Các biến trong mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động của một số ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 45)

STT Các chỉ tiêu Tên biến Diễn giải

1 Rủi ro hoạt động

Y Biến phụ thuộc, các biến độc lập sẽ được dùng để diễn giải cho biến phụ thuộc Y

2 Yếu tố con người

CN Biến độc lập, bao gồm các yếu tố như trình độ học vấn, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng.

3 Yếu tố hệ thống

HT Biến độc lập, bao gồm các yếu tố như sự gián đoạn của hệ thống thông tin, các yếu tố công nghệ thông tin, các thiết bị phần mềm, phần cứng.

4 Yếu tố bên ngoài

BN Biến độc lập, bao gồm các yếu tố như gian lận khách hàng, thiên tai, bạo loạn, bị phá hoại, trộm cắp, tình hình chính trị

5 Yếu tố pháp lý PL Biến độc lập gồm các yếu tố như hệ thống pháp luật không rõ ràng, thiếu các quy định, quy chế về các quy định ngân hàng và các sản phẩm phức tạp.

(Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả)

Kết luận chƣơng 1:

Trong chương 1, tác giả đã tổng hợp các lý thuyết liên quan đến RRHĐ của ngân hàng. Tác giả chỉ ra khái niệm, loại hình các loại RRHĐ mà NHTM thường gặp phải, tác giả cũng tổng hợp được các nguyên nhân chính gây ra RRHĐ cho hệ thống NHTM và các hậu quả mà RRHĐ gây nên. Từ đó, đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động của các NHTM bao gồm: yếu tố con người, yếu tố pháp lý, yếu tố hệ thống và yếu tố bên ngoài. Từ các yếu tố trên, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu để nêu lên thực trạng các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến RRHĐ của NHTM trong chương 2.

35

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NHTM VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 2.1 Thực trạng tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam trên địa bàn TPHCM

2.1.1. Tình hình các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM

Sau khi nhà nước Việt Nam chuyển đổi loại hình cho phù hợp với tình hình mới, nền kinh tế thị trường ra đời. Theo đó hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng thay đổi và chia làm hai cấp gồm NHNN Việt Nam và các Ngân hàng chuyên doanh. Tiền thân của các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM là Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng Cổ phần Phát triển Nhà. Trong đó, Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương là NHTM Cổ phần đầu tiên của cả nước được thành lập vào năm 1987, với đầy đủ chức năng về tiền tệ, tín dụng đối nội và đối ngoại khi có Luật cơng ty và Pháp lệnh ngân hàng. Và sau khi có Pháp lệnh Ngân hàng, các ngân hàng khác xuất hiện bao gồm: Á Châu, Đông Á, Phương Đông, Ngân hàng Việt Á. Ngoài ra, các NHTM trên địa bàn TP.HCM còn được hình thành từ việc hợp nhất các hợp tác xã tín dụng. Các ngân hàng này chiếm đại đa số các NHTM cổ phần tại TP.HCM gồm 12 ngân hàng cổ phần: Nam Á, Đại Nam, Mê Kông, Nam Đô, Việt Hoa, Quế Đô, Phương Nam, Đệ Nhất, Gia Định, Tân Việt, Sài Gịn Thương Tín, Nơng thơn An Bình.

Trong hồn cảnh hình thành với mặt tích cực là nhằm giải quyết các hậu quả cũ, nhưng do được đặt trong giải pháp tình thế, nên có những nhược điểm nhất định. Vốn điều lệ của các ngân hàng khá thấp, trong đó có một số ngân hàng có vốn điều lệ khơng phù hợp, hiệu quả hoạt động trong thời kỳ đầu thành lập nhìn chung là khơng cao. Trong q trình phát triển, chúng ta đã chứng kiến sự ngưng hoạt động của các ngân hàng như Ngân hàng Việt Hoa, Ngân hàng Nam Đô, Mê Kông, Đại Nam. Nhưng nhìn chung, các NHTM đã có những đóng góp tích cực trong q trình

36

dân cư phục vụ cho nhu cầu sản xuất tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh kinh doanh giữa các ngân hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ và kỹ thuật nghiệp vụ. Đến nay thì con số NHTM có hội sở ngay tại TP.HCM đã lên đến 15 ngân hàng và tác giả chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng của một số NHTM tiêu biểu, có quy mơ lớn để làm đại diện như ACB, EximBank, SacomBank, DongA Bank...

Bảng 2.1: Bảng thống kê các NHTM Việt Nam có hội sở trên địa bàn TP.HCM

STT Tên Ngân Hàng Địa chỉ Vốn điều lệ

(tỷ đồng)

Số CN & PGD

1 Á Châu (ACB) 442 Nguyễn Thị Minh Khai,

Quận 3, TP. HCM 9.377 81 2 An Bình (ABB) 170 Hai Bà Trưng, phường

Đa Kao, Quận 1, TP. HCM 4.797 30 3

Bản Việt Toà Nhà số 112-114-116- 118 Hai Bà Trưng, P. ĐaKao, Quận 1, TP. HCM

3.000 16

4 Đông Á (EAB) 130 Phan Đăng Lưu, Quận

Phú Nhuận, TP. HCM 5.000 50 5 Nam Á ( NAMA BANK) 201-203 Cách mạng tháng 8, phường 4, Quận 3, TP. HCM 3.000 14 6 Nam Việt (Navibank)

Số 3, 3A, 5 Sương Nguyệt

Ánh, Quận 1, TP. HCM 3.010 20 7 Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) Số 9 Võ Văn Tần, Quận 3, TP. HCM 3.369 10 8 Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank)

25 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

37

9 Phương Đông (OCB)

45 Lê Duẩn, Quận 1, TP.

HCM 3.000 25 10 Phương Nam

(PNB)

279 Lý Thường Kiệt, Quận

11, TP. TP. HCM 4.000 35 11 Sài Gòn (SCB) 927 Trần Hưng Đạo, Quận

5, TP. HCM 10.583 47 12 Sài Gịn Cơng Thương Số 2C- Phó Đức Chính, Quận 1, TP. HCM 3040 33 13 Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. HCM 10.740 72 14 Việt Á (VIETA Bank) 119-121 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 3.098 17 15 Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) Tầng 8 Tòa nhà Vincom, số 72 Lê Thánh Tôn và 47 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM 12.355 42

(Nguồn: Thống kê của NHNN đến 1/6/2014)

2.1.2. Hoạt động của các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM 2.1.2.1. Đặc trưng của TP.HCM cho hoạt động ngân hàng 2.1.2.1. Đặc trưng của TP.HCM cho hoạt động ngân hàng

Thành phố Sài Gịn – Hồ Chí Minh có lịch sử hơn 3 thế kỷ. Từ rất sớm, nơi đây đã trở thành trung tâm thương mại sầm uất, giao lưu với nước ngoài rất nhộn nhịp. Vào những năm đầu 1990, TP.HCM đã trở thành một trung tâm công nghiệp, văn hóa, khoa học kỹ thuật, một trung tâm giao dịch quốc tế, một đầu mối giao thông quan trọng, một trung tâm du lịch và là một trong 3 thành phố lớn nhất nước. Vì vậy TP.HCM là nơi có đặc trưng rất riêng biệt để phát triển trung tâm kinh tế - xã hội đa phương diện.

38

Hơn nơi nào hết, TP.HCM chính là trung tâm tài chính của Việt Nam, chủ yếu xuất phát từ lợi thế so sánh của TP.HCM so với khu vực và quốc gia ở những điểm nổi bật như là nơi hội tụ tất cả các loại hình hoạt động tài chính - tiền tệ, các dịch vụ tài chính, cơng cụ tài chính tiền tệ và là môi trường thuận lợi để tạo ra một thị trường tài chính rộng lớn, đa dạng và có tốc độ tăng trưởng cao. Đồng thời nơi đây cũng giữ vai trò quan trọng trong tư cách là một trung tâm điều tiết cung cầu vốn – tiền tệ mang tầm cỡ quốc gia và đang vươn sức cạnh tranh ra khu vực và quốc tế.

TP.HCM cịn đóng vai trị là trung tâm phát triển nhân lực cho phía nam chủ yếu và cũng là nơi hội tụ các nguồn lao động dồi dào với nhiều cấp độ về trình độ, chuyên môn khác nhau, cạnh tranh nhau mạnh mẽ. Nguồn di cư ồ ạt vào thành phố khiến cho dân cư TP.HCM có nhiều thành phần, xã hội phức tạp. Đây là nguyên căn của mọi vấn đề cần được giải quyết của hoạt động ngành ngân hàng tại TP.HCM.

Tóm lại, TP.HCM là nơi hội tụ tất cả các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành tài chính tiền tệ nói riêng. Với vai trị là trung tâm kinh tế của cả nước, và những đặc trưng ở trên, tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn TP.HCM mang những tố chất riêng biệt để phát triển hoạt động ngân hàng. Nhưng cũng chính mơi trường q năng động, dân cư nhiều thành phần như TP.HCM cũng là chất dung môi cho RRHĐ của ngân hàng tồn tại và phát triển.

2.1.2.2. Tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM Trong giai đoạn 2008 - 2013, nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế TP.HCM nói riêng gặp nhiều khó khăn trong quá trình tăng trưởng và phát triển do khó khăn từ kinh tế vĩ mơ, chịu tác động ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên hoạt động ngân hàng trên địa bàn cũng khơng nằm ngồi q trình đó. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng vẫn đáp ứng vốn và dịch vụ ngân hàng cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế thành phố trong giai đoạn này, đảm bảo ổn định kinh tế, duy trì và phục hồi sản xuất - kinh doanh, góp phần duy trì và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong giai đoạn này. Tại địa bàn

39

TP.HCM, các NHTM luôn nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút khách hàng.

Hình 2.1 là sự so sánh tổng tài sản của một số NHTM lớn như ACB, Techcombank,

DongA Bank, Sacombank, Eximbank, HDBank, đại diện cho các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM từ 2008 đến năm 2013 để cho thấy quy mô hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn hiện nay:

ĐVT: tỷ đồng

Hình 2.1: So sánh Tổng tài sản của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2013

(Nguồn: Sự tổng hợp của tác giả từ các báo cáo thường niên của các NHTM)

Về khoản mục tổng tài sản, Hình 2.1 cho thấy rõ các ngân hàng đã không

ngừng mở rộng quy mô, gia tăng thêm tài sản qua các năm. Khoảng cách về quy mô của các ngân hàng thời gian đầu có thể cịn khá xa nhưng đến năm 2013, xét trên tổng tài sản, các ngân hàng đều có sức lớn mạnh như nhau. Trong giai đoạn này,

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ACB Eximbank Sacombank

40

việc mở rộng quy mô của các ngân hàng thu hẹp lại và chú trọng hơn về phát triển chiều sâu của ngân hàng. Xét về chỉ tiêu lợi nhuận, thì các NHTM càng chứng tỏ được khả năng kinh doanh của mình một cách rõ rệt hơn trong Hình 2.2.

ĐVT: tỷ đồng

Hình 2.2: So sánh Lợi nhuận trước thuế của một số NHTM Việt Nam giai đoạn

2008-2013

(Nguồn: Sự tổng hợp của tác giả từ các báo cáo thường niên của các NHTM)

Về sự so sánh về chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thì các ngân hàng đều có sự tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng từ năm 2008-2011, đặc biệt là ngân hàng Eximbank, tăng từ 969 tỷ lên đến 4.056 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2012, cùng với việc giảm quy mô hoạt động, các ngân hàng cũng rơi vào tình trạng lợi nhuận sau thuế giảm một cách thảm hại. ACB, Eximbank mức lợi nhuận chỉ xoay quanh mức 1000 tỷ đồng, riêng chỉ có Sacombank, với chính sách quản lý tốt của mình đã giữ

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ACB Eximbank Sacombank TechcomBank DongA Bank HD Bank

41

vững được sự tăng trưởng lợi nhuận ln ở mức cao. Cịn với Ngân hàng HDBank thì từ 2008 đến 2013 thì mức tăng lợi nhuận khơng đáng kể, chỉ xấp xỉ xoay quanh mức 500 tỷ đồng. So với các NHTM khác trong cùng địa bàn, thì với mức lợi nhuận của HDBank cũng như DongA Bank là vơ cùng thấp nhưng với quy mơ của mình, thì kết quả hoạt động của các NHTM này có thể cũng được cho là hợp lý. Bên cạnh đó các chỉ tiêu như vốn huy động, dư nợ cho vay của các ngân hàng cũng phát triển theo xu hướng tăng nhanh trong năm 2008- 2011 nhưng lại giảm đột ngột đến cuối năm 2013 giống với tổng tài sản và lợi nhuận. Chỉ có những ngân hàng với quy mơ nhỏ thì vẫn duy trì được việc tăng lượng vốn huy động và dư nợ cho vay trong quy mơ của mình. Điều đó được thể hiện ở Bảng 2.2

Bảng 2.2: Chỉ tiêu vốn huy động và dư nợ cho vay của một số NHTM Việt

Nam trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2008-2013

Đvt: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn huy động ACB 75.113 108.992 137.881 185.637 140.700 151.000 Eximbank 32.331 47.000 70.705 72.777 85.519 82.650 Sacombank 58.635 86.335 126.204 111.513 123.753 140.770 TechcomBank 41.365 62.347 80.551 88.648 111.462 119.978 DongA Bank 29.797 36.714 47.756 48.120 61.691 67.421 HD Bank 14.266 17.119 29.048 39.684 46.368 76.304 nợ cho vay ACB 34.833 62.358 87.195 102.809 102.800 107.000 Eximbank 21.232 38.580 62.346 74.663 74.922 83.354 Sacombank 33.708 55.497 77.486 79.429 197.022 110.297 TechcomBank 26.343 42.092 52.928 63.451 68.261 70.275 DongA Bank 25.571 34.687 38.436 44.003 51.658 55.449 HD Bank 6.175 8.231 11.728 13.848 21.148 44.030

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng ACB, Sacombank và Eximbank, Techcombank, DongABank, HDBank)

42

Hơn nữa, tác giả cịn so sánh một số chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM trong thời điểm cuối năm 2013 đầu năm 2014 để thấy rằng bên cạnh những bước tăng trưởng khơng ngừng vẫn cịn có những thách thức tồn tại trong Bảng 2.3 khi tỷ lệ nợ xấu còn tăng cao.

Bảng 2.3: Chỉ số tài chính của các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM

trong quý I/2014

Đvt: tỷ đồng

Quý I/2014 Tỷ lệ tăng so với 2013

Vốn huy động 1.175.000 0,36% Dư nợ cho vay 954.000 0,12% Tỷ lệ nợ xấu 45.850 2,26%

(Nguồn: Theo thống kê của NHNN chi nhánh TP.HCM)

Về tổng quan chung, thị trường tiền tệ tiếp tục phát triển mặc dù 2008 - 2013 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Các hoạt động dịch vụ ngân hàng vẫn được các ngân hàng trên địa bàn quan tâm phát triển. Mức độ ứng dụng công nghệ ngày càng cao, hầu hết NHTM trên địa bàn đều phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; đảm bảo thanh tốn chuyển tiền nhanh, kịp thời, an tồn và bảo mật. Dịch vụ ngân hàng, đặc biệt dịch vụ tài khoản cá nhân; dịch vụ thẻ phát triển nhanh. Hiện nay, thẻ ATM với nhiều chức năng và tiện ích như rút tiền, gửi tiền; thanh toán, chuyển tiền… rất tiện lợi cho người sử dụng. Tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn đã chi trả lương qua tài khoản…Hoạt động của các định chế tài chính trung gian, các NHTM ngày càng chuyên nghiệp hơn, cùng cạnh tranh và phát triển.

Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng trên địa bàn vẫn còn tồn tại những hạn chế và khó khăn nhất định: chất lượng tăng trưởng chưa cao, chưa bền vững, hoạt động ngân hàng cịn tiềm ẩn rủi ro cao. Trong đó, nợ xấu và hiệu quả hoạt động vẫn cịn

43

là các yếu tố có tác động trực tiếp đến chất lượng tăng trưởng của các NHTM tại TPHCM. Năng lực cạnh tranh còn hạn chế do năng lực quản trị điều hành; do chất lượng dịch vụ; chiến lược kinh doanh; năng lực tài chính… chưa cao, khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khu vực và nước ngồi cịn hạn chế.

Hệ quả của quá trình này là các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM dễ chịu tác động từ những biến động thị trường, nhất là giai đoạn khó khăn và những yếu kém xuất hiện như trong thời gian qua. Trong đó, nguồn nhân lực ngân hàng đã và đang bộc lộ những yếu kém và hạn chế cả về trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Những vụ án phát sinh trong giai đoạn 2010-2014 đặc biệt có liên quan trực tiếp đến yếu tố con người.

Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng tạo áp lực rất lớn đến tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, địi hỏi các TCTD cần phải tiếp tục đổi mới, tái cơ cấu, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng. Điều đó, địi hỏi cần một số giải pháp để hệ thống ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò là định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế. Và trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mơ hình tăng trưởng của kinh tế Thành phố, hệ thống ngân hàng trên địa bàn vẫn đang tìm lối đi cho riêng mình.

Cuối năm 2013, theo đánh giá của UBND TP.HCM, việc cơ cấu lại hệ thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động của một số ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn TP HCM (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)