc trên 60 tuổi đối với nam) so với tổng số lao động nằm trong độ tuổi (từ 15 đến 55 đối với nữ và từ 15 đến 60 đối với nam). Khi trong hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao điều đó cũng có nghĩa là
Hộ gia đình đó có ít người tạo ra thu nhập và có nhiều người không tạo ra thu nhập dẫn đến thu nhập bình quân của hộ sẽ giảm. Giả định biến này có mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc (I).
X7: (Diện tích đất sản xuất): Làm biến thể hiện diện tích đất sản xuất của chủ hộ (ĐVT: m2). Đối với hộ gia đình nơng thơn đất sản xuất là tư liệu chính và có tính chất quyết định đến thu nhập nhập của hộ. Do đó, thiếu đất hoặc khơng có đất sản xuất thì Hộ gia đình thường có thu nhập thấp. Giả định biến này có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).
X8: (Số hoạt động tạo thu nhập): Là số hoạt động tạo ra thu nhập của Hộ. Ở nông thôn các hoạt động nông nghiệp là chủ yếu và thường sản xuất theo mùa vụ vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do vậy việc tạo ra thêm thu nhập bằng cách đa dạng hóa từ nhiều nguồn giúp gia đình giảm thiểu được rủi ro và tăng thu nhập. Giả định biến này có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).
X9: (Vay vốn): Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu có vay vốn từ các định chế chính thức, nhận giá trị 0 nếu không vay vốn. Việc vay vốn có ảnh hưởng đến vấn đề mở rộng đầu tư sản xuất góp phần tăng thu nhập Hộ gia đình. Giả định biến này có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).
Bảng 4.1: Tóm tắt các biến trong mơ hình và dấu kỳ vọng
Biến số Tên biến Diễn giải Cơ sở chọn biến Dấu kỳ
vọng Biến phụ thuộc I Biến phụ thuộc Thu nhập
Thu nhập của Hộ gia đình/năm (ngàn đồng) Biến độc lập X1 Nghề nghiệp chính của chủ hộ
Là biến giả nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ làm việc trong lĩnh
vực nông nghiệp, nhận giá trị 0 là chủ hộ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng hoặc lĩnh vực thương
Shrestha và Eiumnoh (2000), Nguyễn Sinh Công (2004), Nguyễn Hữu Tịnh (2010), Nguyễn Thị Yến Mai (2011)
mại dịch vụ. X2 Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ
Nhận giá trị tương ứng với số năm làm việc của chủ hộ
(năm)
Nguyễn Xuân Thành (2006), Nguyễn Quang Bình (2008),
Nguyễn Quốc Nghi (2011) (+) X3 Số năm đi học của chủ hộ
Thể hiện số năm đi học của chủ hộ (năm) Shrestha và Eiumnoh (2000), Nguyễn Đức Thắng (2002), Okurut và cộng sự (2002), Nguyễn Xuân Thành (2006), Bùi Quang Bình (2008), Karttunen (2009), Aikaeli (2010). (+) X4 Giới tính của chủ hộ
Biến giả nhận giá trị 1 nếu là nam và nhận giá trị 0 nếu là
nữ Nguyễn Thị Nguyệt và cộng sự (2006), Bùi Quang Bình (2008), Karttunen (2009), Aikaeli (2010), Nguyễn Trọng Hoài (2010). (+) X5 Số nhân khẩu của hộ
Thể hiện số người sống trong Hộ gia đình, khơng tính người
th người ở (người) Shrestha và Eiumnoh (2000), Okurut và cộng sự (2002), Nguyễn Sinh Công (2004), Đinh Phi Hổ (2006), Aikaeli (2010) (-) X6 Tỷ lệ phụ thuộc
Đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số người không nằm trong độ
tuổi lao động trong tổng số
Nguyễn Sinh Công (2004), Schwarze (2004), Karttunen
người trong độ tuổi lao động (%) (2009), Nguyễn Trọng Hoài (2010) X7 Diện tích đất sản xuất
Thể diện tích đất sản xuất của chủ hộ (m2)
Shrestha và Eiumnoh (2000), Nguyễn Sinh Công
(2004), Schwarze (2004), Lê Thanh Sơn (2008), Aikaeli
(2010) Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2011), Mwanza (2011) (+) X8 Số hoạt động tạo ra thu nhập
Thể hiện số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ
Đinh Phi Hổ và Hoàng Thị Thu Huyền (2010), Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn
Nam (2011)
(+)
X9 Vay vốn
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu có vay vốn từ định chế chính thức, giá trị 0 nếu hộ khơng
có vay vốn Đinh Phi Hổ (2008), Nguyễn Bích Đào (2008), Mwanza (2011) (+)