Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của huyện Lai Vung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 36 - 40)

3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của huyện Lai Vung

Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2011-2014 đạt 11,1%. Trong đó nơng – lâm - thủy sản tăng 5,9%, công nghiệp – xây dựng tăng 14,2%, thương mại – dịch vụ tăng 15,2%. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông – lâm – thủy sản và tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ: Tỷ trọng nông – lâm – thủy sản năm 2010 là 47% đến năm 2014 giảm còn 43%, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng năm 2010 từ 30% đến năm 2014 tăng lên 31%, tỷ trọng thương mại – dịch vụ năm 2010 từ 22,3% đến năm 2014 tăng 26%. Tăng trưởng kinh tế có tăng nhưng mức tăng thấp, cơ cấu kinh tế có chuyển dịch nhưng vẫn nặng về nông nghiệp, mức chuyển dịch hai lĩnh vực kia chưa cao; cơng nghiệp quy mơ sản xuất cịn nhỏ, dịch vụ phần lớn là mua bán tiêu dùng nên sức cạnh tranh chưa cao (Chi Cục Thống kê huyện Lai Vung, 2014).

Bảng 3.1. Cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Lai Vung giảm dần ở

các năm 2012, 2013, 2014 do ảnh hưởng tình hình kinh tế khó khăn chung của tỉnh cũng như cả nước

Bảng 3.1: Tốc tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Lai Vung giai đoạn 2011-2014

Năm Tốc độ tăng trưởng (%)

2011 16,5

2012 12,14

2013 9,0

2014 9,2

Bình quân 11,1

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Lai Vung giai đoạn 2011-2014) Về cơ cấu kinh tế của huyện có chuyển dịch nhưng mức chuyển dịch không nhiều, tuy nhiên xu hướng chung là giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng, thương mại – dịch vụ (Bảng 3.2)

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế của huyện Lai Vung từ năm 2011 đến 2014

Năm Nông nghiệp

(%) CN-XD (%) TM-DV (%) Tổng cộng (%) 2011 49,29 28,36 22,35 100 2012 47,68 28,73 23,59 100 2013 45,38 29,66 24,96 100 2014 42,97 30,72 26,31 100

(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Lai Vung giai đoạn 2011-2014)

Huyện Lai Vung là huyện nông nghiệp, theo số liệu Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp tỷ lệ người dân sống ở nông thôn chiếm 94,9%, tỷ lệ người dân sống đô thị chiếm rất ít chỉ 5,1%. Đa số đời sống người dân vẫn dựa vào nơng nghiệp là sản xuất chính. Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản huyện Lai Vung năm 2011, tổng số hộ nông thôn của 11 xã trong huyện là 37.766 hộ với số nhân khẩu nông nghiệp là 154.247 người. Số lao động trong độ tuổi lao động của khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Lai Vung (2011) có tổng số là 99.153 người chiếm 61,78%% dân số của huyện. Số lao động bình quân một hộ gia đình khu vực nơng thơn là 2,63 lao động. Riêng số hộ nghèo trên địa bàn các xã là 5.735 hộ chiếm 15,19% số hộ nông dân, hộ cận nghèo là 2.840 hộ chiếm 7,52% số hộ nơng thơn tồn huyện. Trong đó: số hộ làm lĩnh vực nơng – lâm- thủy sản là 24.608 hộ, còn lại là 13.158 hộ làm lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, thương mại, dịch vụ và khác.

Sản lượng nông nghiệp của huyện (lúa) chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế của

huyện, sản lượng các năm liên tục tăng, nguyên nhân do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng số vụ canh tác, bình quân hàng năm giai đoạn 20102-2015 là 215.828, đứng hàng thứ 7 trong toàn tỉnh (Bảng 3.3)

Năm Sản lượng (tấn) 2010 196.127 2011 219.314 2012 218.098 2013 228.952 2014 216.649

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2015)

Ngoài ra, với sản lượng cây ăn trái (quýt, hồng và quýt đường, cam sồn, cam sành,…) bình quân khoảng 54.000 tấn/năm với giá bán khá cao (giá dao động từ 20.000 đồng/kg trở lên) chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng GDP hàng năm của huyện.

Sản lượng thủy sản hàng năm ước đạt trên 30.000 tấn; sản lượng thủy sản các năm trước tăng tuy nhiên đối với những năm gần đây do giá cá nguyên liệu giảm, diện tích ni thu hẹp nên sản lượng giảm.

Tính đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 6,34% tương đương 2.554 hộ, cận nghèo chiếm 7,75% tương đương 3.124 hộ. Đời sống đa số nhân dân trên địa bàn nhìn chung ổn định. Tuy nhiên về thu nhập vẫn còn thấp nhiều so với các huyện, thị thành phố trong tỉnh Đồng Tháp, đứng hàng thứ 7 về thu nhập. Bình quân thu nhập đầu người có tăng tuy nhiên mức tăng chưa cao (Bảng 3.4.) năm 2014 đạt 1.089 USD/người/năm, theo giá cố định 1994 (11.045 đồng) tương đương 12,03 triệu đông, giá thực tế (21.500 đồng) tương đương 23,41triệu đồng. Thấp rất nhiều so với bình quân chung của tỉnh là 16,18 triệu đồng/người/năm. (Bảng 3.5)

Bảng 3.4: Thu nhập bình quân đầu người của huyện Lai Vung (2011-2014)

Năm Thu nhập bình quân đầu người/người/năm (ĐVT: USD)

Tăng trưởng thu nhập

(%) 2010 704 2011 820 16,5 2012 918 12 2013 1.000 8,93 2014 1.089 8,9 Bình quân 906,2 11,6

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2015) Bảng 3.5: Số liệu thu nhập bình quân đầu người năm 2014 các

huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp STT Tên huyện Thu nhập bình quân/người/năm USD Thứ tự xếp hạng 1 Thành phố Cao Lãnh 2.288 2 2 Thành phố Sa Đéc 2.747 1 3 Thị xã Hồng Ngự 1.218 5 4 Huyện Tân Hồng 1.205 6 5 Huyện Hồng Ngự 838 12

6 Huyện Tam Nông 1.335 4

7 Huyện Thanh Bình 1034 9

8 Huyện Tháp Mười 1.353 3

9 Huyện Cao Lãnh 1.025 10

10 Huyện Lấp Vò 978 11

11 Huyện Lai Vung 1.089 7

12 Huyện Châu Thành 1.054 8

(Nguồn: Cục Thống kê huyện tỉnh Đồng Tháp, năm 2015)

Về công nghiệp, huyện Lai Vung được Trung ương, tỉnh quy hoạch không gian

phát triển cơng nghiệp với diện tích là 258,3 ha thuộc 5 xã gồm 6 tuyến công nghiệp: Tuyến công nghiệp tân Thành 40 ha, tuyến công nghiệp Vĩnh Thới 1 37 ha, tuyến công

nghiệp Vĩnh Thới 2 30 ha, tuyến công nghiệp Tân Hịa 59 ha, tuyến cơng nghiệp Phong Hòa 69,5 ha, tuyến công nghiệp Tân Dương 50 ha. Địa bàn huyện có 1 Khu công nghiệp, khu công nghiệp sơng Hậu đã được tỉnh đầu tư hồn chỉnh cơ sở hạ tầng với tổng diện tích là 66,366 ha đã có 04 dự án đang hoạt động với diện tích cho thuê là 28,741/45,154 ha chiếm tỷ lệ 64%, chủ yếu với các ngành nghề: chế biến thức ăn thủy sản, chế biến thủy sản, dệt may,….. và 1 cụm công nghiệp (cụm công nghiệp Tân Dương) với tổng diện tích là 16,614 ha hiện có 1 doanh nghiệp đang hoạt động với diện tích cho thuê là 7,466 ha, ngành nghề sản xuất chính là gốm, sứ,…. Số doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp cịn ít, quy mơ cịn nhỏ, do cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, tuy nhiên tiềm năng định hướng phát triển lâu dài của huyện, khu công nghiệp sông Hậu và cụm công nghiệp Tân Dương là rất khả quan. Riêng về hoạt động tiểu thủ cơng nghiệp như: làng nghề đóng xuồng, ghe, nghề làm nem, lờ lọp, đan lục bình,….có phát triển tuy nhiên quy mơ vẫn nhỏ đa số sản xuất theo hộ gia đình.

Về thương mại dịch vụ: Toàn huyện Lai Vung có 27 chợ (chỉ có xã Hịa Long

chưa có chợ) trong đó các xã có trên 01 chợ bao gồm thị trấn Lai Vung (2 chợ trong đó có 1 chợ loại II), Phong Hịa (3 chợ), Long Hậu (3 chợ), Vĩnh Thới (2 chợ), Tân Thành (4 chợ), Hịa Thành (2 chợ), Tân Hịa (4 chợ, trong đó có 1 chợ tự phát), Long Thắng (3 chợ), Tân Dương (2 chợ). Cơ sở vật chất của các chợ đang từng bước được đầu tư mở rộng, nâng cấp ngày càng khang trang và kiên cố, đáp ứng được yêu cầu trao đổi hàng hóa của người dân trên địa bàn. Các hoạt động dịch vụ, tín dụng, viễn thông, vận tải, ngày càng phát triển.

Về hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đáp ứng nhu cầu đi lại và vận

chuyển hàng hóa của người dân. Tồn huyện có 10/11 xã chiếm 91% xã có đường trục xã, liên xã được nhựa, bê tơng hóa theo các mức độ khác nhau và 4/11 xã có đường trục liên ấp được nhựa/bê tơng hóa chiếm 36,36% tổng số xã.

Về cơ sở vật chất và các hoạt động văn hóa xã hội trên địa bàn huyện nhìn

chung đáp ứng được nhu cầu giải trí tinh thần cho người dân. Tồn huyện có 11/11 xã đạt chuẩn Phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và Phổ cập giáo dục Trung học, có 8 Trường đạt chuẩn Quốc gia (01 THPT, 02 THCS, 4 Tiểu học và 01 Mầm non)/52 (12 Cấp 2, 03 Cấp 3, 12 Mầm non-MG và 25 Tiểu học).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn địa bàn huyện lai vung, tỉnh đồng tháp (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)