CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3 Vụ 2
3.3.5 Chỉ tiêu phẩm chất
Chiều dài và dạng hạt
Hình 3.7 Chiều dài, chiều rộng hạt gạo của 2 dòng CL8-4-5 (a) và đối chứng (b)
a
Bảng 3.7 Phân loại chiều dài và dạng hạt của dòng CL8-4-5 và đối chứng
STT Tên giống/dòng Dài (mm) Rộng (mm) D/R Phân dạng
1 CL8-4-5 6,00 2,50 2,40 Trung bình
2 Đối chứng 6,15 2,65 2,32 Trung bình
Qua Bảng phân loại chiều dài của dòng CL8-4-5 và đối chứng đều thuộc dạng hạt trung bình và khơng có sự khác biệt lớn giữa chiều dài cũng như dạng hạt giữa 2 dòng với đối chứng. Theo Vergara B.S (1987) cho rằng với dạng hạt trung bình là một trong những yếu tố làm tăng số hạt chắc trên cây. Chiều dài hạt là tính trạng ổn định ít bị ảnh hưởng của mơi trường và được quy định bởi đơn gen (Ramiah và ctv., 1931) và hay hai gen (Bollich, 1957).
Hàm lượng amylose và protein
Bảng 3.8 Hàm lượng amylose, protein của dòng CL8-4-5 và đối chứng
STT Tên
giống/dòng
Hàm lượng protein(%)
Hàm lượng
amylose (%) Phân cấp Phân nhóm
1 CL8-4-5 7,6 25,71 Cao Cứng cơm
2 Đối chứng 5,0 25,25 Cao Cứng cơm
Theo phân loại của IRRI (1988) dựa vào hàm lượng amylose sẽ phân ra lúa thành các nhóm: nếp (0-2%), dẻo (8-20%), mềm cơm (21-25%), cứng cơm (trên 25%) vì thế dịng dòng CL8-4-5 (25,71%) và đối chứng (25,25%) đều được xếp vào nhóm cứng cơm. Về hàm lượng protein, dòng CL8-4-5 đã thể hiện sự vượt trột so với đối chứng: qua kết quả phân tích hàm lượng protein của dòng CL8-4-5 là 7,6 so với đối chứng là 5 cho thấy có sự cải thiện đáng kể ở dịng này. Mặc dù khơng phải là thành phần chiếm một phần
không đáng kể nhưng protein lại là chỉ tiêu rất trọng để đánh giá chất lượng dinh dưỡng
của một giống lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) dựa trên quan điểm đó dịng CL8-4-5 có khả
năng chiếm ưu thế hơn so với giống Cửu Long 8 (CL8) đang được sử dụng phổ biến đã
bị thối hóa.
Độ bền gel
Hình 3.8 Độ bền gel của dòng CL8-4-5 (a) và đối chứng (b)
Bảng 3.9 Đánh giá độ bền gel của dòng CL8-4-5 và đối chứng
STT Tên giống/dòng Chiều dài gel (mm) Cấp Phân nhóm
1 CL8-4-5 43,33 5 Trung bình
2 Đối chứng 49,00 5 Trung bình
Độ bền gel là một trong những chỉ tiêu quyết định độ mềm dẻo của cơm. Theo
Cagampang và ctv. (1973) độ chảy dài của gel và hàm lượng amylose có sự tương quan chặt, hầu hết những giống có độ bền gel càng mềm thì hàm lượng amylose càng thấp (Jennings và ctv., 1979). Còn đối với những giống có độ bền gel cứng sẽ cứng cơm do hàm lượng amylose cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Qua kết quả phân tích, chiều dài thể
gel của dịng CL8-4-5 là 43,33 mm và dòng đối chứng là 49 mm đều được xếp vào độ
bền gel cấp 5, phân nhóm trung bình. Có thể thấy dịng CL8-4-5 và đối chứng đều thuộc phân nhóm trung bình nhưng dựa theo hàm lượng amylose có thể thấy tương ứng với
hàm lượng amylose càng thấp thì chiều dài của gel càng dài: đối chứng là 25,25% - 49
mm và CL8-4-5 là 25,71% - 43,44 mm.
Việc kết hợp hai chỉ tiêu amylose và độ bền gel sẽ đưa ra kết luận tốt hơn về chất lượng của một giống lúa so với chỉ dựa vào hàm lượng amylose (Juliano và ctv., 1956). Thật vậy giống lúa CL8 được người dân sử dụng phổ biến để làm bún, hủ tiếu,… vì giống có
hàm lượng amylose cao cộng với độ bền gel cứng hoặc trung bình sẽ tạo ra sản phẩm ổn định và khơng bị phân rã trong q trình nấu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Với những đặc điểm vừa nêu cộng với hàm lượng protein cao hơn so với đối chứng, dịng CL8-4-5 có
nhiều tiềm năng hơn so với bộ giống CL8 cũ đang được sử dụng trên thị trường.
Độ trở hồ
Hình 3.9 Độ trở hồ của dòng CL8-4-5 (a) và đối chứng (b)
a
Bảng 3.10 Đánh giá độ trở hồ của dòng CL8-4-5 và đối chứng
STT Tên giống/dòng Cấp Phân nhóm Nhiệt độ (o
C)
1 CL8-4-5 3 Cao 75-79
2 Đối chứng 4 Trung bình 70-74
Độ trở hồ hay nhiệt độ hóa hồ là nhiệt độ 90% hạt tinh bột bị hóa hồ hoặc phồng lên trong nước nóng và không thể trở lại dạng cũ được nữa và được ước lượng bằng trị số
trải rộng dưới tác dụng của dung dịch kiềm, chính vì thế dựa vào đó ta sẽ biết được nhiệt
độ để nấu gạo chín thành cơm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Thơng thường nhiệt độ hóa hồ
của các giống lúa thường biến động trong khoảng từ 55-79oC (Cruz và ctv., 1989), qua kết quả phân tích nhiệt độ hóa hồ của dòng CL8-4-5 nằm trong khoảng 75-79oC thuộc cấp 3 phân nhóm cao cịn đối chứng nằm trong khoảng 70-74oC thuộc cấp 4 phân nhóm trung bình. Theo Juliano (1967) nhiệt độ trở hồ và thời gian nấu gạo chín thành cơm có tương quan thuận vì thế dịng CL8-4-5 khi nấu sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với đối chứng. Đây là đặc tính cần phải cải thiện ở dịng CL8-4-5 khi tình trạng thế giới ngày càng khan hiếm nhiên liệu không thể tái chế. Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang.
(2000) hàm lượng amylose và độ trở hồ có sự tương quan không chặt nên khơng thể đánh giá một cách chính xác về giữa hàm lượng amylose và độ trở hồ của dòng CL8-4-5 và đối chứng. Về cơ chế di truyền, Kahlon (1965) cho rằng giữa 2 giống có cấp độ trở hồ
trung bình (đối chứng) và cao (CL8-4-5) bị điều khiển bởi một vài gen chủ lực cộng với một vài gen phụ có tính cộng tính.