CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Nghiên cứu định lượng
3.3.2 Thiết kế mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm thời gian và chi phí trong nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Cách chọn mẫu thuận tiện về cơ bản là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của tác giả.
Mẫu nghiên cứu được tác giả chọn là các chuyên viên đang làm việc tại các trường đại học trực thuộc ĐHQG TP.HCM. Việc phỏng vấn được thực hiện bằng hai cách đó là phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua thư điện tử.
Về kích cỡ mẫu nghiên cứu, có rất nhiều quan điểm về việc lựa chọn kích cỡ mẫu. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đa số cho rằng kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011), cụ thể:
- Đối với phân tích hồi quy bội: theo Harris (1985) thì kích thước mẫu phục vụ cho phân tích hồi quy bội theo cơng thức: n ≥ 104 + m (với m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc), hoặc n ≥ 50 + m, nếu m < 5.
- Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA, Hair và cộng sự (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát.
- Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội và kiểm định sự khác nhau đối với từng đối tượng chuyên viên. Đối với phương pháp phân tích hồi quy bội, tác giả có 4 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, do đó kích cỡ mẫu theo như Hair (1985) là 109 mẫu. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, kích cỡ mẫu theo như Hair và cộng sự (1998) là 135 cho 27 biến quan sát (mỗi biến quan sát cần tối thiểu 5 mẫu). Do trong nghiên cứu có sử dụng nhiều phương pháp, do đó kích thước mẫu lớn hơn sẽ được chọn (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Như vậy kích thước mẫu tối thiểu phải là 135 mẫu.