Kiểm định Cronbach „s Alpha đối với các thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến chấp nhận sử dụng internet banking của khách hàng cá nhân tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 65)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.3 Nghiên cứu thực nghiệm

4.3.2 Kiểm định Cronbach „s Alpha đối với các thang đo

Các thang đo đều có ít nhất 3 biến đo lường trở lên nên đều có thể tính tốn Cronbach „s Alpha cho chúng bởi vì theo Nguyễn Đình Thọ (2011) “Để tính Cronbach „s Alpha cho một thang đo thì thang đo phải có tối thiểu là ba biến đo lường”. Kiểm định Cronbach „s Alpha được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang

đo trong nghiên cứu. Hệ số Cronbach „s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng

và Chu Nguyễn Mộng Ngọc , 2008).

Biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 là không đạt và tiêu chuẩn chọn thang đo là có độ tin cậy Cronbach „s Alpha từ 0.6 trở lên. Hệ số Cronbach „s Alpha càng cao thì thang đo càng tốt. Tuy nhiên, nếu Cronbach „s Alpha quá cao (lớn hơn 0,95) thì thang đo đó cũng khơng tốt vì các biến đo lường hầu như là một, có khả năng xuất hiện biến thừa trong thang đo (Nunnally & Burnstein, 1994). Tóm lại, kết quả của kiểm định Cronbach „s Alpha sẽ giúp loại bỏ những biến không phù

hợp, biến rác trong thang đo. Các biến phù hợp còn lại sẽ tiếp tục được dùng cho bước phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

Bảng 4.3: Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach ‘ s Alpha

Biến quan sát Tƣơng quan biến –tổng

hiệu chỉnh Hệ số Cronbach „s Alpha Kỳ vọng về hiệu quả sử dụng HQSD1 0,556 0,778 HQSD2 0,476 HQSD3 0,665 HQSD4 0,649 Kỳ vọng về sự nỗ lực khi sử dụng NLSD1 0,519 0,801 NLSD2 0,672 NLSD3 0,645 NLSD4 0,640 Ảnh hƣởng xã hội AHXH1 0,687 0,749 AHXH2 0,614 AHXH3 0,251 AHXH4 0,701 Điều kiện hỗ trợ DKHT1 0,614 0,701 DKHT2 0,613 DKHT3 0,508 DKHT4 0,255 Rủi ro bảo mật RRBM1 0,762 0,879 RRBM2 0,689

RRBM3 0,854 Chấp nhận sử dụng internet banking CNSD1 0,660 0,772 CNSD2 0,590 CNSD4 0,576 (Nguồn: Rút trích từ kết quả SPSS (phụ lục 4))

Thang đo kỳ vọng về hiệu quả sử dụng

Thang đo này có hệ số Cronbach „s Alpha là 0,778 (lớn hơn 0,6) và các hệ số tương quan biến - tổng của từng biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên thang đo được chấp nhận về độ tin cậy và cả 4 biến quan sát HQSD1, HQSD2, HQSD3, HQSD4 đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Thang đo kỳ vọng về sự nỗ lực khi sử dụng

Thang đo này có hệ số Cronbach „s Alpha là 0,801 (lớn hơn 0,6) và các hệ số tương quan biến - tổng của từng biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên thang đo được chấp nhận về độ tin cậy và cả 4 biến quan sát NLSD1, NLSD2, NLSD3, NLSD4 đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Thang đo ảnh hƣởng xã hội

Thang đo với đầy đủ 4 biến có hệ số Cronbach „s Alpha là 0,749. Trong thang đo này, hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát: AHXH1, AHXH2, AHXH4 đều lớn hơn 0,3, chỉ có hệ số tương quan biến - tổng của biến quan sát AHXH3 là bằng 0,251 (nhỏ hơn 0,3) . Như vậy, biến AHXH3 sẽ bị loại và sau khi loại biến này, hệ số Cronbach „s Alpha của thang đo mới đã tăng từ 0,749 lên 0,856 (lớn hơn 0,6) (phụ lục 4). Các biến còn lại là AHXH1, AHXH2, AHXH4 sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá tiếp theo tiếp theo.

Thang đo điều kiện hỗ trợ

Thang đo với đầy đủ 4 biến có hệ số Cronbach „s Alpha là 0,701. Trong thang đo này, hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát: DKHT1, DKHT2, DKHT3 đều lớn hơn 0,3, chỉ có hệ số tương quan biến - tổng của biến quan sát DKHT4 là bằng 0,255 (nhỏ hơn0,3) . Như vậy, biến DKHT4 sẽ bị loại và sau khi

loại biến này, hệ số Cronbach „s Alpha của thang đo mới đã tăng từ 0,701 lên 0,779 (lớn hơn 0,6) (phụ lục 4). Các biến còn lại là DKHT1, DKHT2, DKHT3 sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Thang đo nhận thức về rủi ro bảo mật

Thang đo này có hệ số Cronbach „s Alpha là 0,879 (lớn hơn 0,6) và các hệ số tương quan biến - tổng của từng biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên thang đo được chấp nhận về độ tin cậy và cả 3 biến quan sát RRBM1, RRBM2, RRBM3 đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Thang đo chấp nhận sử dụng internet banking

Thang đo này có hệ số Cronbach „s Alpha là 0,772 (lớn hơn 0,6) và các hệ số tương quan biến - tổng của từng biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên thang đo được chấp nhận về độ tin cậy và cả 3 biến quan sát CNSD1, CNSD2, CNSD3 đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến chấp nhận sử dụng internet banking của khách hàng cá nhân tại thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)