1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến RRHĐ của NHTM
1.3.4. Yếu tố pháp lý
Là yếu tố có thể gây ra thiệt hại cho ngân hàng từ sự không rõ ràng của các hoạt động pháp lý hoặc không rõ ràng trong việc áp dụng và hiểu các hợp đồng, luật hay quy chế.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật. Nếu những quy định của pháp luật khơng rõ ràng, khơng đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho lĩnh vực tài chính tiền tệ nói chung và trong hoạt động ngân hàng nói riêng thực hiện tốt các quy định đó. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh. Đây là cơ sở pháp lý để ngân hàng khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra. Điều đó giúp ngân hàng đủ cơ sở để tăng cường hoạt động của mình. Nhưng ngược lại nếu ngân hàng hoạt động trong một mơi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu tính chặt chẽ và nhất quán, thì hoạt động của ngân hàng sẽ khó vận hành hiệu quả. Chưa kể đến trường hợp xảy ra tranh chấp thì ngân hàng có khả năng phải chịu thiệt hại vì khơng có cơ sở pháp lý giải quyết.
Ngồi ra yếu tố pháp lý cịn thể hiện ở chỗ việc tuân thủ nội bộ và bên ngoài kém. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm hai bộ phận: Một là, hệ thống cơ chế kiểm tra nội bộ, đây là một hình thức kiểm tra được cài đặt ngay trong quy trình nghiệp vụ được thực hiện bởi những nhân viên nghiệp vụ tại các đơn vị giao dịch trực tiếp với khách hàng và tất cả những ai tham gia vào quá trình xử lý nghiệp vụ, và bởi các lãnh đạo cao cấp. Hai là, bộ phận kiểm tốn nội bộ, đây là hình thức kiểm tra
nằm ngồi quy trình nghiệp vụ, được thực hiện bởi những người độc lập với quy trình nghiệp vụ và khơng chịu trách nhiệm về quy trình nghiệp vụ đó, đó là những kiểm toán viên nội bộ. Mục đích của việc ban hành các quy chế tuân thủ nội bộ nhằm sử dụng các nguồn lực và quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng một cách hiệu quả; đảm bảo chắc chắn các quyết định và chế độ quản lý đã được ngân hàng
16
và các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành được thực hiện đúng về thể thức và giám sát mức độ hiệu quả, hợp lý của chế độ đó. Đồng thời hệ thống này còn giúp phát hiện kịp thời những vướng mắc trong kinh doanh để hoạch định và thực hiện biện pháp đối phó; ngăn chặn, phát hiện sai phạm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng; đảm bảo việc lập báo cáo tài chính kịp thời, hợp lệ và tuân theo các yêu cầu pháp định có liên quan. Vì vậy việc khơng tn thủ quy chế nội bộ và bên ngồi có thể dẫn đến việc tài sản và thơng tin của ngân hàng có thể bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích. Điều này khơng chỉ phụ thuộc vào ý thức cá nhân của nhân viên ngân hàng mà phần lớn còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cấp trên.
Yếu tố pháp lý cịn có thể biểu hiện ở việc sản phẩm của ngân hàng quá phức tạp hoặc tư vấn tồi. Để tăng sức cạnh tranh, ngân hàng thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, rất nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng được tung ra, bao gồm những loại sản phẩm phức tạp, vượt quá tầm hiểu biết của nhân viên và khách hàng. Dẫn đến hệ lụy khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sai mục đích, gây thiệt hại cho ngân hàng.
Ở một số nước, yếu tố rủi ro pháp lý bắt nguồn từ sự không rõ ràng của quan điểm pháp lý. Cũng là một quy đinh pháp luật, một quy chế, nhưng có thể chưa có văn bản hướng dẫn nên dẫn đến tình trạng mỗi bên hiểu và thực hiện theo một hướng khác nhau. Và hậu quả là việc thực hiện khơng thống nhất có thể gây thiệt hại cho ngân hàng.