Xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 34)

Từ các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển doanh và phát triển bền vững doanh nghiệp, Phan Văn Đàn (2016) đưa ra mơ hình chín yếu tố mơi trường tác động đến sự phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu gồm Khách hàng, Xu hướng thị trường, Thiếu nhu cầu các bên liên quan, Chính sách hỗ trợ Nhà nước, An sinh xã hội, Lực lượng lao động, Chủ sở hữu/ Người quản lý, Chất lượng sản phẩm và Phịng chống ơ nhiễm môi trường. Phan Văn Đàn nghiên cứu và đưa ra mơ hình phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, đây là các doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủy sản hữu hình nên nó có những nét đặc trưng riêng so với lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu mà tác giả đang tìm hiểu nên cần có sự điều chỉnh các yếu tố cho phù hợp. Trong luận văn này, tác giả kế thừa các bảy yếu tố mơi trường nhưng có điều chỉnh tên gọi yếu tố cho phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu và đề xuất hai yếu tố môi trường mới là Các hiệp định song phương và đa phương và Tiềm lực tài chính để tạo nên cơ sở xác lập các yếu tố môi trường cho mơ hình nghiên cứu đề xuất của mình.

(1) Khách hàng:

Trong bất cứ lĩnh vực nào của nền kinh tế, yếu tố khách hàng ln đóng vai trị quyết định, có khách hàng mới có nhu cầu để sản xuất, có khách hàng mới có yêu cầu dịch vụ. Trong lĩnh vực dịch vụ, yếu tố sản xuất và tiêu thụ dịch vụ xảy ra đồng thời (Bùi Thanh Tráng và Nguyễn Đơng Phong, 2014), chính khách hàng mới là yếu tố quyết định lựa chọn nhà cung ứng dịch vụ, dựa trên kỳ vọng của khách hàng về những giá trị mà dịch vụ mang lại. Do đó, bất cứ doanh nghiệp nào cũng ra sức cung cấp dịch vụ tốt nhất nhằm thu hút khách hàng chuyển từ dịch vụ của đối thủ cạnh tranh sang sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình. Bản thân doanh nghiệp cần hiểu rõ các áp lực thu hút khách hàng, áp lực giữ chân khách hàng nhằm ổn định doanh thu, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo nền tảng vững chắc

để doanh nghiệp ổn định và phát triển bền vững. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đa phần là doanh nghiệp nhỏ, yếu và thiếu vốn, hơn ai hết, họ cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc có được khách hàng để doanh nghiệp hoạt động, từ những khách hàng ban đầu, họ sẽ rút ra bài học kinh nghiệm cho mình để duy trì và phát triển khách hàng một cách tốt nhất.

Nghiên cứu của Phan Văn Đàn (2016) cho rằng hiện nay áp lực khách hàng về yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao, bên cạnh đó áp lực về dịch vụ chăm sóc khách hàng cần phải ln được chú trọng và đảm bảo, doanh nghiệp cần thu hút khách hàng mới để hướng đến phát triển bền vững đồng thời cần có biện pháp giảm thiểu rủi ro thơng qua việc đa dạng hóa khách hàng. Việc cải thiện và nâng cao hiệu quả trong chăm sóc khách hàng đảm bảo giữ được khách hàng truyền thống và tìm thêm khách hàng mới, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thêm mặt hàng mới. Do đó, giả thuyết về yếu tố khách hàng được đặt ra như sau:

H1: Khách hàng có mối quan hệ cùng chiều với phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

(2) Xu hướng thị trường:

Có những cơng ty chun về logistics, họ vận chuyển mọi thứ từ bó hoa đến thiết bị máy móc cơng nghiệp. Ngày nay, một cơng ty sản xuất thường hợp đồng với một công ty logistics để xử lý nhiều chức năng logistics (F. Robert Jacobs & Richard B. Chase, 2014). Các doanh nghiệp nước ngoài đã hoạt động trong lĩnh vực logistics từ rất lâu, họ tích lũy kinh nghiệm, họ xây dựng cơng nghệ cũng như các giá trị tích hợp nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp của họ. Các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ cung cấp dịch vụ chiếm phần nhỏ trong hoạt động logistics, thuộc dạng doanh nghiệp siêu nhỏ, chủ yếu lấy cơng làm lời, khơng có nhiều lợi nhuận tích lũy mở rộng cũng như đầu tư cho phát triển. Bên cạnh đó, khả năng gia nhập ngành và đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành ngày càng gia tăng, doanh nghiệp cần tạo nên sự khác biệt hóa, chuyên biệt hóa lĩnh vực hoạt động của mình để tăng lợi thế cạnh trạnh thơng qua các sáng kiến phát triển bền vững.

Các doanh nghiệp cần nắm rõ xu hướng thị trường tác động đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, để hướng tới phát triển bền vững doanh nghiệp nên duy trì thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới đồng thời nâng cao sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng hiện tại thông qua các sáng kiến phát triển bền vững và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt đến khách hàng (Phan Văn Đàn, 2016). Giả thuyết về yếu tố xu hướng thị trường như sau:

H2: Xu hướng thị trường có mối quan hệ cùng chiều với phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

(3) Chuỗi cung ứng:

F. Robert Jacobs & Richard B. Chase (2014) khi đề cập về “chuỗi cung ứng xanh” đã viết: một phần quan trọng của các giải pháp bền vững ở các tổ chức quốc tế là sự kiểm tra chặt chẽ các dấu ấn môi trường của chuỗi cung ứng. Thuật ngữ “dấu ấn – môi trường” đề cập đến tác động tạo ra ở môi trường do việc vận hành chuỗi cung ứng. Việc các doanh nghiệp bố trí các nỗ lực xanh xun suốt tồn bộ các quy trình chuỗi cung ứng là cần thiết bắt đầu với việc phát triển sản phẩm, tìm ngườn cung ứng, sản xuất, đóng gói, vận tải, thực hiện theo nhu cầu và quản trị kết thúc. Quản trị logistics, một quy trình có liên quan đến vận tải, có lẽ là một trong những nỗ lực xanh đã được thảo luận trong quản trị chuỗi cung ứng. Hiệu suất vận tải và chi phí vận tải có sự liên quan trực tiếp giữa hiệu suất vận tải và chi phí vận tải. Tối thiểu hóa số dặm vận tải, sử dụng các phương thức vận chuyển hàng hóa hiệu quả hơn và tăng cường công suất sử dụng qua việc gom hàng làm giảm mức tiêu thụ năng lượng và chi phí vận tải, đồng thời giảm khí thải cacbon.

Để tạo ra lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp hoạt động ngày càng chuyên mơn hóa, tập trung phát triển sản phẩm cốt lõi của mình, vì thế, hoạt động thuê ngoài và thiết lập chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo duy trì sự thơng suốt, tiết kiệm thời gian và chi phí, từ đó giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Với đặc trưng là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, việc đầu tư vào trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu dịch vụ logistics là điều không tưởng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, hơn ai hết, cần phải thiết lập được chuỗi cung ứng

phù hợp nhất với chiến lược dịch vụ của doanh nghiệp, từng bước đồng bộ và đồng nhất chất lượng dịch vụ trong chuỗi cung ứng, cùng nhau hướng tới phát triển bền vững. Vì vậy, giả thuyết về chuỗi cung ứng là:

H3: Chuỗi cung ứng có mối quan hệ cùng chiều với phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

(4) Chính sách điều tiết của Nhà nước:

Thương mại dịch vụ phát triển ngày càng mạnh mẽ do đó yêu cầu các doanh nghiệp phải luôn tự hồn thiện mình để tồn tại và phát triển nếu không sẽ bị loại khỏi ngành bởi thị trường. Mặc dù, những nhà kinh tế học ủng hộ học thuyết “bàn tay vơ hình” cho rằng, sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế, làm bóp méo thị trường, tạo nên sự ỷ lại từ phía các doanh nghiệp nên họ làm ăn kém hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn cịn rất nhiều chính sách bảo trợ của Nhà nước cho một số ngành và lĩnh vực nhất định thông qua các rào cản phi thuế quan. Với lĩnh vực dịch vụ logistics nói chung, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng, Chính sách điều tiết của Nhà nước trong định hướng phát triển doanh nghiệp bằng các chính sách pháp luật thơng thống, cởi trói cho doanh nghiệp tự do kinh doanh theo sở trường của mình trong phạm vi ngành nghề mà pháp luật không cấm kinh doanh, trong giáo dục, định hướng nghề nghiệp, đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng u cầu cơng việc từ đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí đào tạo, trong xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và trong tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển bền vững.

Chính sách kinh tế của Chính phủ tác động rất mạnh đến sự phát triển bền vững, đối với doanh nghiệp dễ bị tổn thương có sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và môi trường bền vững (Phan văn Đàn, 2016), cho nên giả thuyết tiếp theo về yếu tố chính sách điều tiết như sau:

H4: Chính sách điều tiết của Nhà nước có mối quan hệ cùng chiều với phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Các hiệp định song phương và đa phương đóng vai trị ngày càng quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế, bằng cách cắt giảm thuế quan, hạn chế bảo hộ, làm cho dòng chảy thương mại ngày càng thông suốt và mạnh mẽ. Khơng đứng ngồi xu thế đó, Việt Nam đang tham gia vào rất nhiều hiệp định thương mại song phương cũng như đa phương, tạo đà cho sản xuất, thương mại, dịch vụ phát triển, thu hút đầu tư nước ngồi, từ đó làm gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là lợi thế để phát triển thương mại dịch vụ và cũng là bất lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở ngay trên thị trường nội địa bằng việc cam kết mở cửa thương mại dịch vụ của Chính phủ khi tham gia các hiệp định song phương và đa phương. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cần nhận diện ra được tiềm năng phát triển cùng các cơ hội mà thị trường mang lại, đồng thời nhìn ra được rủi ro, thách thức để né tránh hay khắc phục. Do đó, giả thuyết về các hiệp định song phương và đa phương như sau:

H5: Các hiệp định song phương và đa phương có mối quan hệ cùng chiều với phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

(6) Nguồn nhân lực:

Bên cạnh nhân tố khách hàng, nguồn nhân lực chiếm một vị trí quan trọng trong sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là người chuyển giao dịch vụ, tiếp xúc khách hàng, thu hẹp khoảng cách trong kỳ vọng của khách hàng (Bùi Thanh Tráng và Nguyễn Đông Phong, 2014). Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu càng phát triển thì nhu cầu nhân lực ngày càng nhiều, doanh nghiệp cần phải tìm cách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp. Đặc trưng của dịch vụ này là kinh nghiệm, nhân viên phải tiếp xúc, phải thực hiện qua cơng việc đó một lần thì lần sau sẽ thực hành trôi chảy hơn và mỗi loại hàng hóa sẽ có yêu cầu dịch vụ khác nhau do đó yêu cầu nhân viên phải nắm được nhiều quy trình khác nhau; nhân viên thường xuyên tiếp xúc với các đồng nghiệp bên ngoài nên khả năng thay đổi công việc là rất cao, doanh nghiệp cần nắm rõ sự cam kết gắn bó của nhân viên để có chính sách giữ chân và

cần đa dạng nguồn nhân lực của mình bằng quản lý tri thức để họ hài lịng trong cơng việc.

Thực chất của việc phát triển lực lượng lao động là tìm cách nâng cao chất lượng của lực lượng lao động, đây là kết quả tổng phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, đảm bảo được quy mô về số lượng và chất lượng lực lượng lao động phù hợp hiện tại và sự phát triển bền vững doanh nghiệp trong tương lai (Phan Văn Đàn, 2016). Giả thuyết về yếu tố Nguồn nhân lực được đặt ra là:

H6: Nguồn nhân lực có mối quan hệ cùng chiều với phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

(7) Chủ sở hữu:

Chủ sở hữu là người đề ra chiến lược vận hành doanh nghiệp, chủ sở hữu phải luôn tin rằng doanh nghiệp của mình phát triển bền vững và biết truyền cảm hứng sang nhân viên, tạo cho họ niềm tin và định hướng nghề nghiệp ổn định, cam kết gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Trong một giai đoạn nào đó, chủ sở hữu phải chấp nhận giảm lợi nhuận do tăng chi phí đầu tư vào chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, chủ sở hữu phải tạo ra mơi trường làm việc an tồn cho nhân viên, tạo ra phúc lợi, an sinh xã hội để đảm bảo cuộc sống gia đình họ cũng như đối với mơi trường bên ngồi, góp phần tạo ra văn hóa doanh nghiệp lan tỏa trong tập thể cơng ty. Chủ sở hữu doanh nghiệp được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về chun mơn, quản lý nhằm nâng cao kiến thức kinh nghiệm để đáp ứng địi hỏi cơng việc ngày càng cao hơn đã phát huy được hiệu quả, họ đã thể hiện được sự nhạy bén, chủ động, linh hoạt trong điều hành, giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh (Phan Văn Đàn, 2016). Từ đó, giả thuyết yếu tố chủ sở hữu như sau:

H7: Chủ sở hữu có mối quan hệ cùng chiều với phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

(8) Chất lượng dịch vụ:

Chất lượng dịch vụ liên quan đến năng lực của người cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng hay vượt qua những mong đợi của khách hàng. Sự đo lường hiệu quả hoạt

động chính là chất lượng dịch vụ được nhận thức (Bùi Thanh Tráng và Nguyễn Đông Phong, 2014). Xu hướng thị trường ngày càng nhộn nhịp với các dịch vụ th ngồi chuỗi cung ứng tạo nên mơi trường đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, phát triển dịch vụ logistics, các doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu không những chỉ tập trung vào lĩnh vực cốt lõi, lĩnh vực thế mạnh của doanh nghiệp mà còn tập trung vào chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng bằng đầu tư vào phương tiện vật chất hữu hình, nâng cao độ tin cậy, năng lực và chất lượng phục vụ, cung cấp dịch vụ nhanh chóng, hỗ trợ, quan tâm chú ý đến từng khác hàng. Có như vậy, doanh nghiệp mới thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ, từng bước nâng cao uy tín thương hiệu, hướng tới phát triển bền vững. Giả thuyết về yếu tố chất lượng dịch vụ như sau:

H8: Chất lượng dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

(9) Tiềm lực tài chính:

Tài chính doanh nghiệp là các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp, hình thái vật chất của các quỹ bằng tiền này có thể là nhà cửa, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền và các loại chứng khốn có giá (Nguyễn Thị Ái Vân, 2011). Đây là điểm yếu nhất của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Với số vốn ít ỏi của mình, các doanh nghiệp rất khó tự chủ về tài chính để đảm bảo thực hiện các đơn hàng lớn. Trước mắt, các doanh nghiệp cần có kế hoạch tài chính rõ ràng, đảm bảo vốn lưu động để thực hiện dịch vụ cho khách hàng hiện có, từng bước khẳng định uy tín, thương hiệu để kêu gọi vốn đầu tư nhằm mở rộng hoạt động, đa dạng hóa dịch vụ phục vụ khách hàng. Khi doanh nghiệp phát triển bền vững và có kế hoạch kinh doanh tốt sẽ dễ dàng vay vốn ngân hàng, đồng thời, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của chính phủ cũng sẽ trợ giúp cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có hướng phát triển bền vững. Và giả thuyết về tiềm lực tài chính như sau:

H9: Tiềm lực tài chính có mối quan hệ cùng chiều với phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)