Trình tự thử nghiệm phối hợp

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 2 : ÁPTÔMÁT Low-voltage swithgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers (Trang 39 - 40)

tính năng quá tả

8.3.8. Trình tự thử nghiệm phối hợp

Theo công bố hoặc theo thoả thuận của nhà chế tạo, trình tự thử nghiệm này có thể áp dụng cho các áptơmát mục đích sử dụng B:

a) Khi dịng điện chịu thử ngắn hạn danh định bằng khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định (lcw = lcs,) thì trình tự thử nghiệm này thay thế cho các trình tự thử nghiệm II và IV;

b) Khi dịng điện chịu thử ngắn hạn danh định bằng khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định và bằng khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định (lcw = lcs = lcu) thì trình tự thử nghiệm này thay thế cho các trình tự thử nghiệm II, III và IV.

Trình tự thử nghiệm này có các thử nghiệm sau:

Thử nghiệm Điều

Kiểm tra bộ nhả quá tải

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định * Kiểm tra chịu điện môi

Kiểm tra độ tăng nhiệt Kiểm tra bộ nhả quá tải

8.3.8.1 8.3.8.2 8.3.8.3 8.3.5.4 8.3.8.5 8.3.8.6 * Đối với các áptơmát nằm trong trường hợp điểm b) nêu trên thì khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định cũng chính là khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định.

Số lượng mẫu cần thử nghiệm và giá trị đặt của bộ nhả điều chỉnh được phải phù hợp với bảng 10.

8.3.8.1. Kiểm tra bộ nhả quá tải

Tác động của bộ nhả quá tải phải được kiểm tra phù hợp với 8.3.5.1.

8.3.8.2. Thử nghiệm dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định

Sau thử nghiệm 8.3.8.1, phải thực hiện thử nghiệm ở dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định theo 8.3.6.2.

8.3.8.3. Thử nghiệm khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định

Sau thử nghiệm 8.3.8.2, phải thực hiện thử nghiệm khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định theo 8.3.4.1, ở điện áp lớn nhất tương ứng với dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định. Áptômát phải được giữ trong trạng thái đóng ở thời gian ngắn hạn tương ứng để với thời gian đặt lớn nhất có thể có của bộ nhả ngắn mạch có thời gian trễ ngắn hạn.

Trong thử nghiệm này, bộ nhả bỏ qua tức thời (nếu có) khơng được tác động và bộ nhả dịng điện đóng (nếu có) phải tác động.

8.3.8.4. Kiểm tra chịu điện mơi

Sau thử nghiệm 8.3.8.3, phải kiểm tra chịu điện môi theo 8.3.3.5.

8.3.8.5. Kiểm tra độ tăng nhiệt

Sau thử nghiệm 8.3.8.4, phải kiểm tra độ tăng nhiệt trên các đầu nối thao 8.3.2.5. Độ tăng nhiệt không được vượt quá giá trị cho trong bảng 7.

Đối với cỡ khung đã cho, không cần thực hiện kiểm tra này, thử nghiệm 8.3.8.3 được thực hiện trên áptơmát có Idđ nhỏ nhất hoặc ở giá trị đặt nhỏ nhất của bộ nhả quá tải.

8.3.8.6. Kiểm tra bộ nhả quá tải

Để nguội áptômát sau khi thử nghiệm theo 8.3.8.5, rồi kiểm tra tác động của bộ nhả quá tải theo 8.3.3.7.

Sau đó, phải kiểm tra tác động của bộ nhả quá tải trên mỗi cực riêng rẻ theo 8.3.5.1 nhưng dòng điện thử nghiệm phải bằng 2,5 lần dòng điện đặt của bộ nhả.

Thời gian tác động không được vượt quá giá trị lớn nhất được nêu bởi nhà chế tạo đối với hai lần dòng điện đặt, ở nhiệt độ chuẩn, trên một cực.

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 2 : ÁPTÔMÁT Low-voltage swithgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w