Thử nghiệm chịu nhiễu tĩnh điện

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 2 : ÁPTÔMÁT Low-voltage swithgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers (Trang 77)

gián đoạn Thứ tự thử nghiệm I2 Δt

F.6. Thử nghiệm chịu nhiễu tĩnh điện

Mục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm tra khả năng của bộ nhả q dịng khi có phóng điện tĩnh điện, ví dụ người thao tác chạm tay vào áptơmát.

F.6.1. Tiêu chuẩn trích dẫn

IEC 1000-4-2 : 1995 Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4: Kỹ thuật đo lường và thử nghiệm. Mục 2: Thử nghiệm chịu phóng tĩnh điện.

F.6.2. Các thử nghiệm F.6.2.1. Điều kiện thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện bằng phóng điện tiếp xúc theo IEC 1000-4-2, mức 4, tương ứng với điện áp 8 kV. Mạch thử nghiệm phải theo hình F.1.

Áptơmát phải được thử nghiệm trong vỏ kim loại nối đến tấm sàn nối đất, đỡ máy phát quá độ theo hình F.7 (khơng vẽ cáp nối).

Khoảng cách nhỏ nhất giữa các bộ phận dẫn điện và vỏ kim loại phải là 0,1 m. Lỗ cửa phải cho phép tiếp cận được đến cơ cấu thao tác, đến tất cả các bộ chỉ thị và phương tiện nhận biết, nếu liên quan. F.6.2.2. Qui trình thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện trên tất cả các bộ phận của áptơmát mà bình thường người thao tác phải chạm tới (ví dụ như các phương tiện đặt, bảng điều khiển, tay đẩy, vỏ).

Dòng điện thử nghiệm được đặt đến một cặp cực pha bất kỳ ở điện áp thích hợp bất kỳ.

Trong trường hợp xuất hiện phóng điện ở điểm thử nghiệm nào đó thì thử nghiệm được lặp lại 10 lần, mỗi lần ít nhất là 1 s.

Phóng điện phải được tiến hành trên vỏ kim loại ở đủ các điểm với số lần thích hợp (xem 8.3.2 của IEC 1000-4-2).

Áptơmát phải được đóng lại nhiều lần, nếu xảy ra tác động ở giá trị gấp hai lần dòng điện đặt trong q trình thử nghiệm do nhiễu điểm phóng điện.

F.6.2.3. u cầu thử nghiệm

Trong q trình đặt q độ, đặc tính tác động quá tải phải phù hợp với các yêu cầu sau đây: - Ở dịng điện bằng 0,9 lần dịng điện đặt, khơng được tác động;

- Ở dòng điện bằng 2 lần dòng điện đặt, thời gian tác động phải phù hợp với đặc tính thời gian-dịng điện của nhà chế tạo.

Mỗi giá trị đặt của dòng điện tác động tức thời và của dòng điện tác động ngắn hạn, nếu thích hợp, phải được điều chỉnh đến 2,5 lần dòng điện đặt. Nếu khơng đạt được thì sử dụng giá trị đặt cao hơn gần nhất.

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 2 : ÁPTÔMÁT Low-voltage swithgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers (Trang 77)