Tiềm năng du lịch tự nhiên (biển, núi, rừng, sông,..): Huyện Long Điền có đường bờ biển dài hơn 11 km, có nhiều thắng cảnh đẹp và nhiều bãi biển tương đối bằng phẳng, cát trắng,... vẫn còn nét nguyên sơ, chưa được khai thác nhiều như: Bãi biển Long Hải, Bãi biển Phước Tỉnh, Phước Hưng… với nhiều loại hải sản đa dạng, làm tăng thêm vẻ đẹp của cảnh quan, tính hấp dẫn cho các bãi tắm, thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. Bên cạnh đó, có các dãy núi trải dài từ xã Tam Phước đến thị trấn Long Hải (giáp ranh núi Minh Đạm thuộc huyện Đất Đỏ), có diện tích đất thích hợp trồng các loại cây có giá trị kinh tế như lúa, rau, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả,… chiếm hơn 3.203 ha (khoảng 41,26% tổng diện tích tồn huyện), cịn diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 856,7 ha (khoảng hơn 11,12% tổng diện tích tồn huyện) với độ che phủ rừng hơn 10,3 % diện tích tự nhiên gắn liền với việc bảo vệ rừng, bảo
vệ tài nguyên động, thực vật rừng có lợi thế rất thuận lợi cho việc khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Sông Cửa Lấp lớn đổ ra biển kèm theo nhiều phù sa, phù du từ trong lục địa nên có nguồn hải sản phong phú, gồm nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: cá, tôm, mực,... Đặc biệt khu vực các địa phương ven biển (thị trấn Long Hải, xã Phước Tỉnh, Phước Hưng) hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển nghề cá, du lịch biển tại địa phương. Cịn xã An Ngãi, thị trấn Long Điền có rừng ngập mặn, hình thành cho việc sản xuất muối ở địa phương. Đây là những thế mạnh để huyện Long Điền phát triển du lịch biển kết hợp với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn khác như: thả diều, câu cá, thể thao dưới nước… phù hợp loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái rừng.
Tiềm năng du lịch nhân văn: Huyện Long Điền là vùng đất đã được lưu dân vùng Ngũ Quảng khai phá đất đai, xây dựng làng, xã, ruộng, vườn và hình thành nên những nét đặc trưng về văn hóa của cư dân địa phương, mà cụ thể những đặc trưng còn lưu giữ là các di tích Lịch sử - Văn hóa, Danh lam thắng cảnh… những di tích này là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, giúp cho chúng ta biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất nước và góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Du khách đến với huyện Long Điền khơng phải chỉ vì nơi đây có thắng cảnh đẹp, có hải sản tươi ngon mà cịn bởi ở đây có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn do các di tích, danh thắng có giá trị cao. Các di tích, danh thắng là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, tạo sức hút đông đảo các đối tượng khách du lịch khác nhau, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài đến địa phương.
Các di tích lịch sử văn hố: Huyện Long Điền cịn giữ được rất nhiều di tích lịch sử văn hố, nhiều đền, chùa, lăng miếu và các sinh hoạt văn hoá dân tộc ở từng làng xã. Hiện nay trên địa bàn huyện có 09 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và cấp tỉnh nằm rãi rác các địa phương vùng ven biển, vùng nơng thơn gồm: 02 di tích Lịch sử - Văn hóa, Danh lam Thắng cảnh cấp Quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cơng nhận đó là: chùa Long Bàn tại thị trấn Long Điền, Dinh Cô tại thị trấn Long Hải. 07 di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh được UBND tỉnh cơng
nhận đó là: Di tích Lịch sử - Cách mạng Trường Văn Lương, di tích Lịch sử - Văn hóa Đình thần Long Điền, di tích Lịch sử - Văn hóa Bàu Thành (thị trấn Long Điền), di tích Lịch sử - Văn hóa Tổ Đình Thiên Thai (xã Tam Phước), di tích Lịch sử - Văn hóa Chùa Long Hịa, di tích Lịch sử và Thắng cảnh Núi Chân Tiên (xã An Ngãi), di tích Lịch sử - Văn hóa Đình Hắc Lăng và Mộ Châu Văn Tiếp (xã Tam Phước). Các di tích này có giá trị văn hóa rất lớn đối với du lịch, hợp lại thành bộ sưu tập quý giá trong kho tàng di sản văn hoá Việt Nam. Nhiều di vật bên trong một số di tích vẫn được bảo quản nguyên vẹn, thích hợp loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp du lịch tâm linh hành hương, du lịch văn hóa – lễ hội ở địa phương. Tuy nhiên hiện nay nhiều di tích đang bị xuống cấp. Nếu chúng ta trùng tu, tơn tạo và giữ gìn nó để phát triển tuyến du lịch văn hố thì chắc chắn sẽ có nhiều người ngưỡng mộ và thu hút được một số lượng khách du lịch rất lớn đến khu vực này để phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương và khách du lịch. Bên cạnh đó có các Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hóa, là hình thức giáo dục giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trị chơi đua tài, giải trí... Cũng giống như các vùng khác trên cả nước, các lễ hội của người dân vùng biển Long Điền rất đa dạng và phong phú, thu hút nhiều khách du lịch, đặc biệt là lễ hội Dinh Cô Long Hải tập trung vào những tháng sau tết cổ truyền, diễn ra trong vào các ngày 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch (còn gọi là ngày Vía Cơ hay Lệ Cơ) và thường gắn liền với sản xuất và các hoạt động văn hoá dân gian. Đây là một trong những lễ hội được chọn là tiêu biểu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, vùng miền đơng nam bộ nói chung. Hằng năm, Lễ hội Dinh Cơ được tổ chức trang trọng, là nét đặc sắc sinh hoạt văn hóa dân gian miền biển với nhiều tiết mục: rước kiệu, múa hát bả trạo, múa lân... thu hút rất đơng du khách trong và ngồi nước đến du lịch tham quan, cúng viếng tại nơi đây.
Các tài nguyên nhân văn khác: Huyện Long Điền với ngành nghề truyền thống khai thác, đánh bắt hải sản xa bờ, cịn có các ngành nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật ẩm thực,... cũng tạo nên sự hấp dẫn du khách bốn phương. Huyện Long Điền còn lưu giữ nhiều làng nghề, nhưng do mai một theo thời gian và ảnh hưởng cuộc
sống kinh tế, nên hiện nay chỉ còn lại một số làng nghề truyền thống như làm bánh tráng An Ngãi, bánh hỏi An Nhứt, làng nghề đúc đồng Long Điền... Những ngành nghề truyền thống ở đây khá đa dạng và có khả năng khai thác phục vụ du lịch không chỉ như là các mặt hàng lưu niệm mà cịn có giá trị về mặt cội nguồn văn hoá như tổ chức cho du khách tham quan các làng nghề kết hợp tham dự những lễ hội và di tích có liên quan đến các vị tổ nghề truyền thống.