Nghiên cứu của tác giả được thể hiện qua sơ đồ sau
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 3.3 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng hình thức thảo luận nhóm với các cán bộ của huyện Long Điền và các doanh nghiệp có kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện nhằm mục đích điều chỉnh, chỉnh sửa các thang đo Mơi trường, Kinh tế, Văn hoá- Xã hội và Thể chế. Nghiên cứu được tiến hành qua các bước sau:
Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Đưa ra cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm tập trung) Thang đo nháp Phỏng vấn thử (n=20) Thang đo chính thức Định lượng chính thức (n=310)
Kiểm tra độ thích hợp của mơ hình, trọng số CFA, độ tin cậy tổng hợp, đơn hướng, giá trị hội tụ và phân biệt
Mơ hình cấu trúc SEM
Bước 1: Đối tượng tham gia thảo luận được phân thành 2 nhóm gồm: Nhóm 1
gồm 8 cán bộ của huyện Long Điền và nhóm 2 gồm đại diện 7 doanh nghiệp có kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Long Điền. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần, phần đầu gồm các câu hỏi để người được hỏi trả lời có đồng ý hay khơng với các thành phần trong mơ hình nghiên cứu kế thừa từ nghiên cứu gốc của Cottrell (2013), có đề xuất thêm thành phần nào mới hay không. Phần 2 của bảng hỏi đưa ra các câu hỏi liên quan đến các thang đo kế thừa từ nghiên cứu gốc của Cottrell (2013) và yêu cầu người tham gia thảo luận xem các câu hỏi này về từ ngữ sử dụng, cách hiểu cũng như đưa ra sự điều chỉnh nếu cần.
Bước 2: Thảo luận về nội dung của các câu hỏi liên quan đến các thang đo Môi
trường, Kinh tế, Văn hoá- Xã hội và Thể chế và Sự hài lòng của cộng đồng địa phương nhằm mục đích điều chỉnh lại từ ngữ đồng thời kiểm tra mức độ hiểu đúng ý nghĩa của các câu hỏi trong các thang đo.
Cuối cùng, tác giả hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi, đưa ra bảng câu hỏi để phỏng vấn sơ bộ trên 20 người dân có tham gia vào du lịch tại huyện Long Điền.