III Tổng số lao động 651 812 1.479 1.742 2.015 2
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trong chương này tác giả sẽ trình bày kết luận của nghiên cứu, trên cơ sở đó sẽ đưa các khuyến nghị chính sách, một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1 Kết luận
Tương tự như một số nghiên cứu đi trước của nước ngoài (Cottrell & Vaske, 2006; Huayhuaca et al., 2010; Shen & Cottrell, 2008) và trong nước (Lê Chí Cơng & ctg (2017), Phạm Hồng Long (2012) cũng như dựa trên khung lý thuyết của Spangenberg and Valentin's (1999), các lý thuyết về PTBV, trao đổi xã hội và mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) kết quả của nghiên cứu này đã củng cố và ủng hộ PTDLBV cần được đánh giá trên bốn khía cạnh Kinh tế, Văn hố- Xã hội, Mơi trường và Thể chế lấy vai trị của cộng đồng địa phương làm trọng tâm. Tuy nhiên, các khía cạnh của PTDLBV gồm Kinh tế, Văn hố- Xã hội, Môi trường và Thể chế không phải lúc nào cũng xuất hiện đầy đủ và có ý nghĩa trong các nghiên cứu trước đây, ngoại trừ một số ít nghiên cứu của nước ngoài (Cottrell & ctg, 2013). Trong khi nghiên cứu về phát triển du lịch của huyện Long Điền theo hướng bền vững này tác giả đã chỉ ra được cả bốn khía cạnh của PTDLBV đều có ảnh hưởng đến mức độ tham gia của cộng đồng địa phương thể hiện qua sự hài lòng mà họ mong muốn nhận được khi tham gia PTDLBV của địa phương.
Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu là chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia vào PTDLBV của huyện là đến từ các lợi ích về mặt Kinh tế, Văn hố- Xã hội, Môi trường và Thể chế. Sau khi tiến hành kiểm định các thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và CFA đã đi đến khẳng định các nhân tố: Kinh tế, Văn hố- Xã hội, Mơi trường và Thể chế là phù hợp để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố này lên sự hài lòng của của dân khi tham gia PTDLBV. Kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu qua mơ hình cấu trúc SEM cho thấy 4/4 giả thuyết đã được ủng hộ, khơng có sự vi phạm giả thuyết nào.
Cụ thể là sự hài lòng của cư dân khi tham gia PTDLBV của huyện Long Điền chịu ảnh hưởng về mặt lợi ích của cả bốn khía cạnh gồm Kinh tế , Văn hố- Xã hội, Mơi trường và Thể chế trong đó Thể chế ít có ảnh hưởng nhất, phù hợp với một số các nghiên cứu đi trước như: Spangenberg and Valentin's (1999); Cottrell & ctg (2013). Từ đây kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ đối với các cơ quan ban ngành, địa phương của huyện, Sở du lịch thì sự hài lịng của cư dân là một thành phần quan trọng trong việc PTDLBV của huyện. Để đảm bảo sự hài lòng của cư dân khi tham gia PTDLBV cần có sự quản lý, kế hoạch cụ thể của các ban ngành, địa phương trong huyện trong việc giám sát các lợi ích mà họ có thể nhận được. PTDLBV gồm bốn khía cạnh Kinh tế, Văn hố- Xã hội, Mơi trường và Thể chế là một cơng cụ hữu ích cho các nhà quản lý của huyện trong việc tạo ra một khuôn khổ tổng thể các tiêu chí PTDLBV và các tiêu chuẩn liên quan. Kết quả này giúp cho các sở ban ngành, địa phương, nhà quản lý cần PTDLBV dựa trên cả bốn khía cạnh lợi ích này vì đây có thể xem như là tập hợp đầy đủ nhất những gì mà PTBV nói chung và PTDLBV nói riêng cần hướng đến. Dựa vào các tiêu chí của PTDLBV này, cơ quan ban ngành, địa phương cần lắng nghe thêm ý kiến từ cộng đồng địa phương để hoàn thiện thêm các tiêu chí cho phù hợp với PTDLBV của huyện. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả sẽ đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm phát huy vai trò của cộng đồng địa phương trong PTDLBV của huyện.