Khả năng sử dụng xơ thực vật của gia súc dựa trên cấu trúc của đƣờng tiêu hóa và vi sinh vật cộng sinh, nhƣng cũng cần phải dựa trên cấu tạo của răng, miệng, tuyến nƣớc bọt và kích thƣớc của gia súc. Hoạt động phân hủy xơ có tƣơng quan rất chặt chẽ với trọng lƣợng cơ thể, thời gian giữ lại thức ăn trong đƣờng tiêu hóa có tƣơng quan chặt với trọng lƣợng cơ thể cũng chỉ ra tỉ lệ tiêu hóa của xơ rất liên quan với thời gian giữ lại thức ăn trong đƣờng tiêu hóa. Phƣơng pháp in vivo đánh giá rất xác thực hiệu quả sử dụng thức ăn của gia súc, thức ăn đƣợc ăn vào giữ lại trong đƣờng tiêu hóa phân hủy, phần cịn lại thải theo phân.
Phƣơng pháp này chƣa nêu đƣợc các chất dinh dƣỡng sau khi vào cơ thể sẽ đi đâu và sử dụng vào mục đích gì, nhƣng nó cũng đã nêu đƣợc mối quan hệ giữa thức ăn và con vật, nghĩa là thức ăn sau khi vào cơ thể con vật đƣợc tiêu hóa nhiều hay ít sẽ là cơ sở để so sánh các loại thức ăn với nhau. Việc xác định tỉ lệ tiêu hóa theo phƣơng pháp này đòi hỏi phải thu nhặt phân hằng ngày, xác định lƣợng thức ăn tiêu thụ hằng ngày cùng lƣợng phân thải ra, phân tích thành phần thức ăn tiêu thụ và
phân thải ra sẽ xác định đƣợc tỉ lệ tiêu hóa. Phƣơng pháp này cho mức tỉ lệ tiêu hóa biểu kiến chính xác, dễ dàng thực hiện trong điều kiện kỹ thuật phịng thí nghiệm chƣa thật đầy đủ và áp dụng rộng rãi, ít tốn chi phí tuy nhiên nó địi hỏi nhiều cơng sức.