CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.3 Kết quả điều chỉnh mơ hình nghiên cứu
Dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, có thể kết luận một số điểm sau:
Thứ nhất, các yếu tố tạo nên tính cốt lõi của động lực làm việc của chuyên viên các trường đại học trực thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM bao gồm 6 yếu tố thay vì 4 yếu tố như mơ hình ban đầu đề nghị.
Thứ hai, có sự phân tách nhóm trong yếu tố chính sách chế độ đãi ngộ thành 2 yếu tố mới:
- Yếu tố thứ nhất thể hiện sự đóng góp của yếu tố lương - thưởng và phúc lợi đến động lực làm việc của chuyên viên. Yếu tố này thể hiện trên các phương diện: PO1 - tiền lương được trả tương xứng, PO2 – có thể sống hồn tồn dựa vào thu nhập, PO3 – khen thưởng rõ ràng, công khai, cơng bằng, PO4 – chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm của trường. Yếu tố này được đặt tên là LUONGTHUONG (lương thưởng).
- Yếu tố thứ hai thể hiện các chính sách về cơ hội đào tạo, phát triển và thăng tiến tại trường tác động đến động lực làm việc của chuyên viên thể hiện trên các phương diện: PO5 – chính sách thăng tiến cơng bằng, PO6 – có nhiều cơ hội để phát triển, PO7 – chương trình huấn luyện, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ tốt, PO8 – sự hài lịng về chính sách chế độ đãi ngộ. Yếu tố này được đặt tên là CHINHSACH (chính sách đào tạo, phát triển và thăng tiến).
Thứ ba, có sự phân tách nhóm trong yếu tố quan hệ trong công việc thành 2 yếu tố mới:
- Yếu tố thứ nhất thể hiện sự đóng góp của lãnh đạo đến động lực làm việc của chuyên viên. Yếu tố này thể hiện trên các phương diện: RE1 – phong cách lãnh đạo, RE2 – sự hỗ trợ của lãnh đạo, RE3 – sự tôn trọng và tin cậy của lãnh đạo, RE4 – tác phong của lãnh đạo, RE5 – sự công bằng trong đối xử của lãnh đạo. Yếu tố này được đặt tên là LANHDAO (lãnh đạo).
- Yếu tố thứ hai thể hiện sự đóng góp của đồng nghiệp đến động lực làm việc của chuyên viên. Yếu tố này thể hiện trên các phương diện: RE5 –sự phối hợp làm việc tốt của đồng nghiệp, RE6 – sự giúp đỡ lẫn nhau của đồng nghiệp, RE7 – sự thoải mái, dễ chịu của đồng nghiệp; RE8 – động lực trau dồi chuyên môn khi làm việc với đồng nghiệp. Yếu tố này được đặt tên là DONGNGHIEP (đồng nghiệp).
Việc hình thành các yếu tố mới từ các yếu tố ban đầu trong mơ hình đề nghị cũng rất hay thường xuyên xảy ra trong các nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, việc có sự thay đổi so với mơ hình gốc của Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011) chính là do nghiên cứu của Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011) là nghiên cứu tổng quát các cán bộ nhân viên đang làm việc toàn thời gian trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, cịn trong nghiên cứu này thì được tiến hành trên một lĩnh vực
chuyên biệt, cụ thể là đối tượng chuyên viên đang làm việc tại các trường đại học trực thuộc Đai học Quốc gia TP.HCM nên những yếu tố tác động đến động lực làm việc của họ cũng có đặc trưng riêng, tách bạch giữa các yếu tố lương thưởng, chính sách, lãnh đạo và đồng nghiệp.
Dựa vào lập luận trên, mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được tác giả điều chỉnh lại phục vụ cho việc phân tích hồi quy bội nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong phần tiếp theo:
Hình 4.1 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Công việc Lương thưởng Chính sách Lãnh đạo Đồng nghiệp Danh tiếng nhà trường Động lực làm việc
Các giả thuyết nghiên cứu được điều chỉnh lại như sau:
H1: Cơng việc càng phù hợp thì động lực làm việc càng tăng và ngược lại. H2: Lương thưởng càng hợp lý thì động lực làm việc càng tăng và ngược lại.
H3: Chính sách đào tạo, phát triển và thăng tiến càng hợp lý thì động lực làm việc càng tăng và ngược lại.
H4: Hành vi lãnh đạo càng phù hợp thì động lực làm việc càng cao và ngược lại.
H5: Mối quan hệ với đồng nghiệp càng tốt thì động lực làm việc càng cao và
ngược lại.
H6: Danh tiếng nhà Trường càng lớn mạnh càng làm gia tăng động lực làm làm việc và ngược lại.