Danh mục các thử nghiệm

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 2 : ÁPTÔMÁT Low-voltage swithgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers (Trang 73 - 74)

tính năng quá tả

F.2. Danh mục các thử nghiệm

Chú thích - Nếu có tiêu chuẩn về các điều kiện mơi trường cụ thể, phải trích dẫn một cách hệ thống. F.2.1. Các thử nghiệm chịu nhiễu

F.2.1.1. Các thử nghiệm chịu nhiễu âm tần trong hệ thống lưới cung cấp

a) Thử nghiệm được thực hiện phù hợp với F.4.1 nếu liên quan đến chịu nhiễu từ dịng điện khơng hình sin do sóng hài.

b) Thử nghiệm được thực hiện phù hợp với F.4.2 nếu liên quan đến chịu nhiễu từ suy giảm dòng điện và ngắt dòng điện.

F.2.1.2. Thử nghiệm chịu nhiễu quá độ và nhiễu cao tần truyền dẫn Các thử nghiệm được thực hiện theo F.5.

F.2.1.3. Các thử nghiệm chịu nhiễu tĩnh điện Thử nghiệm được thực hiện theo F.6.

F.2.1.4. Thử nghiệm chịu nhiễu trường điện từ

a) Khi nhiễu sinh ra từ máy phát tần số radio, các thử nghiệm được thực hiện theo F.7.

b) Khi nhiễu sinh ra từ dịng điện tần số cơng nghiệp ở các dây dẫn đặt cạnh nhau, việc kiểm tra khả năng không bị tác động giả và không hỏng coi như được đảm bảo bằng các trình tự thử nghiệm. F.2.2. Thử nghiệm nóng khơ

Thử nghiệm được thực hiện theo F.8. F.2.3. Thử nghiệm nóng ẩm

Thử nghiệm được thực hiện theo B.8.11 của phụ lục B, với số chu kỳ áp dụng là 6. F.2.4. Thử nghiệm đột biến nhiệt

Thử nghiệm được thực hiện theo F.9.

F.3. Điều kiện chung cho thử nghiệm

Thử nghiệm theo phụ lục này có thể thực hiện tách rời các trình tự thử nghiệm của điều 8.

Đối với các thử nghiệm điện từ (F.2.1.2, F.2.1.3 và F.2.1.4) mỗi cỡ khung thử nghiệm một áptômát. Đối với các thử nghiệm âm tần (F.2.1.1), đối với mỗi cỡ khung, một áptômát của một loại cảm biến dòng được thử nghiệm, sự thay đổi số vịng dây khơng được coi là thay đổi trong phạm vi này.

Mỗi thử nghiệm cần một áptômát mới hoặc một áptômát có thể được sử dụng cho một số thử nghiệm theo công bố của nhà chế tạo.

Sau mỗi thử nghiệm hoặc sau một loạt các thử nghiệm được thực hiện trên cùng một áptômát, phải kiểm tra để phù hợp với các yêu cầu của 7.2.1.2.4. Nếu các thử nghiệm được thực hiện trước trình tự thử nghiệm I thì khơng cần phải kiểm tra trên áptơmát đó nữa.

Trong q trình thử nghiệm theo F.2.1, yêu cầu tất cả các giá trị đặt của bộ nhả phải điều chỉnh về giá trị nhỏ nhất, ngoại trừ F.2.1.1, ở đó thử nghiệm được thực hiện ở giá trị nhỏ nhất nhưng có thể thực hiện ở giá trị thuận lợi bất kỳ khác.

Đối với các áptơmát có bảo vệ q dịng bằng điện tử, chấp nhận đặc tính tác động là giống nhau, cho dù tiến hành các thử nghiệm:

- Trên các cực riêng rẽ của áptômát nhiều cực; - Trên hai hoặc ba cực nối tiếp;

- Bằng cách nối cả ba pha.

Điều này cho phép so sánh các kết quả thử nghiệm đạt được với các tổ hợp các cực khác nhau như yêu cầu của các trình tự thử nghiệm khác nhau.

- Trong trường hợp F.2.1.2, F.2.1.3 và F.2.1.4, các thử nghiệm được thực hiện trên các cặp cực của áptơmát nhiều cực để tránh tác động nhầm bởi dịng điện rò;

- Trong trường hợp F.2.1.1, các thử nghiệm được thực hiện trên tổ hợp bất kỳ của các cực với điều kiện là tránh tác động nhầm do dòng điện rò.

Một phần của tài liệu THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 2 : ÁPTÔMÁT Low-voltage swithgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w