GIÁ TRỊ PH, HÀM LƢỢNG AMMONIA VÀ AXIT BÉO BAY HƠI DỊCH

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ngành chăn nuôi - thú y tên đề tài ảnh hƣởng của các mức độ dầu dừa trong khẩu phần trên khả năng tận dụng thức ăn, sự tích lũy đạm và các thông số dịch dạ cỏ của cừu phan rang tăng trƣởng (Trang 50 - 53)

Bảng 16: Hàm lƣợng pH, N-NH3, axit béo bay hơi ở thời điểm 0 giờ và 3 giờ của dịch dạ cỏ cừu trong thí nghiệm Chỉ tiêu Nghiệm thức P  SE DD0 DD1 DD2 DD3 DD4 pH 0 giờ 7,16a 7,07b 7,09b 7,10b 7,11b 0,001 0,012 3 giờ 6,59 6,75 6,78 6,85 6,86 0,216 0,085 N–NH3, mg/100ml 0 giờ 29,3a 26,6b 26,5b 25,7bc 25,3c 0,001 0,272 3 giờ 37,6 a 36,1a 33,4b 33,0b 30,4c 0,001 0,550 VFA, µmol/ml 0 giờ 84,4a 83,3ab 82,5bc 81,2c 78,9d 0,001 0,309 3 giờ 121a 115b 110c 107d 97,7e 0,001 0,134

DD0, DD1, DD2, DD3, DD4: Dầu dừa các mức độ 0, 1, 2, 3, 4 % DM/ kg thể trọng, N-NH3: nitơ dạng

ammonia; VFA: axit béo bay hơi;

Bảng 16 trình bày sự thay đổi các thông số dịch dạ cỏ của cừu trƣớc và sau khi cho ăn 3 giờ ở các nghiệm thức. Qua bảng, giá trị pH dịch dạ cỏ ở thời điểm trƣớc khi cho ăn 0 giờ ở các nghiệm thức DD0, DD1, DD2, DD3 và DD4 lần lƣợt là 7,16; 7,07; 7,09; 7,10 và 7,11 kết quả này phù hợp với Nguyễn Văn Bé (2011) là 6,94-7,37 nhƣng cao hơn Nguyễn Luật Định (2011) là 6,83-7,06. Sau khi cho ăn 3 giờ pH dịch dạ cỏ của cừu trong thí nghiệm có xu hƣớng tăng dần từ DD0 đến DD4 tƣơng ứng là 6,59- 6,86 tuy nhiên không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Theo Osakwe et al., (2004) cho biết giá trị pH dịch dạ cỏ cừu lúc 3 giờ sau khi ăn là 6,49 - 6,75. Điều này cho thấy việc bổ sung dầu dừa đến 4% trong khẩu phần không làm ảnh hƣởng hoạt động vi sinh vật ở môi trƣờng dạ cỏ.

Nồng độ N-NH3 tại thời điểm 0 giờ dao động trong khoảng 25,3-29,3 mg/100ml và có sự khác biệt về mặt thống kê (P<0,05). Ở thời điểm 3 giờ, nồng độ N-NH3 (37,5-30,4 mg/100ml) có khuynh hƣớng giảm ở các nghiệm thức khi tăng dần mức độ dầu dừa và có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả nồng độ N-NH3 phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Phúc (2008) là 34,6-38,5 mg/100ml. Hàm lƣợng N-NH3 ở thời điểm 3 giờ đƣợc biểu diễn thông qua biểu đồ 3.

Biểu đồ 3: Hàm lƣợng N-NH3 ở thời điểm 3 giờ của dịch dạ cỏ cừu trong thí nghiệm

Nhìn chung pH dịch dạ cỏ khơng bị ảnh hƣởng khi bổ sung dầu dừa trong khẩu phần. Bên cạnh đó thì nồng độ N-NH3 và axit béo bay hơi giảm dần khi ở các nghiệm thức có mức độ dầu dừa tăng dần.

Biểu đồ 4: Hàm lƣợng axit béo bay hơi ở thời điểm 3 giờ của dịch dạ cỏ cừu trong thí nghiệm

Hàm lƣợng axit béo bay hơi ở thời điểm trƣớc khi cho ăn 0 giờ và sau khi ăn 3 giờ đều có khuynh hƣớng giảm, và có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cụ thể là, hàm lƣợng axit béo bay hơi ở thời điểm 0 giờ trƣớc khi cho ăn giảm dần từ nghiệm thức DD0 – DD4 là 84,3-8,9 µmol/ml và ở thời điểm 3 giờ là 97,7-121 µmol/ml. Giá trị axit béo bay hơi trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đông Hải (2008) là 111-113 µmol/ml và Nguyễn Luật Định (2011) là 96,6-103,0 µmol/ml.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ngành chăn nuôi - thú y tên đề tài ảnh hƣởng của các mức độ dầu dừa trong khẩu phần trên khả năng tận dụng thức ăn, sự tích lũy đạm và các thông số dịch dạ cỏ của cừu phan rang tăng trƣởng (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)