CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Thảo luận về kết quả nghiên cứu
4.2.3. Kết quả nghiên cứu định lượng
Qua kết quả phân tích đã được trình bày dự kiến ứng dụng BSC ở các doanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh chịu sự tác động bởi: chiến lược kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, nhận thức của cấp quản lý về BSC, chi phí thực hiện BSC, trình độ của kế tốn viên và mức độ áp lực cạnh tranh. Sáu nhân tố trên đều có tương quan thuận chiều đến ứng dụng BSC ở các doanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh với mức độ tác động của từng nhân tố chính bằng hệ số β tương úng. Biến quy mơ doanh nghiệp có hệ số beta chuẩn hóa lớn nhất β = 0.383 chứng tỏ biến này có tác động thuận chiều với mức độ mạnh nhất đến ứng dụng BSC ở DNSX tại TP.HCM. Mức độ tác động thuận chiều mạnh thứ hai đến ứng dụng BSC ở DNSX tại TP.HCM là nhân tố mức độ áp lực cạnh tranh với hệ số beta tương ứng là β = 0.270. Nhân tố trình độ của kế tốn viên có mức độ tác động thuận chiều mạnh thứ 3 đến ứng dụng BSC ở DNSX tại TP.HCM với hệ số beta tương ứng là β = 0.245. Thứ 4 là nhân tố nhận thức của cấp quản lý về BSC có mức độ tác động thuận chiều đến ứng dụng BSC ở DNSX tại TP.HCM với hệ số beta tương ứng là β = 0.181. Nhân tố chiến lược kinh doanh có mức tác động thuận chiều xếp thứ 5 đến ứng dụng BSC ở DNSX ở TP.HCM với hệ số beta tương ứng là β = 0.135. Cuối cùng là nhân tố chi phí tổ chức thực hiện BSC có mức độ tác động thuận chiều đến ứng dụng BSC ở DNSX ở TP.HCM thấp nhất trong 6 nhân tố của mơ hình nghiên cứu với với hệ số beta tương ứng là β = 0.122.
Nhân tố quy mơ doanh nghiệp: có tác động thuận chiều với mức độ mạnh nhất, quy mô doanh nghiệp tỷ lệ thuận với doanh thu hàng năm, số lượng nhân viên và tổng tài sản của doanh nghiệp. Một DNSX có quy mơ càng lớn thì có xu hướng đối diện với nhiều khó khăn hơn do hệ thống quản lý của doanh nghiệp càng phức tạp hơn. địi hỏi phải có hệ thống kiểm sốt chặt chẽ trong quản lý và đo lường hiệu quả hoạt động SXKD. Hệ thống BSC đáp ứng được những yêu cầu mà một doanh nghiệp có quy mơ lớn đang cần. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố quy mơ doanh nghiệp có mối tương quan thuận chiều với ứng dụng BSC ở những DNSX tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của tác giả phù hợp với những kết
quả của cơng trình nghiên cứu đã cơng bố trước đây ở cả trong nước và nước ngoài như: Trần Ngọc Hùng (2016), Hoque & James (2000) và Koske & Muturi (2015). Với những DNSX tại TP.HCM hiện nay hoạt động trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì việc cân nhắc gia tăng quy mơ doanh nghiệp và ứng dụng mơ hình quản trị thông minh BSC lại là một trong những phương tiện góp phần khẳng định vị thế và hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.
Nhân tố nhận thức của cấp quản lý về BSC: có mức độ tác động thuận chiều mạnh thứ 3 đến ứng dụng BSC ở DNSX tại TP.HCM. Từ kết quả phân tích của bài nghiên cứu cho thấy khi cấp quản lý của doanh nghiệp càng hiểu biết sâu sắc về BSC, đánh giá cao lợi ích có được từ BSC, có nhu cầu và sẵn sàng chấp nhận một mức phí cao để ứng dụng BSC thì khả năng ứng dụng BSC ở các DNSX tại TP.HCM càng cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố nhận thức của cấp quản lý về BSC có mối tương quan tích cực với ứng dụng BSC ở các doanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với các công bố trước đây của Trần Ngọc Hùng (2016) và Tanyi (2011). Đặc điểm DNSX tại TP.HCM lại chiếm một tỷ lệ khá cao là những doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ được phát triển từ mơ hình kinh doanh truyền thống. Chính đặc điểm này góp phần khẳng định một thực tế là nhận thức của cấp quản lý doanh nghiệp nói chung, và chủ doanh nghiệp nói riêng sẽ tác động hoàn toàn đến việc thiết lập một hệ thống KTQT, hay cụ thể là ứng dụng BSC trong quản trị doanh nghiệp. Việc nâng cao trình độ, nhận thức và sự hiểu biết của cấp quản lý doanh nghiệp về BSC là thật sự cần thiết nhằm mục đích dẫn dắt doanh nghiệp vận hành theo hướng hiệu quả nhất.
Nhân tố chiến lược kinh doanh: Kết quả cho thấy khi doanh nghiệp sản xuất lựa chọn chiến lược kinh doanh cụ thể: chiến lược kinh doanh sản phẩm khác biệt, chiến lược kinh doanh dẫn đầu về chi phí, cung cấp dịch vụ hậu mãi sau bán hàng hay chú trọng thị hiếu của người tiêu dùng thì khả năng ứng dụng thành cơng BSC càng cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố chiến lược kinh doanh có mối tương quan dương với ứng dụng BSC ở các doanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với những nghiên cứu trước như Zainun
Tuan Mat (2010), Van Tuong. H.. Nam. D. H.. & Hien. N. T. (2017). Đối với đặc điểm kinh doanh của DNSX nhằm mục đích chính là đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì chiến lược kinh đúng đắn và linh hoạt sẽ là lợi thế đầu tiên của doanh nghiệp trên đấu trường kinh tế hiện nay. Ứng dụng BSC sẽ là một công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp kịp thời nhận được những thông tin cần thiết và phù hợp với việc đưa ra bất kỳ một quyết định kinh doanh nào, đó là cơ hội để doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững trong tương lai.
Nhân tố chi phí thực hiện BSC: kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng doanh nghiệp cần phân tích giữa chi phí và lợi ích khi ứng dụng BSC vào quản trị doanh nghiệp, chi phí cho việc đào tạo thực hiện, chi phí phục vụ cho việc đầu tư vào cơng nghệ và chuyên gia tư vấn thực hiện BSC càng thấp thì khả năng ứng dụng BSC vào doanh nghiệp càng cao. Kết quả nghiên cứu này phù hợp và góp phần củng cố thêm độ tin cậy trong kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Hùng (2016) và phù hợp với kết quả công bố của Koske & Muturi (2015). Đầu tư chi phí cơng nghệ và mời chuyên gia để tư vấn khi phát triển một hệ thống quản trị mới như BSC thì thật sự là một vẫn đề đáng để cân nhắc đối với những doanh nghiệp sản xuất có quy mơ vừa và nhỏ. Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình tài chính, nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình là lựa chọn cách thức thực hiện BSC sao cho chi phí khơng lớn hơn lợi ích nhận được. Khơng ít doanh nghiệp vì ngại chi phí mà bỏ qua cơ hội ứng dụng BSC để quản trị doanh nghiệp chặt chẽ hơn, doanh nghiệp phát triển bền vững hơn và cạnh tranh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy mức độ ảnh hưởng của nhân tố này lại không cao so với những nhân tố cịn lại. Có thể đây cũng là một hướng tích cực hơn cho việc ứng dụng BSC khi các doanh nghiệp có xu hướng sẵn sàng chấp nhận đầu tư chi phí để nhận được một hệ thống quản trị BSC giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn.
Nhân tố trình độ của kế tốn viên: từ kết quả phân tích trên, tác giả nhận thấy kế tốn viên sở hữu trình độ chun mơn càng cao và sở hữu một lượng kiến thức nhất định về BSC sẽ càng làm tăng khả năng ứng dụng thành công BSC ở các DNSX tại TP.HCM. Nhân tố trình độ của kế tốn viên có mức độ tác động thuận
chiều mạnh thứ 3 đến ứng dụng BSC ở DNSX tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ismail & King (2007) và Đào Khánh Trí (2015). Nếu doanh nghiệp sản xuất sở hữu kế tốn viên có trình độ, nhận thức và sự hiểu biết về sự hữu ích và tính khả thi của BSC nói riêng và KTQT nói chung thì đó sẽ là một thuận lợi của doanh nghiệp. Họ có thể trở thành tư vấn viên vừa nắm rõ thực tế nguồn nhân lực tại doanh nghiệp, vừa gắn kết mục tiêu của cá nhân họ với mục tiêu của doanh nghiệp để hỗ trợ cấp quản lý vận hành BSC thành cơng hơn. Từ đó giúp cho doanh nghiệp tiến gần hơn với một vị thế vững chắc trên thị trường cạnh tranh hiện nay.
Nhân tố cuối cùng là mức độ áp lực cạnh tranh: kết quả của bài nghiên cứu cho thấy, mức độ cạnh tranh có mối tương quan thuận chiều với khả năng ứng dụng BSC, trong đó bao gồm mức độ hạnh động với mục đích cạnh tranh của đối thủ, cạnh tranh về giá, cạnh tranh về thị phần và số lượng đối thủ cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Kamilah Ahmad (2012), Trần Ngọc Hùng (2016) và Van Tuong. H.. Nam. D. H.. & Hien. N. T. (2017). Trong môi trường cạnh tranh năng động và gắn liền với thách thức như TP.HCM hiện nay thì DNSX đang đối diện với khơng ít khó khăn để đứng vững và kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên thách thức luôn đi kèm với một cơ hội mà doanh nghiệp phải thật tinh tế để nhận ra và cải thiện hệ thống quản lý của doanh nghiệp mình. Đổi mới bằng cách vận dụng KTQT hay cụ thể hơn là thiết lập một hệ thống BSC riêng, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp sẽ là cơ hội tận dụng áp lực cạnh tranh để tạo thành lợi thế phát triển bền vững cho chính doanh nghiệp mình.
TÓM LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha của các biến trong mơ hình nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng mơ hình phân tích nhân tố khám phá EFA. Cuối cùng là ứng dụng mơ hình phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến ứng dụng BSC ở các DNSX tại TP.HCM. Từ kết quả phân tích được tác giả tiến hành so sánh với kết quả nghiên cứu từ những nghiên
cứu khác trong và ngoài nước để khẳng định lại các nhân tố tác động đến ứng dụng BSC ở các DNSX tại TP.HCM. Đây là nền tảng để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng BSC để đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp trong chương tiếp theo.