GHI NHẬ NT NG QUÁT

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành bảo vệ thực vật giám định nấm gây bệnh sau thu hoạch trên chuối (musa sapientum l.) (Trang 35)

M cl c

3.1 GHI NHẬ NT NG QUÁT

Qua công tác thu thập mẫu bệnh tại các chợ, siêu thị thuộc Q. Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ và giám định tác nhân gây hại trên chuối sau thu hoạch tại phịng thí nghiệm Phịng trừ Sinh học bệnh cây thuộc Bộ môn Bảo vệ Thực Vật đã được thực hiện từ tháng 05/2012 đến tháng 02/2013, là thời điểm nắng mưa xen kẽ, độ ẩm khơng khí cao thuận lợi cho nhiều tác nhân gây hại sau thu hoạch gây hư hỏng trên trái và cùi chuối phát triển.

Kết quả quan sát các mẫu chuối bệnh thu thập tại các chợ n Nghiệp, Xuân Khánh, Tân n, Hưng Lợi, siêu thị Coopmark và Metro đã giám định và phân lập được 8 tác nhân bao gồm Colletotrichum musae, Fusarium sp., Botryodiplodia theobromae (Lasiodiplodia theobromae), Phyllosticta musarum, Rhizopus stolonifer, Aspergillus niger, Curvularia lunata và Cladosporium sp.. Trong đó, bệnh thán thư và thối cùi do nấm Colletotrichum musae. gây ra xuất hiện ở tất cả

các địa điểm thu mẫu, đây là tác nhân gây hại quan trọng và phổ biến nhất. Bên cạnh đó, nấm Fusarium spp. cũng gây hại ở 6 địa điểm thu mẫu nhưng loài nấm này chỉ gây hại trên bộ phận cùi chuối. Trường hợp nấm Botryodiplodia theobromae

xuất hiện ở 4 địa điểm thu mẫu bệnh, nấm này gây ra hiện tượng thối cùi và thối trái sau thu hoạch trên chuối nhưng không phổ biến như Colletotrichum musae và Fusarium sp. Còn đối với nấm Phyllosticta musarum tuy xuất hiện ở 3 địa điểm thu

mẫu như B. theobromae nhưng mức độ thiệt hại khơng cao, vì lồi nấm này chỉ làm giảm về giá trị hình thức bên ngồi của trái nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng bên trong trái chuối. Cuối cùng, đối với nấm Aspergillus niger, Rhizopus stolonifer,

Curvularia lunata và Cladosporium sp. chỉ xuất hiện ở 1 hoặc 2 địa điểm thu thập

mẫu bệnh (Bảng 3.1).

Kết quả giám định cho thấy tác nhân gây bệnh được ghi nhận tương tự với những nghiên cứu của thế giới về bệnh trên chuối sau thu hoạch (Weber, 1973; Snowdon, 1991; Baikan-golan, 2001; Ploetz, 2003; Nelson, 2008,…).

22

Bảng 3.1: Bảng tổng kết sự hiện diện của các tác nhân gây hại trên chuối sau thu hoạch tại các địa điểm thu mẫu

Tác nhân Chợ Siêu thị Xuân Khánh An Nghiệp Tân An Hưng Lợi Metro Coop Mark Colletotrichum musae X X X X X X Fusarium sp. X X X X X X Botryodiplodia theobromae X X X X Phyllosticta musarum X X X X Aspergillus niger. X X Curvularia lunata X X Rhizopus stolonifer X Cladosporium sp. X 3.2 KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

3.2.1. Bệnh thán thư do nấm Colletrotrichum musae

3.2.1.1 Triệu chứng bệnh

 Ngoài tự nhiên:

Trên trái: xuất hiện đốm hình trịn, bầu dục hay bất dạng, lõm vào, có màu đen và có nhiều khối bào tử màu cam hình thành trên mơ bệnh (Hình 3.1 & C).

Trên cùi chuối: mơ bệnh có màu đen, nhăn nheo và có rất nhiều khối bào tử màu cam, hình cầu hay bầu dục được hình thành ngay tại mơ bệnh (Hình 3.1B).

 Triệu chứng bệnh sau khi lây bệnh nhân tạo:

- Trên trái (thán thư): triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện những đốm hình trịn, hình thoi hoặc khơng có hình dạng nhất định trên bề mặt vỏ trái. Mơ bệnh lõm vào, có màu nâu nhạt đến nâu sậm và sau đó trở nên đen sau 3 ngày sau khi lây

23

bệnh (NSLB). Ở thời điểm 4 NSLB, nhiều khối bào tử màu cam được hình thành, dạng hình cầu, bầu dục hay bất dạng và có sự hình thành hệ sợi nấm màu trắng tại mô bệnh.

So sánh triệu chứng bệnh thán thư trên chuối già và chuối xiêm có một vài sự khác biệt: mơ bệnh trái chuối xiêm thường khơng có hình dạng nhất định, viền mơ bệnh có màu nâu sậm hơn chuối già và mơ bệnh khơng bị nứt ra (Hình 3.2 & C). Cịn trên trái chuối già triệu chứng bệnh xuất hiện nhanh hơn, mô bệnh dạng hình trịn hay hình thoi, màu đen sậm, ranh giới giữa mô bệnh và mơ khỏe rõ ràng, ngồi ra phần giữa mô bệnh trên chuối già bị nứt ra ở thời điểm 7 NSLB và sợi nấm màu trắng xung quanh khối bào tử màu cam nhiều hơn trên chuối xiêm (Hình 3.2B & D).

- Trên cùi chuối (thối cùi): biểu hiện bệnh bắt đầu xuất hiện ở thời điểm 3 NSLB, mô bệnh chuyển sang màu nâu rồi đen và nhiều sợi nấm màu trắng cam hình thành trên bề mặt cùi ở thời điểm 5 NSLB. Cuối cùng, toàn bộ cùi chuối đen hồn tồn, mềm và có những khối bào tử màu cam hay cấu trúc giống như đĩa đài màu đen trên bề mặt hoặc xung quanh cùi chuối ở thời điểm 7 NSLB. Trong đó, cùi chuối xiêm có sự phát triển dày đặc của sợi nấm màu trắng cam (Hình 3.2E); cịn triệu chứng trên cùi chuối già có sự hình thành chủ yếu của nhiều khối bào tử màu cam, những cấu trúc đĩa đài màu đen và có rất ít sợi nấm màu trắng phát triển trên bề mặt mơ cùi (Hình 3.2 ).

C B A

Hình 3.1: Triệu chứng bệnh thán thư và thối cùi do nấm Colletotrichum musae

trên chuối do nhiễm tự nhiên

(A) (C)

24

Hình 3.2: Triệu chứng bệnh thán thư và thối cùi do nấm Colletotrichum musae

sau sau khi lây bệnh nhân tạo

(A) & (B) T ở ờ đ ể 7 NSLB C D Hì dạ ế ở ờ đ ể 7 NSLB (E) F ở ờ đ ể 7 NSLB E C F D A B

25

Dựa vào những đặc điểm triệu chứng bệnh khi lây nhiễm nhân tạo trên trái chuối khỏe so sánh với những triệu chứng ngoài tự nhiên và tài liệu về bệnh thán thư do nấm Colletotrichum musae trên chuối phù hợp với những kết quả nghiên cứu của Smoot (1971), Snowdon (1991), Lim và ctv. (2002), Kader (2002), Ploetz (2003), Adb-Elsalam và ctv. (2010) đã cơng bố trên thế giới.

Ngồi ra, triệu chứng thối cùi chuối do nấm Colletotrichum musae gây ra sau

khi lây nhiễm nhân tạo giống với báo cáo của Smoot (1971); Snowdon (1991) và Ploetz (2003) như mơ bệnh màu đen, hình thành những khối bào tử màu cam và sợi nấm màu trắng trên mô bệnh.

3.2.1.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trường PDA

Khi quan sát sự phát triển tản nấm của Colletotrichum musae trên môi trường PD , tản nấm có sự biến đổi về màu sắc và cách phát triển của sợi nấm khí sinh.

- Dạng thứ nhất: tản nấm phát triển đầy đĩa môi trường PD ở thời điểm 5 NSKC. Ban đầu có nhiều sợi nấm khí sinh màu trắng phát triển trên bề mặt đĩa môi trường rồi chuyển dần sang màu cam nhạt. Ở thời điểm 3NSKC bào tử được hình thành, có những chấm li ti màu cam nhạt nằm sát mơi trường; mặt dưới đĩa, ở giữa có màu trắng, xung quanh xen lẫn màu xanh rêu và rìa phát triển không đều. Đến thời điểm 7 NSKC, tản nấm phát triển nhơ cao ở giữa, có màu trắng, sợi nấm bện chặt vào nhau, xung quanh có màu cam nhạt và những khối hạch màu đen được hình thành nằm ở dưới sợi nấm khí sinh hoặc sâu dưới mơi trường PD ; mặt dưới đĩa Petri, tản nấm có sự phân tầng theo vịng đồng tâm trong q trình phát triển, ở giữa tản nấm có màu xanh đen, kế tiếp là một vòng màu cam sậm, tiếp theo là một vòng màu đen và nhạt dần ra rìa tản nấm (Hình 3.3 & B).

- Dạng thứ hai: tản nấm phát triển đầy đĩa môi trường PD ở thời điểm 6 ngày sau khi nuôi cấy (NSKC). Sợi nấm mịn, mọc sát môi trường, có một ít sợi nấm khí sinh màu cam phát triển trên bề mặt mơi trường PD ở thời điểm 3 NSKC và có những chấm li ti màu cam chứa bào tử bên trong; mặt dưới đĩa petri, tản nấm có màu cam nhạt và rìa phát triển khơng đều. Đến thời điểm 7 NSKC, tản nấm là một khối màu cam nhạt, bên trên có những sợi nấm màu trắng cam và hình thành những đĩa đài màu đen nằm trên hoặc dưới mơi trường PD ; mặt dưới có màu cam hơi nâu và nhạt dần từ tâm ra rìa (Hình 3.3C & D).

26

3.2.1.3 Đặc điểm hình thái nấm Colletotrichum musae

Bào tử nấm hình thành trên môi trường PD hay mô bệnh và được chia thành hai dạng gồm hình trụ hai đầu trịn hoặc hình trụ một đầu cùn và một đầu nhọn. Bào tử hình thành trực tiếp từ sợi nấm hay những chấm li ti màu cam. Dạng bào tử hình trụ, nhọn một đầu thường được tìm thấy nhiều trên mơi trường PD cũng như khi nuôi cấy trên lame. Kích thước bào tử hình trụ hai đầu trịn và một đầu nhọn lần lượt là 13,75-20 x 5-7,5 µm (Hình 3.3E) và 10-20 x 3,75-5 µm (Hình 3.3F). Nấm có khả năng hình thành bào tử trên môi trường PD ở thời điểm 3 NSKC, nhận biết qua quan sát thấy những chấm li ti màu cam được hình thành trên mơi trường.

Nấm hình thành đĩa áp khi được nuôi cấy trên lame sau 2 ngày, hình dạng đĩa áp rất thay đổi và có 3 dạng chính. Đĩa áp có dạng hình trứng, hình thuyền hoặc bất dạng. Trong 3 dạng này thì dạng hình trứng và xẻ thùy bất dạng được tìm thấy phổ biến hơn dạng còn lại. Đĩa áp được thành lập trực tiếp từ bào tử hoặc từ sợi nấm, có màu nâu hoặc đen. Kích thước đĩa áp trong khoảng 8,75-17,5 x 3,75-7,5 µm (Hình 3.3G & H). Trong q trình ni cấy và quan sát đặc điểm của nấm Colletotrichum

musae trên môi trường PD khơng nhận thấy sự hình thành của gai cứng giống như

ghi nhận của Lim và ctv. (2002) và Abd-Elsalam và ctv. (2010).

Dựa theo những đặc điểm về sự phát triển của sợi nấm khí sinh màu trắng chuyển sang cam, sự hình thành những cấu trúc như đĩa đài và khơng nhận thấy sự hình thành gai cứng trên môi trường PD phù hợp với những đặc điểm mô tả của Lim và ctv. (2005), Photia và ctv. (2005), db-Elsalam và ctv. (2010) và Prema (2011) về loài nấm Colletotrichum musae. Đối với đặc điểm hình thái hay kích

thước bào tử và hình dạng, kích thước của đĩa áp trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Lim và ctv. (2002) và bd- lsalam và ctv. (2010). Qua những đặc điểm trên so sánh với tài liệu đã cơng bố có thể kết luận nấm gây bệnh thán thư và thối cùi trên chuối thuộc loài nấm Colletotrichum musae.

27

Hình 3.3: Đặc điểm tản nấm, bào tử và đĩa áp của nấm Colletotrichum sp.

A Đặ đ ể ả ấ Colletotrichum musae dạ ấ PDA C D ả ấ C. musae dạ a p ể PDA

E G o ử đĩa p ủa ả ấ C. musae dạ ấ ở ậ kí E40 F H o ử đĩa p ả ấ C. musae dạ a ở ậ kí E40

G F E A B C D H

28

3.2.2 Bệnh thối cùi do nấm Fusarium sp.

3.2.2.1 Triệu chứng bệnh

 Ngoài tự nhiên: mơ cùi chuối có màu đen, da cùi nhăn nheo và có những sợi nấm trắng như bơng phát triển trên bề mặt mơ cùi chuối (Hình 3.4A).

 Lây bệnh nhân tạo: triệu chứng bệnh xuất hiện ở thời điểm 3 NSLB, trên bề mặt mô cùi xuất hiện một vài sợi nấm màu trắng và mô cùi chuyển sang màu nâu. Đến thời điểm 7 NSLB, tồn bộ mơ cùi chuyển sang màu đen, mềm có nhiều sợi nấm màu trắng phát triển dày đặc như bông và bện chặt vào nhau. Kết quả này có một số đặc điểm khác với triệu chứng ngồi tự nhiên đó là mơ bệnh nhăn nheo, nguyên nhân khi chủng bệnh có tạo ẩm độ cho nấm phát triển (Hình 3.4B).

Dựa vào triệu chứng bệnh so sánh với tài liệu về triệu chứng thối cùi trên chuối sau thu hoạch giống với nghiên cứu của Snowdon (1991) và Ploetz (2003).

3.2.2.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trường PDA

Tản nấm phát triển nhanh, dày đặc trên môi trường PD ở điều kiện nhiệt độ phòng. Thời điểm 3 NSKC, sợi nấm màu trắng mọc bông nhô cao khỏi bề mặt môi trường; mặt dưới đĩa Petri, tản nấm có màu hồng cam nhạt dần và rìa phát triển khơng đều. Sau đó, mặt trên tản nấm phát triển chia thành hai phần: phần thứ nhất là một khối nhô cao hơn phần xung quanh nhưng ở giữa lõm xuống hệ sợi nấm mọc thưa hơn và có màu vàng nhạt; phần thứ hai của tản nấm mọc thấp hơn phần thứ nhất, hệ sợi nấm phát triển bện lại với nhau và có màu trắng ngà. Mặt dưới tản nấm, ở giữa có màu hồng cam, xung quanh màu vàng nhạt dần và rìa phát triển khơng đều (Hình 3.4C & D).

3.2.2.3 Đặc điểm hình thái nấm Fusarium sp.

Sợi nấm khơng màu, có vách ngăn, cành bào đài phân nhánh và bào tử đính từng cái riêng lẻ trên cành bào đài (Hình 3.4E). Nấm Fusarium sp. hình thành ba loại bào tử trên mơi trường PD gồm có đại bào tử, tiểu bào tử và bào tử áo. Đại bào tử chiếm đa số, dạng hình liềm hai đầu nhọn hoặc một đầu cong, khơng màu, có từ 2-5 vách ngăn trong đó bào tử 3 vách ngăn là chủ yếu, có kích thước 12,5-25 x 2,5-5,25 µm (Hình 3.4F) và đại bào tử nảy mầm khi ni cấy trên lame (Hình 3.4G). Tiểu bào tử dạng hình trụ, khơng màu và có kích thước 5-9,5 x 1,25-3,75 µm. Ngồi ra, nấm cịn hình thành bào tử áo có vách dày khi mơi trường PD nghèo dinh dưỡng, dạng chuỗi và có hình cầu (Hình 3.4H).

29

F

Hình 3.4: Triệu chứng bệnh và đặc điểm nấm Fusarium sp.

(A) & ( o ự k lây â ạo ở ờ đ ể 7 NSL (C) & (D Sự p ể ủa ả ấ Fusarium sp. ô ờ PDA

(E) & (F) C o đ a o ử đạ o ử đ ợ q a s d ớ kí ể E40 G Đạ o ử ảy ầ k ô ấy la e ở ậ kí E40

(H o ử o ấ Fusarium sp. đ ợ ì ừ sợ ấ q a s ở ậ kí (E40) E C A B F G D H

30

Những đặc điểm về sự phát triển tản nấm, hình dạng và kích thước tiểu bào tử, đại bào tử và bào tử áo phù hợp với các tài liệu nghiên cứu của Barrnet và Hunter (1998), Nguyễn Văn Bá và ctv. (2005), Burgess và ctv. (2009) và Pitt và Hocking (2009) thì đây chính là nấm Fusarium sp.

3.2.3 Bệnh thối trái do nấm Botryodiplodia theobromae (Lasiodiplodia

theobromae)

3.2.3.1 Triệu chứng bệnh

 Ngoài tự nhiên:

Trên trái: triệu chứng bệnh xuất hiện chủ yếu ở phần chóp trái. Ban đầu phần vỏ chóp trái có màu nâu nhạt chuyển dần sang màu nâu sậm hơn và khi đó hình thành những ổ nấm màu đen nhơ lên bề mặt vỏ trái. Sau đó, hình thành sợi nấm màu xám trắng phát triển xung quanh bộ chóp trái và chuyển sang màu xanh đen (Hình 3.5A, B, C & D).

Trên cùi chuối: phần mơ có màu đen, da nhăn nheo, có sự hình thành những ổ nấm màu đen nhô lên trên phần mô và chuỗi xoắn bào tử từ màu trắng chuyển sang xanh đen (Hình 3.5E).

 Triệu chứng sau khi lây bệnh nhân tạo

Trên trái: ban đầu mô chuyển sang màu nâu và xuất hiện những sợi nấm màu trắng xám ở thời điểm 3 NSLB (Hình 3.6 & B). Sau đó, những sợi nấm màu xám trắng chuyển sang màu xanh xám ở 5 NSLB và ổ nấm được hình thành bên dưới những cụm sợi nấm màu xám xanh ở thời điểm 7 NSLB (Hình 3.6C & D).

Trên cùi chuối: sau khi tiến hành lây bệnh nhân tạo trên cùi triệu chứng thể hiện rõ nhất ở thời điểm 7 NSLB. Triệu chứng thối cùi do nấm Botryodiplodia theobromae bắt đầu xuất hiện ở thời điểm 3 NSLB, ban đầu cùi chuối chuyển sang

màu nâu và hình thành những sợi nấm màu xám trắng bao phủ trên bề mặt cùi chuối. Khi những sợi nấm này chuyển sang màu xanh đen, nhiều ổ nấm màu đen được hình thành và mơ cùi trở nên đen hồn tồn ở thời điểm 7 NSLB (Hình 3.7A & B).

Dựa vào đặc điểm triệu chứng nấm gây hại phù hợp với triệu chứng bệnh ngồi tự nhiên nhưng chỉ có điểm khác đó là ổ nấm hình thành sau sự phát triển của sợi nấm. Kết quả này tương tự với báo cáo của Smoot (1971), Weber (1973), Snowdon (1991), Barkai-golan (2001) và Ploetz (2003) về triệu chứng thối trái và thối cùi trên chuối sau thu hoạch đã được cơng bố trên thế giới.

31

Hình 3.5: Sự phát triển triệu chứng thối trái và thối cùi do nấm Botryodiplodia

theobromae do nhiễm tự nhiên

(A) do ấ B. theobromae

Hì dạ ơ ó â ề ổ ấ đe đ ợ ì C Sự p ể ủa ổ ấ B. theobromae ô q a s d ớ kí so ổ D Mô yể sa đe ì ữ sợ ấ ắ sa a E do Botryodiplodia theobromae B A E C D

32

Hình 3.6: Triệu chứng thối trái nấm Botryodiplodia theobromae sau khi lây bệnh nhân tạo

A do ấ Botryodiplodia theobromae ở ờ đ ể 3 NSL (C) & (D) B. theobromae ở ờ đ ể 7 NSLB D C B A

33

3.2.3.2 Đặc điểm tản nấm trên môi trường PDA

Tản nấm phát triển rất nhanh trên môi trường PD khi ở nhiệt độ phòng. Ở thời điểm 2 ngày sau khi cấy (NSKC), hệ sợi nấm đã phát triển đầy bề mặt môi trường đĩa Petri và bắt đầu chuyển dần từ màu trắng sang trắng xám. Đến thời điểm 3NSKC, mặt trên tản nấm có nhiều hệ sợi nấm khí sinh phát triển trên mặt môi trường PD , phần giữa có màu trắng xám và xung quanh gần rìa màu xám xanh;

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành bảo vệ thực vật giám định nấm gây bệnh sau thu hoạch trên chuối (musa sapientum l.) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)