CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Thảo luận về kết quả nghiên cứu
4.2.2. Thống kê mô tả
Qua kết quả phân tích mẫu thống kê trong nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng. tỷ lệ đối tượng tham gia thực hiện khảo sát năm 2018 có chức vụ kế tốn trưởng và ban giám đốc chiếm tỷ lệ khá cao là 42.48% (lần lượt là 19.61% và 22.87%). Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ tương đương trong kết quả khảo sát của Hoang Van Tuong và cộng sự vào năm 2017 – tỷ lệ này chỉ chiếm 18%. Từ sự khác biệt trên cho thấy hệ thống cán bộ thuộc các cấp quản lý đã dần dần gia tăng sự quan tâm nhất định đối với hệ thống quản trị ứng dụng BSC. Điều này góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung sẽ xem xét quyết định ứng dụng BSC một cách hữu hiệu nhất.
Kết quả khảo sát có sự phân tầng đối tượng khảo sát dựa trên trình độ học vấn và kinh nghiệm của đối tượng tham gia khảo sát, tỷ lệ người thực hiện khảo sát có kinh nghiệm trên 10 năm đạt 9.8% cao hơn tỷ lệ tương ứng trong nghiên cứu của Hoang Van Tuong và cộng sự vào năm 2017 là 7%. Điều này cũng cải thiện được độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Đồng thời, cho thấy những nhân viên hay cán bộ quản lý có kinh nghiệm đã có cái nhìn thiện cảm hơn với BSC, khẳng định sự cần thiết ứng dụng BSC nhằm mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Điều này cho thấy việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng BSC là một hướng đi đúng đắn, kết quả nghiên cứu sẽ thật sự hữu ích và góp phần giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài liệu tham khảo nhằm mục đích tạo sự tự tin trong việc ứng dụng và vận hành BSC trong tương lai.