Sản lượng lúa giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 37)

Năm Sản lượng (tấn) 2010 196.127 2011 219.314 2012 218.098 2013 228.952 2014 216.649

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2015)

Ngoài ra, với sản lượng cây ăn trái (quýt, hồng và quýt đường, cam sồn, cam sành,…) bình quân khoảng 54.000 tấn/năm với giá bán khá cao (giá dao động từ 20.000 đồng/kg trở lên) chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng GDP hàng năm của huyện.

Sản lượng thủy sản hàng năm ước đạt trên 30.000 tấn; sản lượng thủy sản các năm trước tăng tuy nhiên đối với những năm gần đây do giá cá nguyên liệu giảm, diện tích ni thu hẹp nên sản lượng giảm.

Tính đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 6,34% tương đương 2.554 hộ, cận nghèo chiếm 7,75% tương đương 3.124 hộ. Đời sống đa số nhân dân trên địa bàn nhìn chung ổn định. Tuy nhiên về thu nhập vẫn còn thấp nhiều so với các huyện, thị thành phố trong tỉnh Đồng Tháp, đứng hàng thứ 7 về thu nhập. Bình quân thu nhập đầu người có tăng tuy nhiên mức tăng chưa cao (Bảng 3.4.) năm 2014 đạt 1.089 USD/người/năm, theo giá cố định 1994 (11.045 đồng) tương đương 12,03 triệu đông, giá thực tế (21.500 đồng) tương đương 23,41triệu đồng. Thấp rất nhiều so với bình quân chung của tỉnh là 16,18 triệu đồng/người/năm. (Bảng 3.5)

Bảng 3.4: Thu nhập bình quân đầu người của huyện Lai Vung (2011-2014)

Năm Thu nhập bình quân đầu người/người/năm (ĐVT: USD)

Tăng trưởng thu nhập

(%) 2010 704 2011 820 16,5 2012 918 12 2013 1.000 8,93 2014 1.089 8,9 Bình quân 906,2 11,6

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2015) Bảng 3.5: Số liệu thu nhập bình quân đầu người năm 2014 các

huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp STT Tên huyện Thu nhập bình quân/người/năm USD Thứ tự xếp hạng 1 Thành phố Cao Lãnh 2.288 2 2 Thành phố Sa Đéc 2.747 1 3 Thị xã Hồng Ngự 1.218 5 4 Huyện Tân Hồng 1.205 6 5 Huyện Hồng Ngự 838 12

6 Huyện Tam Nông 1.335 4

7 Huyện Thanh Bình 1034 9

8 Huyện Tháp Mười 1.353 3

9 Huyện Cao Lãnh 1.025 10

10 Huyện Lấp Vò 978 11

11 Huyện Lai Vung 1.089 7

12 Huyện Châu Thành 1.054 8

(Nguồn: Cục Thống kê huyện tỉnh Đồng Tháp, năm 2015)

Về công nghiệp, huyện Lai Vung được Trung ương, tỉnh quy hoạch không gian

phát triển cơng nghiệp với diện tích là 258,3 ha thuộc 5 xã gồm 6 tuyến công nghiệp: Tuyến công nghiệp tân Thành 40 ha, tuyến công nghiệp Vĩnh Thới 1 37 ha, tuyến công

nghiệp Vĩnh Thới 2 30 ha, tuyến công nghiệp Tân Hịa 59 ha, tuyến cơng nghiệp Phong Hòa 69,5 ha, tuyến công nghiệp Tân Dương 50 ha. Địa bàn huyện có 1 Khu cơng nghiệp, khu cơng nghiệp sơng Hậu đã được tỉnh đầu tư hồn chỉnh cơ sở hạ tầng với tổng diện tích là 66,366 ha đã có 04 dự án đang hoạt động với diện tích cho thuê là 28,741/45,154 ha chiếm tỷ lệ 64%, chủ yếu với các ngành nghề: chế biến thức ăn thủy sản, chế biến thủy sản, dệt may,….. và 1 cụm công nghiệp (cụm công nghiệp Tân Dương) với tổng diện tích là 16,614 ha hiện có 1 doanh nghiệp đang hoạt động với diện tích cho thuê là 7,466 ha, ngành nghề sản xuất chính là gốm, sứ,…. Số doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp cịn ít, quy mơ còn nhỏ, do cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, tuy nhiên tiềm năng định hướng phát triển lâu dài của huyện, khu công nghiệp sông Hậu và cụm công nghiệp Tân Dương là rất khả quan. Riêng về hoạt động tiểu thủ cơng nghiệp như: làng nghề đóng xuồng, ghe, nghề làm nem, lờ lọp, đan lục bình,….có phát triển tuy nhiên quy mô vẫn nhỏ đa số sản xuất theo hộ gia đình.

Về thương mại dịch vụ: Tồn huyện Lai Vung có 27 chợ (chỉ có xã Hịa Long

chưa có chợ) trong đó các xã có trên 01 chợ bao gồm thị trấn Lai Vung (2 chợ trong đó có 1 chợ loại II), Phong Hịa (3 chợ), Long Hậu (3 chợ), Vĩnh Thới (2 chợ), Tân Thành (4 chợ), Hòa Thành (2 chợ), Tân Hịa (4 chợ, trong đó có 1 chợ tự phát), Long Thắng (3 chợ), Tân Dương (2 chợ). Cơ sở vật chất của các chợ đang từng bước được đầu tư mở rộng, nâng cấp ngày càng khang trang và kiên cố, đáp ứng được yêu cầu trao đổi hàng hóa của người dân trên địa bàn. Các hoạt động dịch vụ, tín dụng, viễn thơng, vận tải, ngày càng phát triển.

Về hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đáp ứng nhu cầu đi lại và vận

chuyển hàng hóa của người dân. Tồn huyện có 10/11 xã chiếm 91% xã có đường trục xã, liên xã được nhựa, bê tơng hóa theo các mức độ khác nhau và 4/11 xã có đường trục liên ấp được nhựa/bê tơng hóa chiếm 36,36% tổng số xã.

Về cơ sở vật chất và các hoạt động văn hóa xã hội trên địa bàn huyện nhìn

chung đáp ứng được nhu cầu giải trí tinh thần cho người dân. Tồn huyện có 11/11 xã đạt chuẩn Phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và Phổ cập giáo dục Trung học, có 8 Trường đạt chuẩn Quốc gia (01 THPT, 02 THCS, 4 Tiểu học và 01 Mầm non)/52 (12 Cấp 2, 03 Cấp 3, 12 Mầm non-MG và 25 Tiểu học).

Chương 3 trình bày tổng quan về kinh tế - xã hội của huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, là một trong những huyện nằm ở phía Nam sơng Tiền thuộc phía Tây của vùng Nam Sa Đéc, là huyện có kinh tế chính là nơng nghiệp, đời sống dân cư trên địa bàn huyện chủ yếu dựa và sản xuất nơng nghiệp là chính với các loại cây chủ lực như: quýt hồng, đường, cam, lúa,..., tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 61,78%. Lao động ngành nông, lâm, thủy sản chiếm gần một nửa số lao động của huyện, ngành công nghiệp của huyện có bước phát triển và tăng trưởng khá, tuy nhiên quy mơ và số lượng cịn nhỏ chưa đáp ứng được tiềm năng hiện có của huyện, năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư còn thấp. Tiểu thủ cơng nghiệp có phát triển nhưng quy mơ và số lượng chưa nhiều. Thương mại dịch vụ phát triển khá. Tuy nhiên chất lượng lao động lao động thấp, cơ sở hạ tầng tuy có đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, đời sống người dân ở nông thơn mặc được cải thiện tuy nhiên vẫn cịn thấp so với bình quân thu nhập của tỉnh và so với khu vực đô thị. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỷ lệ cao.

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 4 sẽ trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu, xây dựng mơ hình nghiên cứu cho đề tài. Mơ hình nghiên cứu này dữ vào kết quả nghiên cứu định tính để điều chỉnh mơ hình nghiên cứu lý thuyết ban đầu. Trong chương này sẽ trình bày cách thức thu thập dữ liệu, mẫu nghiên cứu, cách thức sàng lọc dữ liệu sau khi thu nhập và quy trình xử lí số liệu thu thập.

4.1. Quy trình nghiên cứu

Đề này nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến thu nhập Hộ gia đình nơng

thơn địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” được tiến hành các bước như sau:

Bước đầu tiên là xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, đề xuất mơ hình nghiên cứu sơ bộ. Từ cơ sở lý thuyết và thơng qua kết quả nghiên cứu định tính tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu chính thức cho đề tài nghiên cứu. Sau đó lập bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát thử nhằm mục đích hồn thiện bảng câu hỏi.

Tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn các chủ hộ trên địa bàn nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi với cỡ mẫu n=270 mẫu. Mẫu điều tra sau khi thu về được kiểm tra và mã hóa trên máy vi tính.

Cuối cùng, phân tích dữ liệu bằng các kỹ thuật dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 18. Phân tích hồi quy được thực hiện nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các biến so với giả thuyết đề ra ban đầu, kiểm tra mức độ phù hợp mơ hình đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu, từ đó gợi ý một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao thu nhập của Hộ gia đình khu vực nơng thơn địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.

Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng mơ hình nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu định tính (Tham khảo ý kiến)

(than

Xây dựng mơ hình nghiên cứu chính thức

Phát thảo bảng câu hỏi

Khảo 8 mẫu kiểm tra tính hợp lí bảng câu hỏi

Hồn chỉnh bảng câu hỏi chính thức

Tiến hành thu thập dữ liệu các xã (n=270)

Làm sạch dữ liệu, mã hóa trên SPSS 18

Phân tích dữ liệu

Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu

4.2. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến thu nhập Hộ gia đình nơng thơn địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện qua 2 bước: nghiên

cứu sơ bộ (dùng phương pháp định tính) và nghiên cứu chính thức (phương pháp định lượng).

Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách tiến hành thảo luận và tham khảo ý kiến cán bộ Chi cục Thống kê huyện Lai Vung, lãnh đạo, cán bộ UBND một số xã thuộc địa bàn nghiên cứu (bằng cách gửi câu hỏi, đề nghị phản hồi ý kiến hoặc thảo

luận) và thông qua sự giới thiệu của UBND huyện, Chi cục Thống kê huyện tiến hành

tham khảo ý kiến một số hộ trên địa bàn huyện Lai Vung để lấy ý kiến, những hộ này là những hộ gia đình có thu nhập hàng năm tương đối ổn định, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực làm việc.

Nghiên cứu bước đầu này là cơ sở để kiểm tra các yếu tố mơ hình lý thuyết, là căn cứ quan trọng để đưa ra mơ hình nghiên cứu chính thức và xây dựng bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng.

Khi có kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ, nghiên cứu định lượng thực hiện bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp các Hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu thơng qua bảng câu hỏi khảo sát. Bảng câu hỏi thiết kế dựa trên mơ hình nghiên cứu chính thức và tiến hành khảo sát thử 8 mẫu để kiểm tra tính chính xác phù hợp của ngơn từ bảng câu hỏi.

Sau khi khảo sát thử 8 mẫu, tiến hành kiểm tra xem có phù hợp hay khơng để chỉnh sửa bổ sung phỏng vấn chính thức.

4.3. Mơ hình nghiên cứu chính thức

Căn cứ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây đã được trình bày trong Chương 2, qua tìm hiểu đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, đồng thời trên cơ sở kết quả nghiên cứu trước đó. Tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu chính thức cho đề tài “Các nhân tố tác động đến thu nhập Hộ gia đình nơng thơn địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” như sau:

I = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 +….+ b9X9 + e. Trong đó:

I: là biến phụ thuộc (Thu nhập bình quân), đơn vị tính (ngàn đồng). b0: là hằng số hồi quy.

b1, b2, b3,……..b9: là hệ số hồi quy. e: là sai số

X1, X2, X3,….., X9: Là các biến độc lập. X1: Nghề nghiệp chính của chủ hộ (biến giả). X2: Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ (số năm). X3: Số năm đi học của chủ hộ (số năm).

X4: Giới tính của chủ hộ (biến giả). X5: Số nhân khẩu của hộ (người). X6: Tỷ lệ phụ thuộc (%).

X7: Quy mô diện tích đất (m2). X8: Số hoạt động tạo thu nhập. X9: Vay vốn (biến giả).

4.4. Đo lường các biến và giả thuyết nghiên cứu Biến phụ thuộc:

I: là biến phụ thuộc biểu thị thu nhập của Hộ gia đình/năm (ĐVT: ngàn đồng). Thu nhập của Hộ gia đình/năm được tính bằng cách lấy tổng thu nhập của Hộ trừ đi các khoản chi phí (chi phí đầu vào mà hộ gia đình phải mua hay thuê trong quá trình sản xuất). Riêng đối với bình quân thu nhập bình quân người/năm ta lấy tổng thu nhập của Hộ chia cho số nhân khẩu của Hộ; nếu tính thu nhập bình qn người/tháng tiếp tục chia cho 12 tháng.

Biến độc lập:

X1: (Nghề nghiệp chính của chủ hộ): Là biến giả nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nhận giá trị 2 là chủ hộ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, nhận giá trị 3 là chủ hộ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại. Trong 03 lĩnh vực trên người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp thường chịu nhiều thiên tai, rủi ro,… và có thu nhập thấp hơn so với 02 lĩnh vực còn lại. Giả thuyết rằng biến này có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).

X2: (Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ): Là số năm làm việc của chủ hộ (đơn vị tính: năm). Các Hộ gia đình khu vực nơng thơn đều tham gia sản xuất nông nghiệp nên vấn đề kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, cũng như chất lượng sản phẩm. Người càng có nhiều kinh nghiệm thì thường thu nhập sẽ cao hơn so với người ít kinh nghiệm. Giả định đối với biến này có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).

X3: (Số năm đi học của chủ hộ): Là biến thể hiện số năm đi học của chủ hộ (ĐVT:năm). Nếu không biết chữ nhận giá trị 0. Đối với bậc Trung học Phổ thơng thì được tính theo lớp đã học (trình độ văn hóa). Bậc sơ cấp được tính là 13 năm, Trung cấp là 14 năm, Cao đẳng là 15 năm, Đại học là 16 năm, Thạc sĩ là 18 năm, Tiến sĩ là 22 năm. Người có trình độ học vấn thấp thường thiếu hiểu biết và khả năng tiếp thu kiến chuyên môn kém hơn so với người có trình độ cao và thường có thu nhập thấp hơn so với người trình độ cao. Giả định biến này có mỗi quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).

X4: (Giới tính của chủ hộ): Là biến giả nhận giá trị 1 nếu là nam, nhận giá trị 0 nếu là nữ. Đối với vùng nơng thơn Hộ gia đình mà chủ hộ là nữ thường có thu nhập thấp hơn so với những chủ hộ gia đình là nam giới, đặc biệt nhất là ở những vùng sâu, vùng xa phụ nữ thường ít được tiếp cận với những việc làm có thu nhập cao, một mặt do đặc điểm về thể chất, mặt khác thường xuyên làm việc nội trợ trong gia đình, cuộc sống đa số dựa vào thu nhập của nam giới. Giả định biến này có mối quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc (I).

X5: (Số nhân khẩu của hộ): Là biến thể hiện số người trong hộ, khơng tính đến người làm thuê, ở nhờ (ĐVT: người). Các Hộ gia đình nơng thơn phần lớn lao động sản xuất lĩnh vực nông nghiệp, do vậy việc cần lao động tham gia sản xuất là tương đối lớn, tuy nhiên diện tích đất sản xuất của chủ hộ thường hạn chế, do vậy số lượng nhân khẩu nhiều thường ảnh hưởng đến nhập của hộ theo hướng giảm. Giả định rằng biến này có mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc (I).

X6: (Tỷ lệ phụ thuộc): Biến này đo lường tỷ lệ phần trăm tổng số người không nằm trong độ tuổi lao động (dưới 15 tuổi và trên 55 tuổi đối với nữ hoặc trên 60 tuổi đối với nam) so với tổng số lao động nằm trong độ tuổi (từ 15 đến 55 đối với nữ và từ 15 đến 60 đối với nam). Khi trong hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao điều đó cũng có nghĩa là

Hộ gia đình đó có ít người tạo ra thu nhập và có nhiều người không tạo ra thu nhập dẫn đến thu nhập bình quân của hộ sẽ giảm. Giả định biến này có mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc (I).

X7: (Diện tích đất sản xuất): Làm biến thể hiện diện tích đất sản xuất của chủ hộ (ĐVT: m2). Đối với hộ gia đình nơng thơn đất sản xuất là tư liệu chính và có tính chất quyết định đến thu nhập nhập của hộ. Do đó, thiếu đất hoặc khơng có đất sản xuất thì Hộ gia đình thường có thu nhập thấp. Giả định biến này có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc (I).

X8: (Số hoạt động tạo thu nhập): Là số hoạt động tạo ra thu nhập của Hộ. Ở nông thôn các hoạt động nông nghiệp là chủ yếu và thường sản xuất theo mùa vụ vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do vậy việc tạo ra thêm thu nhập bằng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)