Quy mô tiền gửi (Deposit):

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 29 - 30)

7. Kết cấu luận văn:

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA

1.3.1.6. Quy mô tiền gửi (Deposit):

Nguồn vốn huy động từ khách hàng đƣợc xem là yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh của một NHTM, khi nguồn vốn này dồi dào đồng nghĩa với việc ngân hàng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tƣ và cho vay. Theo kết quả nghiên cứu của Holden và El-Banany (2004) khi các khoản đầu tƣ và cho vay hiệu quả gia tăng sẽ đem đến lợi nhuận nhiều hơn. Naceur và Goaied (2001) kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng lợi nhuận của ngân hàng Tunisia, giai đoạn 1980-1995 đã chỉ ra rằng các ngân hàng hoạt động tốt nhất là các ngân hàng duy trì đƣợc lƣợng tiền gửi của khách hàng so với tổng tài sản ở mức cao hơn.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác nhƣ Davydenko (2011), khi nghiên cứu các ngân hàng tại Ukraina, tìm thấy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tiền gửi và lợi nhuận biên. Lý giải cho điều này là do đặc điểm riêng của tiền gửi. Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng phân loại theo mục đích gồm: Tiền gửi giao dịch và phi giao dịch. Với tiền gửi giao dịch, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào, chỉ hƣởng lãi suất không kỳ hạn thƣờng khá thấp (tại Agribank là 1%, 31/10/2014). Với tiền gửi phi giao dịch, khách hàng đƣợc hƣởng lãi suất cao hơn (kỳ hạn 1 tháng tại Agribank là 4%; 12 tháng là 6.3%, 31/10/2014). Từ đó, chúng ta thấy rằng nếu tính thanh khoản của ngân hàng đƣợc đảm bảo thì việc đầu tƣ hay cho vay bằng nguồn tiền gửi giao dịch sẽ có chi phí thấp hơn tiền gửi phi giao dịch, và bằng nguồn tiền gửi phi giao dịch có kỳ hạn ngắn sẽ có chi phí thấp hơn kỳ hạn dài, do lãi phải trả khách hàng ít hơn. Sự mất cân đối giữa hai loại tiền gửi cũng nhƣ giữa các loại kỳ hạn huy động có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Theo nhận định của Naceur và Goaied (2008), chỉ tiêu quy mô tiền gửi trên tổng thu nhập quốc nội còn thể hiện sự phát triển của ngành ngân hàng trong nền kinh tế, thể hiện ở sơ đồ 1.1 với biến SBS, viết tắt cho “Size of Banking Sector”. Lƣợng tiền gửi vào ngân hàng so với thu nhập của nền kinh tế càng lớn, thể hiện sự quan tâm của ngƣời dân đối với lĩnh vực này càng nhiều và ngành ngân hàng càng phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)