III Tổng số lao động 651 812 1.479 1.742 2.015 2
4.3.3 Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
Mơ hình SEM được sử đụng để kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu lý thuyết cũng như các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất kế thừa các nghiên cứu đi trước. Phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) được sử dụng trong việc ước lượng các hệ số của mơ hình.
↔ ↔ ↔ ↔ ↔ ↔
Hình 4.3 Kết quả mơ hình SEM
Kết quả mơ hình SEM trong hình 4.3 cho thấy mơ hình lý thuyết trong nghiên cứu này khá phù hợp với dữ liệu được thu thập thông qua các chỉ số đều đạt yêu cầu, cụ thể là Chi-square = 1607,154; df = 304; p_value=0.000; GFI = 0,940; CFI =0,954; RMSEA =0.018 (theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 2006). Như vậy kết quả này cho thấy mơ hình lý thuyết trong nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu được thu thập và có thể sử dụng dữ liệu thu thập để kiểm định các mối quan hệ giữa các khái niệm về mặt lý thuyết mà mơ hình nghiên cứu đề xuất.
Hệ số ước lượng của các tham số trong mơ hình SEM để kiểm định các khái niệm về mặt lý thuyết trong mơ hình nghiên cứu được thể hiện ở các bảng sau
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố Mối quan hệ Hệ số ước lượng Sai lệch chuẩn Giá trị tới hạn Mức ý nghĩa Giả thuyết Ủng hộ/ Bác bỏ Hài lịng Mơi trường ,442 ,039 11,381 *** H1 Ủng hộ Hài lòng Văn hoá- Xã hội ,570 ,039 14,438 *** H2 Ủng hộ Hài lòng Kinh tế ,347 ,022 15,689 *** H3 Ủng hộ Hài lòng Thể chế ,056 ,014 3,985 *** H4 Ủng hộ
Nguồn: Tính tốn của tác giả trên phần mềm AMOS trích từ phụ lục 08 (*): có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%
(**): có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (***): có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%
Dựa vào kết quả này ta thấy các giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu lý thuyết mà nghiên cứu đề xuất đều phù hợp và có ý nghĩa ở mức 1%. Trong đó khía cạnh Văn hố- Xã hội có ảnh hưởng mạnh nhất đến Sự hài lòng của cư dân, tiếp theo sau là Môi trường, Kinh tế và cuối cùng là Thể chế. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ các giả thuyết nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng bền vững phải dựa trên cả bốn khía cạnh Kinh tế, Văn hố- Xã hội, Môi trường và Thể chế được đưa ra bởi các nghiên cứu nước ngoài như: Cottrell & ctg (2007, 2008, 2013); Lindberg, K., & Johnson, R. L. (1997); Gursoy, D., & Rutherford, D. G. (2004); Spangenberg (2002) đặc biệt là phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững của Chính phủ Việt Nam (Chương trình nghị sự 21).
Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết H1 khi chỉ ra cộng đồng địa phương tham gia PTDLBV mà họ nhận thấy được rằng nó giúp ích cho việc bảo vệ mơi trường du
← ← ← ←
du lịch xanh, sạch, đẹp và hạn chế tối đa ơ nhiễm khơng khí thì họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi tham gia vào phát triển du lịch tại huyện Long Điền theo hướng bền vững với β1 = 0,442 , t =11,381 , p_value <0,01 và phù hợp với nghiên cứu của Cottrell & ctg (2007, 2008, 2013); Bender& ctg, 2008; Choi& Muray, 2010; Lê Chí Cơng & ctg (2017).
Với giả thuyết H2 gợi ý rằng khi tham gia phát triển du lịch tại huyện Long Điền theo hướng bền vững nếu cộng đồng nhận thấy nó mang lại lợi ích cho họ về mặt Văn hoá - Xã hội thể hiện qua các giá trị Văn hoá- Xã hội của địa phương được bảo tồn, phát huy cũng như có sự gắn kết và tìm hiểu nhiều hơn của du khách về các giá trị này thì họ cảm thấy rất hài lịng khi tham gia. Kết quả nghiên cứu với với β2 = 0,570 , t =14,438 , p_value <0,01 đã ủng hộ cho giả thuyết H2 và kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Cottrell & ctg (2007, 2008, 2013); Bender& ctg, 2008; Choi& Muray, 2010; Lê Chí Cơng & ctg (2017); Spangenberg (2002) .
Giả thuyết H3 kỳ vọng rằng khi nhận thức về lợi ích kinh tế từ PTDLBV tăng lên thì cộng đồng rất hài lòng khi được tham gia phát triển du lịch của huyện theo hướng bền vững. Lợi ích kinh tế này đến từ nhiều khía cạnh từ việc tăng cơ hội việc làm, tạo ra thêm thu nhập cũng như giúp các sản phẩm địa phương được biết đến nhiều hơn làm cho cộng đồng mong muốn được phát triển du lịch theo hướng bền vững để đảm bảo có một cuộc sống tốt hơn cho cá nhân, gia đình và xã hội. Kết quả nghiên cứu với β3 = 0,347 , t =15,689 , p_value <0,01 đã ủng hộ cho giả thuyết H3 và kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Cottrell & ctg (2007, 2008, 2013); Bender& ctg, 2008; Choi& Muray, 2010; Lê Chí Cơng & ctg (2017); Phạm Hồng Long, 2012.
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cũng đã ủng hộ giả thuyết H4 có vai trị khá quan trọng trong phát triển du lịch theo hướng bền vững đó là Thể chế. Phát triển du lịch tại huyện Long Điền theo hướng bền vững địi hỏi phải có một Thể chế phù hợp về sự kết hợp giữa địa phương và các công ty kinh doanh du lịch để tạo ra một môi trường du lịch không chỉ đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch mà cịn góp phần định hướng cho cộng đồng địa phương một hướng đi cụ thể, rõ ràng khi tham gia dẫn đến một sự hài lòng cao của cộng đồng. Mặc dù tác động của khía cạnh
Thể chế là thấp nhất trong các khía cạnh lên sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát triển du lịch theo hướng bền vững với β4= 0,056 , t =3,985 , p_value <0,01 nhưng nghiên cứu đã ủng hộ cho giả thuyết H4 và phù hợp với một số nghiên cứu của nước ngoài như Cottrell & ctg (2013).