Các thử nghiệm chịu nhiễu quá độ và cao tần truyền dẫn

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 2 : ÁPTÔMÁT Low-voltage swithgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers (Trang 76 - 77)

gián đoạn Thứ tự thử nghiệm I2 Δt

F.5.Các thử nghiệm chịu nhiễu quá độ và cao tần truyền dẫn

Mục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm tra tác động đúng của bộ nhả q dịng khi có quá độ điện. F.5.1. Tiêu chuẩn trích đẫn

- IEC 1000-4-4 : 1995 Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4: Kỹ thuật đo lường và thử nghiệm. Mục 4: Thử nghiệm chịu quá độ điện nhanh/bướu xung

- IEC 1000-4-5 : 1995 Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4: Kỹ thuật đo lường và thử nghiệm. Mục 5: Thử nghiệm chịu sóng xung.

F.5.2. Thử nghiệm

F.5.2.1. Điều kiện thử nghiệm

- Các thử nghiệm bướu xung quá độ nhanh (IEC 1000-4-4): thử nghiệm thực hiện ở cấp bốn, chế độ chung

- Các thử nghiệm chịu sóng xung điện áp/dịng điện (IEC 1000-4-5): thử nghiệm được thực hiện ở chế độ chung và chế độ so lệch

ở cấp 4 kV/2 kA đối với các áptơmát có Uimp ≤ 4 kV ở cấp 6 kV/2kA đối với các áptơmát có Uimp > 4 kV.

Mạch thử nghiệm phải theo hình F.3, F.4, F.5 hoặc F.6, nếu có.

Áptơmát phải được thử nghiệm trong vỏ kim loại nối đến tấm sàn nối đất dùng để đỡ máy phát quá độ theo hình F.7 (khơng vẽ các đường cáp nối).

Khoảng cách nhỏ nhất từ các bộ phận dẫn điện đến vỏ kim loại phải là 0,1 m. Lỗ cửa phải cho phép tiếp cận được đến cơ cấu tác động, đến tất cả các phương tiện đặt và bộ chỉ thị, nếu liên quan. F.5.2.2 .Qui trình thử nghiệm

F.5.2.2.1. Thử nghiệm theo IEC 1000-4-4: Quá độ nhanh a) Quá độ được đặt vào mạch chính:

Thử nghiệm được thực hiện lần lượt trên tất cả các cực theo hình F.3.

b) Quá độ được đặt vào các mạch phụ mà mạch phụ này có thể nối đến mạch chính:

Thử nghiệm được thực hiện giữa đầu vào và đầu ra của mỗi mạch phụ mà mạch phụ này có thể nối đến mạch chính theo hình F.5.

F.5.2.2.2. Thử nghiệm theo lEC 1000-4-5: Xung điện áp/xung dòng điện Phải đặt 10 quá độ lên mỗi cực tính.

Thử nghiệm xung được lặp lại sáu lần mỗi phút, xung không được đồng bộ hóa. a) Q độ được đặt vào mạch chính:

Thử nghiệm được thực hiện lần lượt trên tất cả các cực theo hình F.3 hoặc F.4, nếu có. b) Q độ được đặt vào các mạch phụ mà mạch phụ này có thể nối đến mạch chính:

Thử nghiệm được thực hiện giữa đầu vào và đầu ra của mỗi mạch phụ mà mạch phụ này có thể nối đến mạch chính theo hình F.5 hoặc F.6, nếu có.

Trong thời gian đặt quá độ, đặc tính tác động quá tải phải phù hợp với các yêu cầu sau:

- Ở dịng điện bằng 0,9 lần dịng điện đặt, khơng được tác động trong thời gian đặt quá độ. Thời gian thử nghiệm phải bằng 3 đến 4 lần thời gian tác động lớn nhất tương ứng với hai lần giá trị dòng điện đặt hoặc 10 min, chọn giá trị nào thấp hơn;

- Ở dòng điện bằng hai lần dòng điện đặt, thời gian tác động phải nằm trong khoảng thời gian tác động lớn nhất và 0,5 lần thời gian tác động nhỏ nhất được nêu trong đặc tính thời gian-dịng điện của nhà chế tạo.

Mỗi giá trị đặt của dòng điện tác động tức thời và của dịng điện tác động ngắn hạn, nếu thích hợp, phải được điều chỉnh đến 2,5 lần dịng điện đặt. Nếu khơng đạt được thì sử dụng giá trị đặt cao hơn gần nhất.

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 2 : ÁPTÔMÁT Low-voltage swithgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers (Trang 76 - 77)