Thang đo về danh tiếng cuả trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến động lực làm việc của chuyên viên các trường đại học trực thuộc đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Nghiên cứu định lượng

3.3.4.4 Thang đo về danh tiếng cuả trường

Theo nghiên cứu của Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011) về động viên nhân viên, thương hiệu có 03 biến quan sát thể hiện: niềm tự hào về thương hiệu của công ty; sự tin tưởng vào tương lai phát triển của công ty; đánh giá cao sản phẩm, dịch vụ của công ty. Tác giả kế thừa toàn bộ các biến quan sát này để đưa vào nghiên cứu.

Bảng 3.4: Thang đo về danh tiếng của trường

Danh tiếng của Trường (Brand) Ký hiệu

Anh chị tự hào về danh tiếng của Trường BR1

Anh chị tin tưởng vào tương lai phát triển của Trường BR2

Anh/chị đánh giá cao chất lượng dịch vụ và giáo dục đào tạo của Trường BR3

3.3.2.5 Thang đo động lực làm việc của chuyên viên

Thang đo này đo lường mức độ động viên khuyến khích chung, được đo lường bằng 3 biến quan sát (Trần Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011). Tác giả kế thừa toàn bộ các biến quan sát này để đưa vào nghiên cứu.

- Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện tại; - Anh/chị thấy được động viên trong công việc;

- Anh/chị thường làm việc với tâm trạng tốt nhất.

Bảng 3.5: Thang đo động lực làm việc

Động lực làm việc của chuyên viên (Work Motivation) Ký hiệu

Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện tại MO1

Anh chị thấy được động viên trong công việc M02

Anh chị thường làm việc với tâm trạng tốt nhất MO3

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày được: tổng quát về quy trình nghiên cứu; thiết kế nghiên cứu định tính và kết quả của nghiên cứu định tính; thiết kế nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính đươc tiến hành bằng cách thảo luận nhóm với các chuyên viên nhằm nhận diện các yếu tố tác động đến động lực làm việc của các chuyên viên đang làm việc tại các trường đại học trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM; phát triển thang đo chính thức các yếu tố này. Ngoài ra, nghiên cứu định lượng được thiết kế nhằm phục vụ cho việc phân tích dữ liệu được trình bày trong chương 4.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu. Nội dung chương 4 bao gồm: (1) Thống kê mẫu nghiên cứu; (2) Phân tích hệ số cronbach’s alpha nhằm đánh giá sơ bộ thang đo; (3) Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm nhận diện các yếu tố tác động; (4) Phân tích hồi quy bội nhằm kiểm định sự tác động của yếu tố này; (5) Kiểm định sự khác biệt về động lực làm việc của các đối tượng chuyên viên có những đặc trưng khác nhau dựa vào phương pháp T-test và ANOVA.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến động lực làm việc của chuyên viên các trường đại học trực thuộc đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)