Ước lượng mô hình chính thức bằng Bootstrap

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện long điền theo hướng bền vững (Trang 65 - 67)

III Tổng số lao động 651 812 1.479 1.742 2.015 2

4.3.4 Ước lượng mô hình chính thức bằng Bootstrap

Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2006) trong nghiên cứu định lượng bằng phương pháp lấy mẫu người ta thường chia mẫu ra làm hai mẫu con. Một nửa dùng để ước lượng các tham số trong mơ hình và nửa cịn lại dùng để đánh giá lại. Điều này đối với mơ hình cấu trúc SEM thường là khơng thực tế vì SEM địi hỏi cỡ mẫu lớn (Anderson & Gerbing 1988) vì thế phương pháp Bootstrap do Schumacker & Lomax (1996) đề xuất sẽ phù hợp hơn. Ý tưởng của Bootstrap là lấy mẫu lại có thay thế trong đó mẫu khảo sát ban đầu đóng vai trị là tổng thể. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Bootstrap với số lượng mẫu lặp lại là n =200 , kết quả ước lượng được thể hiện trong bảng sau

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định bằng Bootstrap

Mối quan hệ Mean SE SE-SE Bias SE-Bias

Hài lịng Mơi trường ,443 ,077 ,005 ,001 ,008 Hài lịng Văn hố- Xã hội ,575 ,065 ,005 ,005 ,007 Hài lòng Kinh tế ,344 ,036 ,003 -,003 ,004 Hài lòng Thể chế ,061 ,021 ,001 ,004 ,002

Nguồn: Tính tốn của tác giả trên phần mềm AMOS trích từ phụ lục 08

Kết quả ước lượng bằng Bootstrap trong bảng 4.15 trong mơ hình trúc tuyến tính SEM cho thấy mối quan hệ giữa bốn khía cạnh của PTDLBV gồm Mơi trường, Văn hố- Xã hội, Kinh tế và Thể chế với Sự hài lịng của cư dân đều có ý nghĩa ở mức p=0.000 (xem phụ lục 08) hay nói cách khác bốn giả thuyết sau đều được chấp nhận

H1: Môi trường có tác động tích cực đến sự hài lịng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững

H2: Kinh tế có tác động tích cực đến sự hài lịng của cư dân khi tham gia phát

← ← ← ←

H3: Văn hoá xã hội có tác động tích cực đến sự hài lịng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững

H4: Thể chế có tác động tích cực đến sự hài lịng của cư dân khi tham gia phát

triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững 4.3.5 Thảo luận kết quả

PTDLBV là một mục tiêu không dễ dàng khi vừa phải dung hồ các lợi ích về yếu tố Kinh tế, Mơi trường, Văn hố- Xã hội, Thể chế vừa đảm bảo sự phát triển của du lịch. Chiến lược PTBV của Việt Nam nói chung và PTBV của huyện Long Điền nói riêng vẫn cịn đang gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại bởi mặc dù đã có định hướng nhưng việc thực hiện như thế nào cho hiệu quả vẫn đang là một bài tốn khó. Nghiên cứu của tác giả tại huyện Long Điền, một địa phương có đủ điều kiên thuận lợi để PTDLBV là một đóng góp nhỏ trong việc định hướng một hướng đi cụ thể hơn cho huyện để giải quyết bài toán này. Nghiên cứu đã chỉ ra PTDLBV của huyện phải dựa trên cả bốn khía cạnh lợi ích mang lại cho cộng đồng gồm Kinh tế, Văn hố- Xã hội, Mơi trường và Thể chế. Khi các mặt lợi ích này được đáp ứng thì cộng đồng cư dân địa phương cũng như các ban ngành liên quan sẽ có được một sự đồng thuận cao trong định hướng phát triển du lịch của huyện theo hướng bền vững. Lợi ích của các khía cạnh này tạo ra một mơi trường du lịch không chỉ đảm bảo về mặt kinh tế cho cộng đồng mà cịn giúp giữ gìn các giá trị Văn hoá - Xã hội của địa phương cũng như một môi trường du lịch thân thiện với môi trường. Đồng thời PTDLBV cịn giúp cho huyện có cho mình một Thể chế phù hợp để thúc đẩy du lịch của huyện tạo ra một hướng đi bền vững, có sự đồng lịng, nhất trí và hỗ trợ tích cực từ các ban ngành của huyện trong việc kết hợp với các công ty, doanh nghiệp kinh doanh du lịch hướng đến một ngành du lịch đậm đà bản sắc Văn hoá- Xã hội của địa phương và mang lại lợi ích cao về mặt Kinh tế.

Bên cạnh đó, PTDLBV với các tiêu chí cụ thể của bốn khía cạnh Kinh tế, Văn hố- Xã hội, Mơi trường, Thể chế sẽ giúp cho cộng đồng địa phương dễ dàng trong việc thực hiện để đảm bảo có một cuộc sống tốt hơn về mọi mặt cho cá nhân, gia đình. Nghiên cứu đã chỉ rõ PTDLBV không thể thực hiện được nếu không dựa trên sự đồng

thuận của cộng đồng địa phương hay có thể nói vai trị của cộng đồng địa phương là rất quan trọng để du lịch của huyện phát triển được theo hướng bền vững. Sự hài lịng của cộng đồng dựa trên những gì họ nhận được sẽ giúp cho việc tham gia PTDLBV của huyện có sức lan toả rất lớn đến mọi tầng lớp cư dân trong huyện và giúp cho việc định hướng phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện được hiện thực hoá một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Vai trò đầu tàu định hướng PTDL theo hướng bền vững của các sở, ban ngành có liên quan trong huyện sẽ giúp ích rất nhiều cho cộng đồng trong việc tham gia vào PTDLBV của huyện. Từ đó cộng đồng sẽ hiểu hơn về những lợi ích mà họ có thể nhận được đặc biệt hơn khi mà trước đây cộng đồng chỉ quan tâm đến lợi ích về mặt Kinh tế, bỏ qua các giá trị mà du lịch có thể mang lại về các khía cạnh khác đó là giúp bảo tồn, phát huy các giá trị Văn hoá- Xã hội, bảo vệ Môi trường du lịch cũng như đảm bảo một sự PTDLBV, lâu dài. Sự hài lòng của cộng đồng về các lợi ích mà mình nhận được sẽ giúp cho mỗi bản thân cư dân địa phương tự ý thức trong việc giữ gìn mơi trường du lịch trong sạch, nuôi dưỡng và phát huy các giá trị Văn hoá- Xã hội của địa phương để du lịch không chỉ mang lại cuộc sống ấm no cho cư dân mà còn giúp cho cư dân yên tâm ổn định, gắn bó hơn với q hương mình, một q hương với rất nhiều các tiềm năng du lịch nhưng chưa được khai thác một cách hiệu quả nhất có thể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch huyện long điền theo hướng bền vững (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)