Sau khi kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đã có sự thay đổi và chỉ còn lại 33 biến quan sát (bảng 4.5), hai yếu tố xu hướng thị trường và các hiệp định song phương và đa phương nhóm lại thành một yếu tố do các hiệp định song phương và đa phương chỉ là một trong các xu hướng vận động của thị trường, nó khơng tách ra khỏi xu hướng thị trường, bảy yếu tố cịn lại, mặc dù có sự loại biến trong yếu tố Chính sách điều tiết của Nhà nước, nhưng tính chất của mỗi yếu tố vẫn không thay đổi.
Thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu gồm 5 biến quan sát (bảng 4.6) vẫn giữ nguyên. Do đó, mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết ban đầu (trình bày ở chương 2) được điều chỉnh lại như sau:
Giả thuyết H1: Xu hướng thị trường và hiệp định ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Giả thuyết H2: Chất lượng sản phẩm dịch vụ ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Giả thuyết H3: Chủ sở hữu ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Giả thuyết H4: Nguồn nhân lực ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Giả thuyết H5: Khách hàng ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Giả thuyết H6: Chuỗi cung ứng ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Giả thuyết H7: Chính sách điều tiết của Nhà nước ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Giả thuyết H8: Tiềm lực tài chính ảnh hưởng cùng chiều đến phát triển bền vững doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Hình 4.1 Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh