Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)

4.5 Phân tích hồi qui tuyến tính bội

4.5.7 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết

Tám yếu tố thuộc các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là các biến độc lập: xu hướng thị trường và hiệp định (TT), chất lượng sản phẩm dịch vụ (CL), chủ sở hữu (SH), nguồn nhân lực (NL), khách hàng (KH), chuỗi cung ứng (CU), Chính sách điều tiết của Nhà nước (CS), tiềm lực tài chính (TC) đều có mức ý nghĩa quan sát Sig. < 0.05 (bảng 4.9), do đó đều có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8 trong mơ hình nghiên cứu điều chỉnh được chấp nhận. Nói chính xác, các biến độc lập: xu hướng thị trường và hiệp định (TT), chất lượng sản phẩm dịch vụ (CL), chủ sở hữu (SH), nguồn nhân lực (NL), khách hàng (KH), chuỗi cung ứng (CU), Chính sách điều tiết của Nhà nước (CS), tiềm lực tài chính (TC) ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu (BV)

Từ phương trình hồi qui ta có thể thấy phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu (BV) phụ thuộc vào 8 yếu tố như giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu điều chỉnh đưa ra là: xu hướng thị trường và hiệp định (TT), chất lượng sản phẩm dịch vụ (CL), chuỗi cung ứng (CU), nguồn nhân lực (NL), khách hàng (KH), Chính sách điều tiết của Nhà nước (CS), tiềm lực tài chính (TC), chủ sở hữu (SH)

Xu hướng thị trường và hiệp định

Giả thuyết H1: Xu hướng thị trường và hiệp định có ảnh hưởng tích cực đến

phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “Xu hướng thị trường và hiệp định” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0,000), với giá trị β = 0.164 > 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H1 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu “xu hướng thị trường

và hiệp định” càng tốt thì doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu càng phát triển bền vững.

Chất lượng sản phẩm dịch vụ

Giả thuyết H2: Chất lượng sản phẩm dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến phát

triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “Chất lượng sản phẩm dịch vụ” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0,003), với giá trị β = 0.116 > 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H2 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu “chất lượng sản phẩm dịch vụ” càng tốt thì doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu càng phát triển bền vững.

Chủ sở hữu

Giả thuyết H3: Chủ sở hữu có ảnh hưởng tích cực đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “Chủ sở hữu” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0.003), với giá trị β = 0.119> 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H3 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu “chủ sở hữu” càng tốt thì doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu càng phát triển bền vững.

Nguồn nhân lực

Giả thuyết H4: Nguồn nhân lực có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển bền

vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “nguồn nhân lực” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0.000), với giá trị β = 0.339> 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H4 được chấp nhận. Với dữ liệu thu thập được, có thể kết luận yếu tố này có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Khách hàng

Giả thuyết H5: Khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “Khách hàng” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0.001), với giá trị β = 0,166> 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H5 được chấp nhận. Với dữ

liệu thu thập được, có thể kết luận yếu tố này có ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Chuỗi cung ứng

Giả thuyết H6: Chuỗi cung ứng có ảnh hưởng tích cực đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “Chuỗi cung ứng” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0,000), với giá trị β = 0,161> 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H6 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu “Chuỗi cung ứng” càng tốt thì doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu càng phát triển bền vững.

Chính sách điều tiết của Nhà nước

Giả thuyết H7: Chính sách điều tiết của Nhà nước có ảnh hưởng tích cực đến

phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “Chính sách điều tiết của Nhà nước” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0.016), với giá trị β = 0.098> 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H7 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu “Chính sách điều tiết của Nhà nước” càng tốt thì doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu càng phát triển bền vững.

Tiềm lực tài chính

Giả thuyết H8: Tiềm lực tài chính ảnh hưởng tích cực đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

Yếu tố “Tiềm lực tài chính” có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% (sig. = 0,002), với giá trị β = 0.128 > 0, điều này chứng tỏ rằng giả thuyết H8 được chấp nhận. Với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu “Tiềm lực tài chính” của doanh nghiệp càng nhiều thì doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu càng phát triển bền vững.

Bảng 4-11 Kết quả kiểm định các giả thuyết.

Giả

thuyết Tên giả thuyết

Mức ý nghĩa

(Sig)

Beta

chuẩn hóa Kết quả

H1

Xu hướng thị trường và hiệp định ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.000 0.164 Chấp

nhận

H2

Chất lượng sản phẩm dịch vụ ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.003 0.116 Chấp

nhận

H3

Chủ sở hữu ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.003 0.119 Chấp

nhận

H4

Nguồn nhân lực ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.000 0.339 Chấp

nhận

H5

Khách hàng ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.001 0.166 Chấp

nhận

H6

Chuỗi cung ứng ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.000 0.161 Chấp

nhận

H7

Chính sách điều tiết của Nhà nước ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.016 0.098 Chấp

H8

Tiềm lực tài chính ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

0.002 0.128 Chấp

nhận

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Trong đó, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa là nguồn nhân lực với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.339 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.000 < 0.05; thứ hai là khách hàng với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.166 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.001; thứ ba là xu hướng thị trường và hiệp định với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.164 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.000 < 0.05; thứ tư là chuỗi cung ứng với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.161 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.000 < 0.05; thứ năm là tiềm lực tài chính với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.128 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.002 < 0.05; thứ sáu là chủ sở hữu với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.119 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.003 < 0.05; thứ bảy là chất lượng sản phẩm dịch vụ với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.116 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.003 < 0.05; và cuối cùng là Chính sách điều tiết của Nhà nước với hệ số hồi qui Beta chuẩn hóa là 0.098 với mức ý nghĩa (Sig) là 0.016 < 0.05.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)