Những thành tựu và phần thƣởng cao quý:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 41)

7. Kết cấu luận văn:

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

2.1.3. Những thành tựu và phần thƣởng cao quý:

Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về vốn, tài sản, số lƣợng, cán bộ, nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng.

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ đại lý lớn nhất Việt Nam với 1,043 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ, từng kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nơng nghiệp Nơng thơn Châu Á Thái Bình Dƣơng viết tắt là APRACA tại nhiệm kỳ 2008-2010.

Những phần thưởng cao quý:

 Danh hiệu “ Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” năm 2003.

 Huân chƣơng Độc lập hạng ba năm 2004, hạng hai năm 2007.

 Huân chƣơng lao dộng hạng hai năm 1998.

 Giải thƣởng Sao vàng Đất Việt năm 2008.

 Top 10 thƣơng hiệu mạnh Việt Nam; Cúp vàng Doanh nghiệp Phát triển bền vững năm 2008;

 Chứng nhận Top 10 thƣơng hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do VCCI và Nielsen cấp năm 2008.

 Agribank đƣợc Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) bình chọn danh hiệu số 1 của TOP 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007, có uy tín trong khu vực và thế giới.

2.2. THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2013:

2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank: 2.2.1.1. Tổng tài sản:

Phụ lục 2.1 thể hiện tổng tài sản của Agribank so sánh với hai ngân hàng thƣơng mại cổ phần trong nƣớc có quy mơ vốn lớn là Vietinbank và Vietcombank trong giai đoạn 2006-2007. Nhìn chung tổng tài sản của các ngân hàng tăng liên tục qua các năm và Agribank luôn đạt giá trị tổng tài sản lớn nhất trong ba ngân hàng, năm 2013 giá trị tổng tài sản của Agribank lên đến 626,390 tỷ đồng cao nhất giai đoạn 2006-2013. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng bình quân (15%) lại thấp nhất so với hai ngân hàng còn lại Vietcombank là 16% và cao nhất là Vietinbank với 26%.

Agribank chiếm ƣu thế về tài sản trƣớc hết là nhờ vào mạng lƣới rộng khắp từ các thành phố đến các tỉnh, các huyện nên có cơ sở vật chất hiện hữu lớn. Trên nền tảng cơ sở hình thành từ lâu đời, Agribank không cần mở rộng thêm địa bàn hoạt động nhƣ đối với Vietinbank và Vietcombank, vì vậy phần nào tốc độ tăng trƣởng bình quân tài sản thấp hơn. Ngoài ra, lƣợng tiền mặt và các tái sản tƣơng đƣơng tiền, các khoản phải thu của Agribank lớn hơn hẳn Vietinbank và Vietcombank. Với quy mô tài sản lớn nhƣ Agribank, về giá trị gần gấp đơi mỗi ngân hàng cịn lại, thì việc điều tiết, duy trì và phân bổ tài sản để sinh lợi hợp lý, quan trọng hơn đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng. Bởi gia tăng tài sản có thể sẽ làm phát sinh thêm nhiều chi phí khiến hiệu suất giảm dần theo quy mô.

Phụ lục 1.2 cho thấy tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản của Agribank hầu hết đạt 97%, trong khi với Vietinbank và Vietcombank tỷ lệ này ln đƣợc duy trì là 98% suốt giai đoạn 2006-2013. Nhƣ vậy, tuy quy mô tài sản của Vietinbank và Vietcombank nhỏ hơn Agribank nhƣng hai ngân hàng này đã biết tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có tốt hơn.

2.2.1.2. Huy động vốn:

Nhìn chung, nguồn vốn của Agribank luôn tăng qua các năm nhƣng tốc độ tăng trƣởng chậm dần từ năm 2006 đến năm 2011. Trong đó, giai đoạn 2006-2007, nguồn vốn của Agribank tăng trƣởng mạnh nhất, năm 2007 so với năm 2006 tăng 31.85%, giai đoạn 2010-2011, tốc độ tăng trƣởng thấp nhất với 6.5% (phụ lục 2.2).

Năm 2011 là năm nền kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hƣởng của khủng hoảng và suy thối kinh tế tồn cầu, mặt khác, NHNN quy định về trần lãi suất huy động đối với Việt Nam đồng và đô la Mỹ giữa bối cảnh lạm phát đang ở mức cao làm cho lãi suất tiền gửi kém hấp dẫn. Điều này đã tác động không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của Agribank nói riêng và hệ thống ngân hàng thƣơng mại nói chung. Tuy tăng trƣởng chậm lại nhƣng Agribank đã đạt đƣợc mục tiêu kế hoạch đề ra: vốn huy động tăng từ 5% đến 7%, mức huy động năm 2011 là 505,792 tỷ đồng vẫn cao hơn nhiều so với các NHTM khác nhƣ Vietcombank 241,700 tỷ đồng ; BIDV 244,838 tỷ đồng; Eximbank 72,777 tỷ đồng.

Năm 2012 và 2013, nguồn vốn huy động của Agribank tiếp tục dẫn đầu trong số các NHTM lớn trong nƣớc nhƣ Vietinbank, Vietcombank và BIDV. Năm 2013, tổng nguồn vốn của Agribank đạt 626,39 tỷ đồng, gần gấp đôi lƣợng vốn huy động đƣợc của mỗi ngân hàng còn lại, tăng 15.92% so với năm 2012. Tốc độ tăng trƣởng này hơn hẳn BIDV (11.83%) nhƣng thấp hơn Viecombank (16.42%) và Vietinbank (26.08%). Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn tại Agribank luôn đạt đƣợc mức tăng trƣởng nhất định qua các năm. Trong đó, vốn trung dài hạn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng từ 15% đến 25% tổng vốn huy động, vốn huy động có kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao từ 55% đến 65%, vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 10%-20% tổng vốn huy động.

2.2.1.3. Hoạt động Tín dụng:

Tổng dƣ nợ cho vay:

Tổng dƣ nợ của Agribank tăng qua các năm (xem phụ lục 2.3), tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng tín dụng chậm dần. Điều này đã đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng trƣởng tín dụng phù hợp với tăng trƣởng nguồn vốn, hạn chế rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của Agribank qua các năm ln thấp hơn mức trung bình tồn ngành, thậm chí giai đoạn tăng trƣởng nhanh nhất 2006-2007, Agribank đạt 32.6% khi mức tăng trƣởng tín dụng trung bình tồn ngành là 53.9%.

Năm 2012, trong bối cảnh kinh tế tăng trƣởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp phải đối diện với tình trạng hàng tồn kho lớn và chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến

hoạt động tín dụng trở nên khó khăn hơn, mức tăng trƣởng trung bình tồn ngành thấp nhất ở mức 8.9% qua các năm. Tuy nhiên, do đặc thù hoạt động của Agribank bên cạnh mục tiêu lợi nhuận là chú trọng phục vụ khu vực “Tam nông”, để thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/07/2010 “Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” Agribank đã thúc đẩy các chƣơng trinh cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu lƣơng thực, thuỷ hải sản, cà phê…Tổng dƣ nợ năm 2012 là 480,452 tỷ đồng, tăng 10.53% so với năm 2011, và cao hơn nhiều so với toàn ngành chỉ ở mức 8.9%. Trong đó, dƣ nợ cho vay nơng nghiệp, nông thôn của Agribank đạt 320,909 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66.6%/ tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế.

Trong ba năm triển khai Nghị định 41, giai đoạn 2010-2013, dƣ nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Agribank luôn tăng cao đặc biệt ở các khu vực nhƣ Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Nam Định, Kon Tum, Phú Thọ. Năm 2013, khi tình hình kinh tế - xã hội vẫn cịn diễn biến phức tạp, Chính phủ và NHNN vẫn duy trì chính sách tài khố và chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, tuy vậy mức tăng trƣởng tín dụng tồn ngành vƣợt mức so với kế hoạch đề ra 12.51% ( theo kế hoạch là 12%). Dƣ nợ của Agribank năm 2013 tăng 10.44% so với 2012, và thấp hơn so với toàn ngành. Tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế là 530,601 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 378,985 tỷ đồng, tăng 18.1% so với năm 2012, chiếm 71.4%/tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế.

Nhƣ hầu hết các NHTM khác, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dƣ nợ của Agribank, và có xu hƣớng tăng dần qua các năm, xem phụ lục 2.4.

Năm 2013, tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm 65.53%/tổng dƣ nợ, tỷ lệ cao nhất so với các năm trƣớc đây. Dƣ nợ ngắn hạn tăng lên phần nào giảm bớt rủi ro tín dụng cho ngân hàng, nhƣng theo đó áp lực giải ngân và thu hồi vốn đúng hạn cũng tăng lên. Điều này địi hỏi các cán bộ tín dụng của Agribank cần chú ý theo dõi thƣờng xuyên để kịp thời thu hồi gốc và lãi, xử lý nợ, hạn chế tình trạng nhảy nhóm nợ, có nguy cơ trở thành nợ xấu ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nợ xấu:

Theo đồ thị ở phụ lục 2.5, từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới, giai đoạn 2008- 2013, tỷ lệ nợ xấu (NPLs) của Agribank luôn cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng. Nợ xấu ngày càng tăng với tốc độ nhanh hơn trong giai đoạn 2008-2011 và có chiều hƣớng giảm đi vào giai đoạn 2011-2013.

Nợ xấu tồn đọng trong hệ thống ngân hàng do chƣa có phƣơng án giải quyết triệt để, phần lớn các NHTM thƣờng chọn giải pháp tình thế là cho vay đảo nợ khiến nợ xấu càng ngày càng tăng lên. Thêm vào đó, tác động của suy thối kinh tế khiến hoạt động kinh doanh, bn bán gặp khó khăn dẫn đến nhiều khách hàng vay mất khả năng trả nợ. Tình hình bất ổn cả bên trong lẫn bên ngồi khiến khơng ít các NHTM đứng trƣớc thách thức khơng nhỏ vì nợ xấu, và Agribank cũng khơng phải là ngoại lệ. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của Agribank cao nhất trong các năm ở mức 6.1%. Năm 2013, với sự ra đời của công ty Quản lý và Khai thác Tài sản Việt Nam (VAMC), nhƣ một phƣơng án giải cứu cho hệ thống ngân hàng. Theo nội dung Nghị định của Chính phủ có hiệu lực kể từ ngày 9/7/2013 quy định các tổ chức tín dụng có nợ xấu từ 3% trở lên sẽ buộc phải bán nợ cho VAMC. Nhờ đó tình hình nợ xấu tồn ngành tuy tăng khá mạnh trong 4 tháng đầu năm ở mức 4.67% nhƣng đã giảm dần sau 2 tháng còn 4.46%, và ở mức 3.63% vào cuối năm thấp hơn so với năm 2012, thể hiện qua đồ thị ở phụ lục 2.6.

Một số ngân hàng TMCP nhƣ ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank), Sài gòn (SCB) và Sài gòn – Hà Nội (SHB) đã thực hiện bán nợ cho VAMC với tổng giá trị lên đến 800 tỷ đồng. Riêng với Agribank, đến hết ngày 31/12/2013, đã giải quyết 10,198 tỷ đồng nợ xấu thông qua việc bán nợ cho VAMC giúp giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 4.7%. Nhƣ vậy trong hai năm 2012 và 2013 Agribank đã từng bƣớc giảm tỷ lệ nợ xấu gần 1% mỗi năm để thực hiện đƣợc kế hoạch năm 2013 đƣa tỷ lệ này về dƣới mức 5%.

2.2.1.4. Hoạt động thanh toán trong nƣớc:

Agribank dựa trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng về mở tài khoản và thanh toán trên phạm vi cả nƣớc, thơng

qua các hệ thống thanh tốn nội bộ và kết nối nối thanh toán với 14 loại sản phẩm dịch vụ. Các sản phẩm dịch vụ là thế mạnh của Agribank gồm: Thu Ngân sách Nhà nƣớc; Kết nối thanh tốn với khách hàng; Thanh tốn hóa đơn và các sản phẩm mới triển khai nhƣ: Nhờ thu tự động; Dịch vụ chuyển và nhận tiền nhiều nơi (Agri-Pay). Phát huy tích cực thế mạnh mạng lƣới và công nghệ, Agribank phát triển thêm các dịch vụ thanh toán nhƣ: dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ.

Doanh thu phí dịch vụ từ ngân quỹ năm 2013 đạt 136.4 tỷ đồng tăng 7.9 tỷ đồng (+6.1%) so với năm 2012. Doanh thu từ dịch vụ thu ngân sách Nhà nƣớc tại tất cả các chi nhánh có tài khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nƣớc, trong năm 2013, đạt 115,604 tỷ đồng, tăng 33.62% so với năm 2012. Dịch vụ kết nối với khách hàng: Chƣơng trình CMS đƣợc xây dựng và cung cấp cho khách hàng từ năm 2009 đến năm 2013 đạt tổng số lƣợng giao dịch là 381,693 (giảm 2.24% so với năm 2012) với tổng giá trị giao dịch đạt 320,317 tỷ đồng (giảm 39.7% so với năm 2012). Ngồi ra, các hình thức dịch vụ nhƣ nhờ thu động, Mobile Banking, Internet Banking cũng đạt đƣợc những thành công nhất định.

Nhƣ vậy, trong năm 2013, các sản phẩm dịch vụ trong nƣớc của Agribank đang dần chiếm đƣợc niềm tin và sự ƣa chuộng của khách hàng, góp phần khơng nhỏ làm tăng thu nhập từ dịch vụ của Agribank.

2.2.1.5. Hoạt động thanh toán quốc tế:

Trong những năm gần đây, ngoài ảnh hƣởng chung từ cuộc suy thối kinh tế tồn cầu thì ở Việt Nam, sự phục hồi nền kinh tế vẫn chƣa thực sự bền vững, chính sách ổn định tỷ giá, chênh lệch giá mua - bán ngoại tệ thấp, các cơ chế thắt chặt tín dụng của Chính phủ, sự cạnh tranh giữa các NHTM, và cơ chế hạn chế mở thƣ tín dụng L/C của riêng Agribank đã có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Doanh số thanh toán quốc tế tăng dần trong giai đoạn 2006-2008, đạt giá trị lớn nhất trong năm 2008 ở mức 10.64 tỷ đơ la Mỹ, sau đó liên tục giảm vào giai đoạn 2008-2013, ngoại trừ có tăng nhẹ vào 2012 từ 7.73 tỷ đơ la Mỹ năm 2011 lên 7.99 tỷ đô la Mỹ, minh hoạ tại phụ lục 2.7.

Ngƣợc lại với tình hình giảm sút doanh số thanh tốn quốc tế vào giai đoạn 2008-2010, phí thu từ dịch vụ này vẫn tăng đều từ năm 2006 đến năm 2010, sau đó giảm trong ba năm 2011, 2012 và 2013, đạt giá trị cao nhất trong năm 2010 với 368 tỷ đồng, thể hiện qua biểu đồ tại phụ lục 2.8. Nhƣ vậy, doanh số thanh tốn quốc tế cao khơng nhất thiết phản ánh thu nhập từ hoạt động này của ngân hàng cũng cao vì doanh số khơng hẳn đã tỷ lệ thuận với phí dịch vụ thu đƣợc. Năm 2013, doanh số thanh toán quốc tế của Agribank giảm 0.31 tỷ đô la Mỹ so với năm 2012 nhƣng phí dịch vụ lại cao hơn, ƣớc đạt 280.4 tỷ đồng, tăng khoảng 3.59% so với năm 2012 và chiếm 12.7% trong tổng thu phí dịch vụ của cả hệ thống Agribank. Điều này chứng tỏ Agribank đang chuyển hƣớng hoạt động thanh toán quốc tế thiên về “chất” khi doanh số giảm song mức phí thu về vẫn tăng cao.

Agribank còn triển khai hoạt động thanh toán biên mậu với các nƣớc láng giềng có chung biên giới là Trung Quốc và Lào (chủ yếu là với thị trƣờng Trung Quốc). Tuy nhiên, trong năm 2013 hoạt động chuyển đổi CNY-USD bị giảm sút nên ảnh hƣởng đến nguồn thu về kinh doanh ngoại tệ, kéo theo mức phí thu đƣợc tại cả hai thị trƣờng trong năm 2013 giảm 23.54% so với năm 2012.

2.2.1.6. Nghiệp vụ thẻ:

Kết quả triển khai nghiệp vụ thẻ toàn hệ thống đến hết ngày 31/12/2013: Tổng số lƣợng thẻ phát hành lũy kế của Agribank đạt 12.842.571 thẻ, chiếm khoảng 20% thị phần về phát hành thẻ tồn thị trƣờng. Doanh số thanh tốn thẻ đạt 226.874 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2012, chiếm khoảng 19% thị phần; Doanh số sử dụng thẻ đạt 212.074 tỷ đồng, tăng 46.6% so với năm 2012, chiếm khoảng 19,5% thị phần. Với tốc độ tăng trƣởng liên tục số lƣợng thẻ phát hành qua các năm (trình bày tại phụ lục 2.9), Agribank cũng chú trọng đầu tƣ mở rộng và nâng cấp các thiết bị thanh toán, chấp nhận thẻ trên toàn quốc. Đến hết ngày 31/12/2013, số lƣợng máy ATM của Agribank đạt 2.300 máy ATM, chiếm khoảng 15% thị phần về số lƣợng ATM; Số lƣợng EDC/POS của Agribank đạt 8.545 thiết bị, chiếm tỷ lệ khoảng 7,2% thị phần toàn thị trƣờng (xem phụ lục 2.10).

2.2.1.7. Hoạt động cung ứng các sản phẩm và dịch vụ khác:

Agribank phát triển hợp tác với nhiều đơn vị: Bảo hiểm, hàng không… phát triển mới nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, cung cấp đến các đối tƣợng là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu sử dụng.

Đối với chƣơng trình hợp tác bán vé máy bay: Doanh thu bán vé lũy kế đến 31/12/2013 đạt 35.500 triệu đồng, giảm 13,2% so với năm 2012, có sự giảm sút này là do hãng hàng khơng áp dụng nhiều chƣơng trình khuyến mãi, giảm giá vé trong năm 2013. Tuy doanh số có giảm nhƣng hoa hồng và phí dịch vụ Agribank thu đƣợc đạt 1.020 triệu đồng, tăng 19,4% so với năm 2012.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)