Loại thức ăn
Giá trị dinh dƣỡng, % DM
DM OM CP EE NDF ADF Ash
Bã đậu nành 8,38 95,7 23,8 4,85 32,2 27,1 4,29
DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; CP: protein thơ; EE: béo thơ; NDF: xơ trung tính; ADF: xơ axit; Ash: khoáng tổng số. (Nguyen Thi Kim Dong et al., 2005).
2.7.3 Bã bia
Bã bia là sản phẩm tách ra sau khi lên men bia phần nƣớc đƣợc sử dụng làm bia. Phần bã tƣơi còn chứa các chất dinh dƣỡng, các chất men và xác vi sinh vật.
Bã bia tƣơi là loại thức ăn chứa nhiều nƣớc, có mùi thơm và vị ngon. Hàm lƣợng khống, vitamin (chủ yếu là vitamin nhóm B) và đặc biệt là hàm lƣợng đạm trong bã bia cao. Do đó bã bia có thể coi là loại thức ăn bổ sung đạm. Hơn nữa, thành phần xơ trong bã bia rất dễ tiêu hóa nên có tác dụng kích thích vi sinh vật phân giải xơ trong dạ cỏ phát triển vì thế bã bia có thể dùng để bổ sung cho khẩu phần cơ sở là rơm rạ cho kết quả tốt (Nguyễn Xuân Trạch, 2003). Ngồi ra bã bia cịn chứa các sản phẩm lên men có tác dụng kích thích tính ngon miệng và kích thích tiết sữa tốt. Thành phần và dinh dƣỡng của bã bia còn phụ thuộc vào tỉ lệ nƣớc, nguồn gốc sản xuất và thời gian bảo quản. Bã bia ƣớt dể bị phân giải làm mất dƣỡng chất. Nếu dự trữ trong điều kiện yếm khí thì thời gian dự trữ có thể đến 1-2 tuần.
Bảng 6 Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của bã bia
Loại thức ăn
Giá trị dinh dƣỡng, %DM
DM OM CP EE NDF Ash
Bã bia 27,6 94,8 25,3 10,5 51.2 5,20
Nguồn: Trương Hoàng Nam (2008) DM: vật chất khô;OM: vật chất hữu cơ;CP: protein thơ; EE: béo thơ;NDF : xơ trung tính ;Ash : khống
2.7.4 Urê
Cơng thức hóa học: H2N-CO-NH2, Urê sử dụng cho trâu bò ăn thƣờng là có nguồn gốc từ phân bón. Dê, cừu nói riêng và động vật nhai lại nói chung có khả năng sử dụng nguồn đạm phi protein thay thế một phần protein thực trong khẩu phần, urê là một trong những nguồn cung cấp chất đạm phi protein rẻ tiền mà vi sinh vật ở dạ cỏ của dê có khả năng sử dụng để tổng hợp thành protein cho vi sinh vật, vi sinh vật khi xuống dạ múi khế sẽ là nguồn cung cấp protein cho vật chủ.
Khi vào dạ cỏ, urê bị phân hủy thành amoniac (NH3) và khí carbonic (CO2) nhờ enzyme do vi sinh vật sống trong dạ cỏ tiết ra. Amoniac sẽ là nguồn cung cấp chất đạm cho vi sinh vật tổng hợp thành đạm protein của vi sinh vật. Một phần amoniac đƣợc hấp thu vào máu đến gan, tại gan, amoniac đƣợc chuyển hóa thành urê. Một phần urê đƣợc thải ra ngoài qua nƣớc tiểu, một phần theo nƣớc bọt trở lại dạ cỏ, tại đây, vi sinh vật sử dụng tiếp tục trở lại.
Liều dùng: Đối với gia súc nhai lại chƣa quen sử dụng urê thì phải có thời gian làm quen bằng cách mỗi ngày cho ăn một ít và tăng dần đến mức độ cho phép đối với từng loài gia súc. Urê đƣợc sử dụng không quá 1% (tính trên vật chất khơ) trong khẩu phần hay 1/3 tổng số protein của khẩu phần (Ensminger & Olentime, 1994). Liều ngộ độc: Do urê dùng làm thức ăn cho trâu bò thƣờng là dạng tinh thể chứa 44-46% N, cũng có dạng dung dịch chứa 400 g/urê/lít hoặc 184 g/nitơ/lít. Sử dụng urê không hợp lý hoặc quá liều có thể gây ngộ độc urê. Liều 30 g/urê/100 kg thể trọng cho uống 1 lần/ngày có thể gây chết hay ngộ độc mạnh nếu con vật nhịn đói hoặc ăn ít thức ăn gluxit dễ lên men nhƣ bột, đƣờng. Nếu urê dùng với khẩu phần giàu ngũ cốc thì liều độc trên 50 g/100 kg thể trọng (Lê Đức Ngoan et al., 2005).
2.7.5 Dừa và các sản phẩm, phụ phẩm của dừa
Cây dừa là một trong các cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới, phân bố rộng rải từ vĩ độ 20 bắc xuống tận vĩ độ 20 nam của đƣờng xích đạo với tổng diện tích 12,47 triệu ha đƣợc trồng tại 93 quốc gia, trong đó các quốc gia thuộc Hiệp hội dừa Châu Á - Thái bình dƣơng (APCC) chiếm tới 10.762 ha. Cây dừa cung cấp nguồn thực phẩm (chủ yếu là chất béo), nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu với sản lƣợng hằng năm đạt 12,22 triệu tấn cơm dừa khô. Dừa là lọai cây trồng cho thu họach hàng tháng, từ quả dừa cho đến tất cả các bộ phận của cây dừa đều có thể cho ra nhiều lọai sản phẩm khác nhau, trong đó có nhiều sản phẩm có giá trị nhƣ dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, than gáo dừa, than họat tính, chỉ xơ dừa, các lọai thảm, lƣới,... phục vụ sinh hoạt trong gia đình và cho mục đích cơng nghiệp, nơng nghiệp. Một đặc tính quan trọng là có thể ni, trồng xen nhiều lọai cây trồng trong vƣờn dừa: chuối, cam, qt, chanh, hồ tiêu, ca cao, rau cải, ni tơm cá, ong mật,... góp phần tăng thu nhập, tạo một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, tận dụng đƣợc tài nguyên đất đai và thiên nhiên nhiệt đới (ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, nƣớc) một cách hợp lý, tham gia hiệu quả vào chƣơng trình quốc gia xóa đói giảm nghèo.
Hiện nay có hơn 100 sản phẩm đƣợc sản xuất từ cây dừa, Philippines xuất khẩu hơn 50 loại sản phẩm từ dừa và dầu dừa cũng vẫn đƣợc xuất khẩu với số lƣợng lớn. Những sản phẩm từ dừa có nhu cầu đang gia tăng trên thị trƣờng thế giới nhƣ là sữa dừa, bột sữa dừa, cơm dừa nạo sấy, than hoạt tính, các sản phẩm từ chỉ xơ dừa.
Chính vì thế mà cây dừa đƣợc xem nhƣ là một trong những quà tặng vĩ đại nhất mà thiên nhiên đã ban tặng cho con ngƣời, cây của 1001 công dụng, cây của đời sống.
2.7.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa trên thế giới
Cây dừa tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong các quốc gia trồng dừa, đặc biệt là khu vực Châu Á-Thái bình dƣơng. Diện tích và sản lƣợng dừa tiếp tục gia tăng cùng với giá cả hấp dẫn hơn của những sản phẩm nhƣ là sữa dừa, cơm dừa nạo sấy,... giúp các nƣớc trồng dừa tăng thêm nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dừa.
Sản lƣợng dừa thế giới hiện nay đạt 11.439 triệu tấn cơm dừa khơ (trong đó các nƣớc thuộc APCC đạt 9.442 triệu tấn, chiếm 82,54%). Indonesia là nƣớc dẫn đầu về diện tích dừa với 3,98 triệu hec-ta, Philippines xếp thứ hai với 3,26 triệu hec-ta, Ấn Độ xếp thứ ba với 1,92 triệu ha dừa, kế tiếp là Sri Lanka với 394.836 ha. Sản lƣợng dừa ở các quốc gia quy ra trái (đơn vị 1.000 trái) giai đoạn 2000-2004 đƣợc trình bày trong bảng 7.