Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến động lực làm việc của chuyên viên các trường đại học trực thuộc đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Nghiên cứu định tính

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh các yếu tố. Trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát và phát triển thang đo nháp các yếu tố này. Cuối cùng, tác giả tiến hành hiệu chỉnh về mặt nội dung ngữ nghĩa của các phát biểu theo ý kiến của các đáp viên. Công cụ tác giả sử dụng trong nghiên cứu định tính là thảo luận nhóm với dàn bài thảo luận chuẩn bị sẵn. Nghiên cứu định tính được thực hiện như sau:

Thảo luận nhóm với 13 chuyên viên, bao gồm: 3 chun viên phịng Tổ chức hành chính và 10 chuyên viên đang làm việc tại các phòng ban khác trong các trường

đại học trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM nhằm khám phá, điều chỉnh các yếu tố; các biến quan sát (khía cạnh phản ảnh) theo mơ hình mà tác giả đề nghị ở mục 2.5. Trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát và phát triển thang đo các yếu tố này đồng thời đánh giá nội dung và các phát biểu trong thang đo để điều chỉnh thành thang đo chính thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng ở phần tiếp theo. Việc thảo luận này giúp tác giả loại bớt các biến không rõ nghĩa, trùng lắp giữa các biến quan sát gây hiểu nhầm cho người được phỏng vấn, đồng thời hiệu chỉnh được một số câu từ cho sáng nghĩa, phản ánh chính xác bản chất vấn đề cần nghiên cứu.

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả thảo luận nhóm với các chuyên viên đã khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của chuyên viên đang làm việc tại các trường đại học trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM là những yếu tố quan trọng. Ngoài ra có 3 chuyên viên cho rằng nên thêm thành phần văn hóa và mơi trường làm việc. Nhưng 10 chuyên viên còn lại đều cho rằng yếu tố văn hóa và mơi trường làm việc bao trùm lên tất cả các yếu tố về chế độ đãi ngộ, quan hệ cơng việc và đặc điểm cơng việc. Vì vậy, sẽ không bổ sung hai yếu tố đó vào thang đo động viên của Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy.

Đối với từng yếu tố, các chuyên viên sẽ tiến hành điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát trong thang đo các yếu tố mà tác giả đề nghị theo mơ hình lý thuyết. Việc điều chỉnh và bổ sung này nhằm mục đích cá biệt hoá các thang đo cho phù hợp để đo lường động lực làm việc của chuyên viên đang làm việc tại các trường đại học trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM.

Kết quả khảo sát định tính 13 chuyên viên đều đồng ý với các khái niệm về cơng việc; quan hệ cơng việc; chính sách, chế độ đãi ngộ, thương hiệu và động viên nhân viên.

Sau khi thảo luận nhóm, tác giả đã hiệu chỉnh và bổ sung thêm một số vấn đề như sau:

với trách nhiệm; được chủ động trong công việc.

Thang đo về chính sách, chế độ đãi ngộ: về từ ngữ, các đáp viên cho rằng câu hỏi “Các chương trình đào tạo tại Trường anh/chị hiện nay là rất tốt” dễ gây nhầm lẫn với “chương trình giáo dục đào tạo” tại các trường, vì phạm vi nghiên cứu chính là các trường đại học. Vì vậy nên sửa lại thành “Các chương trình huấn luyện, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ tại Trường anh/chị hiện nay là rất tốt”. Ngồi ra có 13/13 chun gia đề nghị bổ sung thêm biến cơ hội phát triển nghề nghiệp tại trường.

Thang đo về quan hệ công việc: Các đáp viên đồng ý với các yếu tố đo lường quan hệ công việc tác giả đưa ra. Tuy nhiên, theo họ các yếu tố phong cách lãnh đạo, thái độ và chuyên môn của lãnh đạo và đồng nghiệp cũng tác động đến động lực làm việc của họ. Họ lý giải rằng các chuyên viên sẽ có động lực làm việc và trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nếu như họ được làm việc với những người chuyên nghiệp và thân thiện. Vì vậy, tác giả bổ sung thêm 5 biến quan sát sau: (1) Phong cách của lãnh đạo giúp anh chị có động lực làm việc tốt hơn; (2) Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hịa nhã; (3) Anh/chị được lãnh đạo đối xử công bằng, không phân biệt; (4) Đồng nghiệp của anh/chị thoải mái và dễ chịu; (5) Anh/ chị cảm thấy có nhiều động lực trau dồi chuyên môn khi được làm việc với các đồng nghiệp của mình.

Thang đo về thương hiệu: về mặt từ ngữ 13/13 đáp viên đề xuất thay từ thương hiệu bằng danh tiếng nhà trường và hoàn toàn đồng ý với các biến đo lường thương hiệu tác giả đề xuất. Ngoài ra, cũng như ở thang đo về chính sách, chế độ đãi ngộ; các đáp viên cho rằng câu hỏi “Anh/chị đánh giá cao chất lượng đào tạo của Trường” nên sửa đổi lại thành “Anh/chị đánh giá cao chất lượng dịch vụ và giáo dục đào tạo của Trường”.

Sau khi nghiên cứu định tính, kết hợp với mơ hình nghiên cứu đề xuất đã hiệu chỉnh tác giả xây dựng được bảng phỏng vấn chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng. Nội dung bảng khảo sát chính thức được trình bày trong phần phụ lục 4.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến động lực làm việc của chuyên viên các trường đại học trực thuộc đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)