Thử nghiệm khả năng cắt ngắn mạch cực riêng rẽ

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 2 : ÁPTÔMÁT Low-voltage swithgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers (Trang 71)

tính năng quá tả

C.2 Thử nghiệm khả năng cắt ngắn mạch cực riêng rẽ

Thử nghiệm được thực hiện trong các điều kiện chung của 8.3.2 với giá trị dòng điện kỳ vọng Isu bằng 25% khả năng cắt ngắn mạch danh định tới hạn lcu.

Chú thích - Các giá trị cao hơn 25% lcu có thể được thử nghiệm và được nhà chế tạo công bố. Điện áp đặt vào phải là điện áp pha-pha tương ứng với điện áp làm việc danh định lớn nhất của áptômát mà ở điện áp này áptơmát thích hợp sử dụng trong hệ thống điện pha-đất. Số lượng mẫu thử nghiệm và các giá trị đặt của bộ nhả điều chỉnh được phải phù hợp với bảng 10. Hệ số công suất phải phù hợp với bảng 11, tương ứng với dòng điện thử nghiệm.

Mạch thử nghiệm phải phù hợp với 8.3.4.1.2 và hình 9 của Phần 1, nguồn S được cấp từ hai trong ba pha của nguồn, phần tử chảy F được nối đến pha còn lại. Cực hoặc các cực còn lại phải được nối đến pha này qua phần tử chảy F.

Trình tự thao tác phải là: O - t - CO

và phải được thực hiện lần lượt trên từng cực riêng rẽ.

C.3. Kiểm tra chịu điện môi

Sau thử nghiệm C.2, phải kiểm tra chịu điện môi theo 8.3.5.3.

C.4. Kiểm tra bộ nhả quá tải

Sau thử nghiệm C.3, phải kiểm tra tác động của bộ nhả quá tải theo 8.3.5.4.

Phụ lục D

(tham khảo)

Khe hở khơng khí và chiều dài đường rò D.1 Những vấn đề chung

D.1.1. Các giá trị thích hợp của khe hở khơng khí và chiều dài đường rò phụ thuộc nhiều vào các thay đổi của điều kiện mơi trường, loại cách điện, cách bố trí các đường rị và các điều kiện mà ở đó áptơmát được sử dụng. Vì thế, việc lựa chọn các giá trị thích hợp là trách nhiệm của nhà chế tạo. D.1.2. Bề mặt của các bộ phận cách điện cần chú ý khi thiết kế để tạo ra các gờ và được sắp xếp sao cho làm gián đoạn các vật dẫn lắng đọng có thể hình thành trong q trình sử dụng.

D.1.3. Các bộ phận dẫn chỉ được bọc ngoài bằng vecni hoặc êmay, hoặc chỉ được bảo vệ bằng cách ơxy hóa hoặc tương tự, khơng được coi là cách điện theo quan niệm của khe hở khơng khí và chiều dài đường rị.

D.1.4. Khe hở khơng khí và chiều dài đường rị phải được duy trì trong các trường hợp sau đây: - Trên một phía khơng nối điện với bên ngồi và phía kia khi dây dẫn có cách điện hoặc dây dẫn trần của bất kỳ loại nào và bất kỳ kích thước được qui định nào của áptơmát mà trạng thái lắp đặt phù hợp với cơng bố của nhà chế tạo, nếu có;

- Sau khi đổi lẫn các bộ phận có thể đổi lẫn được, có tính đến dung sai chế tạo cho phép lớn nhất; - Có kể đến khả năng làm giảm khe hở khơng khí và chiều dài đường rị hoặc do ảnh hưởng của nhiệt độ, lão hóa, va đập, rung động hoặc do các điều kiện ngắn mạch mà áptômát phải chịu.

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 2 : ÁPTÔMÁT Low-voltage swithgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers (Trang 71)